Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Xây dựng thương hiệu quốc gia: Phải biết mình đang ở đâu? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.65 KB, 5 trang )

Xây dựng thương hiệu quốc gia: Phải biết mình đang ở
đâu?
Xem kết quả: / 0
Bình thường Tuyệt vời
B? phi?u
Thứ năm, 01 Tháng 7 2010 09:05
Vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ thuộc về Chính phủ mà trách nhiệm này
phải có sự chung tay của toàn xã hội.


Xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ thuộc về Chính phủ mà trách nhiệm này phải có sự chung tay của toàn xã hội. Ảnh: Ca Hảo.
Ý kiến này được bà Phạm Thị Ngọc Mỹ, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing
đưa ra tại thảo luận bàn tròn với chủ đề xây dựng thương hiệu quốc gia do Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Trí Việt phối hợp với Saigon Media tổ chức tại
TP.HCM ngày 30/6.

Cách tiếp thị hình ảnh của Việt Nam có vấn đề
Bà Mỹ cho biết thêm, hiện Việt Nam có rất ít doanh nghiệp (DN) mũi nhọn, đa số là DN
nhỏ và vừa. Để tiếp thị hình ảnh Việt Nam ra thế giới, trước mắt DN hãy tiếp thị thật tốt
thương hiệu của mình ở thị trường trong nước. Nếu người Việt Nam thừa nhận thương
hiệu Việt Nam tốt thì chắc chắn thế giới sẽ biết đến.

Tuy nhiên, hiện nay ngay cả người dân Việt Nam cũng còn mù mờ về thương hiệu quốc
gia thì làm sao tiếp thị hình ảnh với thế giới. Chính điều này đã khiến nhiều người trên thế
giới hiểu sai về Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Khánh Kinh, Giám đốc Công ty Quản lý Đầu tư và Tài chính, cho đến
thời điểm này, vẫn còn không ít người biết đến Việt Nam qua chiến tranh. Khi đến Việt
Nam, họ mới ngạc nhiên rằng, Việt Nam không như những gì họ nghĩ.

Bà Morvarid Kaykha, chuyên gia tư vấn cao cấp, Design Bridge (Singapore) cho biết


thêm, nếu lên Google gõ từ "Vietnam", 99% kết quả có được liên quan đến chiến tranh.
Điều này cho thấy, thông tin về Việt Nam đã quá cũ nhưng không được cập nhật.

"Chỉ khi đến Việt Nam thì mới hiểu Việt Nam như thế nào. Cách tiếp thị hình ảnh của
Việt Nam với thế giới đang có vấn đề. Phải sửa ngay những hiểu lầm của thế giới về Việt
Nam bằng những câu chuyện mới hơn.", bà Morvarid Kaykha nói.

Theo ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, những câu chuyện ấy
chúng ta không thể thêu dệt, mà chúng phải được chính thế giới kể ra khi họ đến Việt
Nam.

Ông dẫn chứng, một lãnh đạo DN của Nhật khi sang Việt Nam để tìm hiểu môi trường
đầu tư và hợp tác với FPT, đã được ông Nam dẫn đi tham quan. Trong quá trình đi chơi
ông này luôn kêu dừng xe để ngắm những cánh đồng lúa, khiến ông Nam cảm thấy lạ.

Tuy nhiên, sau chuyến đi tham qua đó, DN này và
FPT đã trở thành đối tác lâu dài cho đến tận thời điểm
này. Sau này, ông Nam mới biết rằng, chính những
cánh đồng lúa đã làm nên câu chuyện về Việt Nam,
bởi lúa là linh hồn của người Nhật.
"Thế giới không cần nghe những câu
chuyện từ Việt Nam, vấn đề là chúng ta
có gì kể với thế giới!"- Đặng Lê Nguyên
Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên

Không to tát như ta tưởng
Ông Phan Chánh Dưỡng, Giảng viên Chương trình Fullbright, cho rằng những thương
hiệu quốc gia của các nước phát triển nhất như Mỹ, Nhật, Đức hay nhỏ hơn như Thụy Sỹ,
Singapore đều được xây dựng từ những sản phẩm tiêu dùng bình thường đến sản phẩm
khoa học kỹ thuật cao.


Lấy ví dụ từ Phú Mỹ Hưng - thương hiệu đã gắn liền với tên tuổi Phan Chánh Dưỡng, ông
cho biết, thực ra Phú Mỹ là địa danh của một xã, Hưng có nghĩa là hưng thịnh. Ghép lại
có nghĩa là xã Phú Mỹ hưng thịnh.

Một cái tên rất bình thường xuất phát từ một địa danh không ai biết, nhưng hiện giờ thì ai
cũng biết và Phú Mỹ Hưng trở thành một thương hiệu ít nhất là tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, Phú Mỹ Hưng trở thành một thương hiệu không phải vì cái tên Phú Mỹ Hưng
mà vì chất lượng và uy tín.

Hay như Apple, không phải vì cái tên hay hình ảnh quả táo bị cắn mất một miếng mà
thương hiệu này nổi tiếng khắp thế giới như hiện nay, mà vì chất lượng và độc đáo. Ông
Dưỡng ví von, nếu bây giờ chiếc điện thoại Iphone mang hình ảnh quả chuối bị cắn mất
một miếng thì nó vẫn nổi tiếng như thường.

"Việt Nam phải nhận thức được mình đang ở vị trí nào và chúng ta có chấp nhận ở đó mãi mãi hay không?". Ảnh: Ca Hảo

Khi đã có được thương hiệu DN, thương hiệu quốc gia sẽ đi kèm. Ông Nguyễn Quốc
Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng kiến trúc AA cho biết, chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy sự tương thích giữa thương hiệu DN và quốc gia: Thụy Sỹ gắn với ngân
hàng, đồng hồ, Nhật là những sản phẩm điện tử công nghệ cao

Điều đó cho thấy, chính những thương hiệu DN mang lại danh tiếng cho quốc gia, chẳng
hạn như khi nói đến Nokia người ta nghĩ ngay đến Phần Lan, hay samsung của Hàn
Quốc Đặc biệt là lĩnh vực điện ảnh của Hàn Quốc khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Đây
là đất nước đáng để Việt Nam học hỏi trong vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia.

Ông Lý Quý Trung, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Nam An cho rằng, Việt Nam có thể
học hỏi đất nước này ở khía cạnh định hướng của Chính phủ, bởi suốt mấy chục năm qua,
Hàn Quốc luôn có những định hướng rõ ràng và cụ thể. Trong khi đó, Việt Nam thì chưa

biết phải làm gì cho đến tận bây giờ?

Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, Hàn Quốc là trường hợp điển hình
nhất trong vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia bằng thương hiệu DN mà Việt Nam cần
phải học hỏi, tuy nhiên chúng ta phải học cho đủ và có chọn lọc, không thể học từ A đến
Z.

Đồng quan điểm, ông Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch
HĐQT NVD Architects & Planners cho rằng, thương
hiệu quốc gia là của riêng Việt Nam, chứ không rập
khuôn theo một nước nào đó.

Phải biết mình đang ở đâu
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển giáo dục Trí Việt cho
rằng, Việt Nam phải biết mình đang cần cái gì, điểm mạnh là gì và điểm yếu ở đâu để rút
ra được cốt lõi của vấn đề, nhằm xây dựng thương hiệu quốc gia theo đúng hướng.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo VietNamNet cho hay, Việt
Nam phải nhận thức được mình đang ở vị trí nào và chúng ta có chấp nhận ở đó mãi mãi
hay không?

"Vấn đề nằm ở chỗ, nếu Việt Nam có khát vọng vươn lên với một định hướng cụ thể,
trong 20 năm chẳng hạn, chúng ta sẽ quyết tâm cùng nhau, từ người dân đến lãnh đạo đất
nước, sẽ xây dựng được thương hiệu quốc gia cho dân tộc Việt Nam", ông Tuấn nói.

Ông Lý Quý Trung cũng cho rằng, Việt Nam chưa xác định được mũi nhọn trong vấn đề
xây dựng thương hiệu quốc gia là cái gì. Đến lúc chúng ta không thể chung chung được
nữa. Theo ông Trung, Việt Nam có thể lấy ẩm thực để xây dựng thương hiệu quốc gia, với
điểm nhấn châu Á sẽ thu hút được sự thu hút của thế giới. Bởi châu Á là khu vực đang lên
và tương lai rất sáng trên thế giới.


"Chiến tranh cũng là một trong những
khía cạnh mà nhiều người biết đến Việt
Nam, tuy nhiên chúng ta không thể để
họ cứ nghĩ đến chiến Việt Nam là nghĩ
đến chiến tranh."- Dương Trung Quốc,
Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam

×