Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài giảng chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.26 KB, 7 trang )

BÀI GIẢNG SỐ 03:
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
I_ Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất
Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều
cần sử dụng các yếu tố nguồn lực khác nhau, kết hợp các yếu tố này theo các tỷ lệ và
phương thức thích hợp. Trong quá trình sản xuất các yếu tố nguồn lực này bị tiêu hao đi
để tạo ra những loại sản phẩm, hàng hóa nhất định đáp ứng nhu cầu của con người.
VD: Để sản xuất ra một chiếc áo cần các chí phí về các yếu tố như: nguyên vật
liệu (vải, chỉ…), công lao động của công nhân, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất (máy
may), chi phí điện, nước phục vụ sản xuất, chi phí theo dõi, giám sát công việc…
Như vậy để tạo nên sản phẩm hàng hóa, người sản xuất phải bỏ ra các chi phí về
tư liệu lao động, đối tượng lao động, trả tiền công lao động và sự hình thành nên các chi
phí là tất yếu khách quan.
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản tiêu hao các
nguồn lực về lao động và vật chất trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh
nghiệp trong một thời kì nhất định.
1.2 Bản chất của chi phí sản xuất:
Về bản chất các chi phí sản xuất (CPSX) chính là sự chuyển dịch giá trị của
các yếu tố nguồn lực sản xuất vào sản phẩm, hàng hóa được tạo ra. Chi phí sản xuất
phát sinh thường xuyên và gắn liền với hoạt động sản xuất của DN, nó là nhân tố
cơ bản để xác định giá thành sản phẩm và cơ sở để xác định giá bán sản phẩm hợp
lý.
Ngoài ra mức tiêu hao các chi phí sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của DN. Tiết kiệm chi phí sản xuất là con đường cơ bản
nhất để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của DN.
1
II_ Phân loại chi phí sản xuất
Trong một DN khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) luôn phát sinh
rất nhiều loại chi phí khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò… Để thuận lợi
cho công tác quản lý và hạch toán chi phí, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí theo


những tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau của quản lý doanh
nghiệp (hạch toán chi phí, tính giá thành, phân tích chi phí, lập dự toán sản xuất
Việc phân loại được thực hiện bằng cách sắp xếp chi phí vào từng loại, nhóm khác
nhau theo những đặc trưng nhất định.
2.1 Phân loại chi phí theo yếu tố
=> là cách phân loại chi phí sản xuất chỉ căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu
của các chi phí mà không tính đến công dụng cụ thể và địa điểm phát sinh của các
chi phí đó. Theo phương pháp này thì CPSX của DN được chia thành 8 yếu tố sau:
− Nguyên liệu chính mua ngoài.
− Vật liệu phụ mua ngoài.
− Nhiên liệu mua ngoài.
− Năng lượng mua ngoài.
− Tiền lương cho tất cả các lao động trong DN.
− Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bao gồm toàn bộ các
khoản trích theo lương theo quy định hiện hành của tất cả các lao động trong
DN.
− Khấu hao tài sản cố định.
− Các chi phí khác bằng tiền gồm tất cả các chi phí cho hoạt động sản xuất mà
chưa được xếp vào các yếu tố trên.
Áp dụng: Phương pháp này cho phép phân loại chi phí theo nội dung nguyên
thủy của chi phí đồng thời cho biết quy mô chi tiêu trong một thời kì nhất định của
DN. Phương pháp này thường được dùng để lập dự toán CPSX cho từng bộ phận
và toàn DN.
2
2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục.
=> là phương pháp phân loại chi phí căn cứ vào công dụng cụ thể và địa
điểm phát sinh các loại chi phí mà không xem xét đến nội dung kinh tế ban đầu của
các chi phí tức là không kể chúng được mua ngoài hay tự sản xuất. Theo phương
pháp này CPSX bao gồm 11 khoản mục sau đây:
− Nguyên liệu chính dùng vào sản xuất trực tiếp ra sản phẩm.

− Vật liệu phụ dùng để sản xuất ra sản phẩm.
− Nhiên liệu dùng vào sản xuất trực tiếp ra sản phẩm.
− Năng lượng dùng vào sản xuất trực tiếp ra sản phẩm.
− Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp ra sản phẩm.
− Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp
sản xuất.
− Chi phí sử dụng máy móc thiết bị sản xuất trực tiếp.
− Chi phí quản lý phân xưởng (các chi phí phát sinh cho bộ máy quản lý ở cấp
phân xưởng và đội sản xuất).
− Chi phí quản lý doanh nghiệp.
− Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất.
− Chi phí ngoài sản xuất (các chi phí liên quan hoạt động tiêu thụ sản phẩm).
Áp dụng: Phương pháp này cho biết kết cấu của chi phí sản xuất theo công
dụng và mục đích cụ thể của chúng vì thế nó cung cấp thông tin quan trọng giúp
tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của DN. Phương pháp phân loại chi phí theo
khoản mục thường được áp dụng để lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm.
3
2.3 Phân loại chi phí theo phương pháp tính chi phí vào giá thành sản phẩm.
=> là phương pháp phân loại chi phí dựa vào đặc điểm tính toán, tập hợp các
chi phí đó vào giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất gồm 2
loại sau:
 Chi phí trực tiếp
Gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất từng loại sản
phẩm cụ thể, chúng được tính toán trực tiếp vào giá thành từng loại sản phẩm thông
qua định mức và tiêu chuẩn:
− Nguyên liệu chính dùng vào sản xuất.
− Vật liệu phụ dùng vào sản xuất.
− Nhiên liệu dùng vào sản xuất.
− Năng lượng dùng vào sản xuất.
− Tiền công công nhân trực tiếp sản xuất.

− Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp
sản xuất.
− Chi phí sử dụng máy móc thiết bị.
 Chi phí gián tiếp
Gồm những chi phí phát sinh không liên quan trực tiếp đến một loại sản
phẩm cụ thể nào mà có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Trước khi tính toán vào giá thành từng loại sản phẩm cụ thể người ta tiến hành
phân bổ các chi phí này theo tiêu thức thích hợp. Những chi phí gián triếp bao gồm:
− Chi phí quản lý phân xưởng
− Chi phí quản lý doanh nghiệp
− Chi phí ngoài sản xuất
Ngoài các cách phân loại nêu trên trong thực tế còn có các cách phân loại khác
tùy theo yêu cầu công tác quản lý doanh nghiệp như: phân loại theo mối quan hệ của các
chi phí với sản lượng sản phẩm, phân loại theo quá trình luân chuyển của chi phí….
4
III_ Dự toán chi phí sản xuất
3.1 Khái niệm dự toán chi phí sản xuất
Dự toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp là dự tính toàn bộ các khoản chi
phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
trong một thời kì nhất định.
Bảng dự tính chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
STT Yếu tố chi phí
Kế
hoạch
Ghi
chú
1 Nguyên liệu chính mua ngoài
2 Vật liệu phụ mua ngoài
3 Nhiên liệu mua ngoài
4 Năng lượng mua ngoài

5 Tiền lương
6 BHXH, BHYT, KPCĐ
7 Khấu hao tài sản cố định
8 Chi phí khác bằng tiền
A Cộng chi phí sản xuất
9 Trừ phế liệu thu hồi
10
Trừ chi phí công việt không có tính chất công
nghiệp
11
Cộng (trừ) khoản chênh lệch số dư đầu năm, cuối
năm của chi phí chờ phân bổ
12
Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu năm, cuối năm của
chi phí trích trước
13
Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu năm, cuối năm của
sản phẩm dở dang không tính trong giá trị tổng sản
lượng
B Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng công nghiệp

14
Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu năm, cuối năm vật
liệu, công cụ tự chế tạo tính vào giá trị tổng sản
lượng
C
Giá thành công xưởng của sản lượng hàng
(C=B±14)
15 Chi phí ngoài sản xuất
D Giá thành toàn bộ sản lượng hàng (D=C±15)

5
Như vậy dự toán chi phí sản xuất là bản dự tính toàn bộ chi tiêu của DN trong một thời kì
nhất định. Bảng dự toán chi phí sản xuất được dùng để xây dựng kế hoạch tài chính, kế
hoạch chuẩn bị và khai thác các nguồn vốn cho nhu cầu SXKD của DN.
3.2 Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất
Việc lập dự toán chi phí sản xuất được thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1 : Lập dự toán CPSX cho các bộ phận phụ trợ và phục vụ trong
DN.
− Lập kế hoạch phục vụ sản xuất theo yêu cầu của bộ phận SX chính.
− Lập dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố cho các phân xưởng phụ trợ và phục
vụ sản xuất.
− Tính giá trị lao vụ của phân xưởng phù trợ và phục vụ cung cấp cho nhau
theo nhiệm vụ của từng bộ phận.
− Tổng hợp chi phí theo yếu tố và những khoản lao vụ cung cấp lẫn nhau giữa
các bộ phận phục vụ ra sẽ được tổng dự toán chi phí của các bộ phận phù trợ
và phục vụ sản xuất toàn doanh nghiệp.
 Bước 2: Lập dự toán chi phí của các bộ phận sản xuất chính của doanh
nghiệp dựa trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong kì
kế hoạch.
− Tính giá trị các khoản lao vụ cung cấp lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất
chính với nhau và giữa các bộ phận phù trợ, phục vụ cho các bộ phận sản
xuất chính toàn doanh nghiệp.
 Bước 3: Tổng hợp dự toán chi phí toàn doanh nghiệp
− Cộng dự toán của các bộ phận nội bộ, gồm các bộ phận phù trợ, phục vụ, và
cán bộ sản xuất chính.
− Trừ đi các khoản cung cấp lẫn nhau giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung chính của bài học:
6
1. Chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp là một tất yếu khách
quan

2. Chi phí sản xuất thực chất là sự chuyển dịch giá trị của các nguồn lực
vào giá thành của sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra.
3. Chi phí sản xuất trong DN được phân loại theo các tiêu thức khác nhau
nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của hoạt động quản lý doanh nghiệp.
4. Tiết kiệm chi phí sản xuất là một biện pháp hữu hiệu và quan trọng để
có thể nâng cao hiệu quả sản xuất vả nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
7

×