Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.07 KB, 5 trang )

Giải phẫu tổng hợp hệ thống và
định khu chi dưới
(Kỳ 1)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
1. XƯƠNG, KHỚP CHI DƯỚI
Do đặc điểm chi dưới gấp ra sau nên mặt trước các xương chi dưới tương
ứng với mặt sau các xương chi trên. Chi dưới được dính vào thân mình bởi đai
chậu. Đai chậu được cấu tạo bởi 2 xương chậu tiếp khớp với xương cùng của cột
sống nên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để chịu đựng sức nặng của cơ thể. Đai
chậu tạo như một cái chậu (chậu hông) ở giữa đai chậu thắt hẹp gọi là eo trên chia
chậu hông ra làm 2 phần: chậu hông lớn ở trên chứa đựng và nâng đỡ các nội tạng
trong ổ bụng; chậu hông bé ở dưới chứa đựng các tạng niệu dục và trực tràng.
Eo trên rất quan trọng trong sản khoa,
nếu eo trên quá nhỏ hoặc méo đầu thai nhi không qua được trong giai đoạn
chuyển dạ phải can ệp bằng mổ đẻ. Có thể xác định được kích thước của eo trên
bằng cách đo các kích thước của đai chậu.
Thân xương đùi có 3 mặt ngược với xương cánh tay, bờ sau có nhiều
mấu gồ ghề (đường ráp) để các cơ bám nên khi cắt đoạn xương đùi phải cưa
đường ráp sau đó mới cưa thân xương. Cổ xương đùi nằm trong bao khớp ở trước
nhưng ở sau để hở 1/3 ngoài, nên khi gãy cổ xương bao khớp thường toạc ở phía
trước mà không rách ở phía sau. Khớp chậu đùi cũng thuộc loại khớp chỏm, có
sụn viền giống khớp vai nhưng có thêm dây chằng buộc chỏm đùi vào ổ
cối.
Ở cẳng chân xương chày là xương chính chịu lực nên là xương rắn chắc
nhất cơ thể. Xương mác nhỏ không chịu lực, chủ yếu cùng xương chày tham gia
tạo thành mộng chày mác kẹp chặt 2 bên xương sên, phía sau có mắt cá thứ

1. Xương chậu
2. Xương đùi
3. Xương bánh chè


4. Xương chày
5. Xương mác
6. Xương cổ chân
Hình 3.46. Xương chi dưới
3 (gờ sau mặt dưới xương chày) giữ thăng bằng bàn chân khi ta đi đứng. Ba
mắt cá chân, nhất là mắt cá ngoài dài và xuống thấp hơn cả có tác dụng giữ chiều
cho trục cẳng chân nên khi tổn thương thường nặng nề nhất.
Chỉ có xương chày và xương bánh chè tiếp khớp với xương đùi (khớp gối),
là khớp lưỡng lồi nên có sụn chêm dính vào mâm chày để tăng diện khớp.
Sụn chêm bị xô đẩy khi gấp, duỗi cẳng chân nên dễ tổn thương khi làm động tác
nhanh, mạnh, đột ngột tạo thành chướng ngại trong khớp cần phải điều trị hoặc
vứt bỏ.
Bàn chân có rất nhiều xương và chia thành 3 nhóm trong đó có 7 xương cổ
chân, 5 xương đốt bàn chân và 14 xương đốt ngón chân. Trong đó xương sên là
chìa khóa của bàn chân chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, nằm giữa xương chày và
xương gót nên rất dễ tổn thương. Mộng chày mác kẹp chặt xương sên và khớp cổ
chân là khớp ròng rọc để thực hiện động tác gấp duỗi bàn chân mà ròng rọc ở
xương sên rộng ở phía trước hơn phía sau nên khi trật ra sau xương sên làm toạc
mộng chày mác, bẻ gẫy mắt cá hoặc xương mác, đồng thời lôi cả bàn chân đi theo
vì khớp sên gót được chằng buộc bằng dây chằng hàng rào rất dày và chắc có tác
dụng xoay bàn chân.
Các xương đốt bàn chân khi tiếp khớp với nhau tạo nên cung vòm bàn chân
mà nhịp trong là nhịp chuyển tác dụng như một lò so dẻo, chắc chịu đựng sức
nặng của cơ thể khi ta nhảy hoặc đứng kiễng chân. Nhịp ngoài là nhịp tựa, tựa lên
mặt phẳng ở gót, bờ ngoài và các đầu xương đốt bàn chân, ngón chân khi ta đi
đứng. Do có vòm gan chân nên mạch máu thần kinh bàn chân không bị tỳ đè, nếu
vòm bị sụp thì bàn chân bị bẹt và có thể gây đau khi đi, đứng lâu.

×