Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 8) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.48 KB, 7 trang )

Giải phẫu tổng hợp hệ thống và
định khu chi dưới
(Kỳ 8)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
6. NHÌN TỔNG QUÁT VỀ THẦN KINH CHI DƯỚI
Các nhánh thần kinh, vận động và cảm giác ở chi dưới tách ở đám rối
thắt lưng và đám rối cùng.
* Đám rối thần hình thắt lưng (plexus lumbalis): do các ngành trước
của 4 dây sống thắt lưng đầu tiên (LI, II, III, IV) tạo nên. Các ngành này lại chia ra
các nhánh trước và sau.
- Các nhánh sau tạo thành thần kinh chậu hạ vị, thần kinh chậu bẹn thần
kinh đùi bì ngoài và thần kinh đùi.
- Các nhánh trước tạo thành thần kinh sinh dục đùi, thần kinh bịt, ngành
trước LIV - LV tạo thành thân thắt lưng cùng (truncus lumbosacralis).
Các nhánh tận của đám rối thắt lưng đều là các dây vừa cảm giác vừa
vận động (trừ dây đùi bì là hoàn toàn cảm giác).
- Thần kinh chậu hạ vị và chậu bẹn (nervus iliohypogatricus và ilio
inguinalis) hay dây bụng sinh dục lớn và bé tách ra từ nhánh sau của thần kinh
LI tới vận động các cơ ở thành bụng và cảm giác của da ở bụng, ở bìu
(hoặc

1. TK gian sư
2. TK dư

3. TK ch
ậu hạ vị
4. TK ch
ậu bẹn
5. TK đùi b
6. TK sinh d


7. Thân th
ắt
8. TK đùi

9. TK bịt
10. TK ng
ồi
Hình 3.52. Sơ đồ cấu tạo đám rối thần kinh thắt lưng môi lớn ở phụ nữ), ở
mông và ở vùng trên trong của đùi.
- Thần kinh đùi bì ngoài (n. cutaneus femorií lateralis): do nhánh sau thần
kinh LII, III hợp lại tạo nên, là dây cảm giác của đùi ngoài và phần ngoài cua
mông.
- Thần kinh đùi (n. femoralis) do các nhánh sau dây sống thắt lưng II,
III, IV tạo nên, vận động cơ thắt lưng chậu và tất cả cơ vùng trước đùi, cơ lược và
một phần cơ khép dài (cùng với dây bịt). Dây đùi là dây duỗi cẳng chân (tương tự
như dây quay ở cánh tay) và phần nào tham gia vào động tác khép đùi Là dây
cảm giác của da ở vùng trước trong đùi (dây cơ bì ngoài và trong) ở đầu gối và ở
cẳng chân trong (dây hiển). Dây đùi nằm trong bao cơ thắt lưng chậu, và tách xa
bó mạch đùi bởi dải chậu lược. Nên khi tìm động mạch đùi nếu thấy nhiều
nhánh thần kinh, thì lạc quá ra ngoài, phải đi vào trong mới thấy động mạch.
- Thần kinh sinh dục đùi (n. genito femoralis) tách từ nhánh trước các dây
thần kinh sống LI, II, vừa vận động và cảm giác ở tam giác đùi Scarpa và ở tạng
sinh dục (thừng tinh và bìu).
- Thần kinh bịt (n. obturatorius) hợp bởi nhánh trước các dây thần kinh
sống LII, III,IV tạo nên, vận động các cơ ở đùi trong và cảm giác của khớp hông,
khớp gối và ở mặt trong đầu gối.
Dây bịt là dây khép đùi, chạy qua đường dưới mu và có thể bị ép vào
xương (gây đau ở mặt trong đùi và khớp gối) khi có thoát vị bịt.



1. TK hạ sườn 12
2. TK chậu hạ vị
3. TK chậu bẹn
4. Cơ thắt lưng chậu
5. TK đùi bì ngoài
6. TK đùi
7. Cơ lược
8. Cơ may
9. Cơ thẳng đùi
10. Cơ rộng ngoài
11. Cơ rộng giữa
12. Các nhánh bì trước
13. Cơ rộng trong
14. TK mác chung (hông khoeo ng
oài)
15. TK mác nông (cơ bì)
16. Cơ mác dài
17. Cơ mác ngắn
18. TK bì mu chân giữa
19. TK bì mu chân ngoài (nhánh tận c

20. Các TK mu ngón chân
21. Cơ duỗi ngắn ngón chân
22. TK bì mu chân trong
23. Cơ mác trước
24. Cơ duỗi dài ngón cái
25. Cơ duỗi dài ngón chân
26. Cơ chầy trước
27. TK mác sâu (chày trước)
28. Nhánh bì cẳng chân trong

29. TK hiển
30. Nhánh bì đùi trong
31. Cơ khép lớn
32. Cơ khép dài
33. Cơ thon
34. Cơ khép ngắn
35. Cơ bịt ngoài
36. Các nhánh sinh dục đùi
37. TK bịt
38. TK sinh dục đùi
39. Đám rối thắt lưng
Hình 3.53. Đám rối thắt lưng và chi phối TK chi dưới (mặt trước)

×