Lời tác giả
Kính tha các đồng chí trong Hội đồng Khoa học!
Kính tha các đồng chí và các bạn đồng nghiệp!
Là một giáo viên đã có 16 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng ngời, tôi
luôn luôn tâm huyết với nghề mà mình đã chọn. Trong quá trình dạy học, tôi
luôn tích cực tìm tòi, học hỏi để trau dồi cho mình những kinh nghiệm của
nghề dạy học. Không chỉ đúc rút, trau dồi những kinh nghiệm cho riêng bản
thân mình mà tôi còn muốn trao đổi những kinh nghiệm đó cùng đồng nghiệp.
Trong những năm học trớc, tôi đã có một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm
đạt đợc giải B, giải C cấp tỉnh. Đó là các đề tài: Dạy Tập làm văn cho học sinh
lớp 5 theo phơng pháp tổng hợp kiến thức, Rèn kỹ năng nói và viết câu đúng
ngữ pháp cho học sinh lớp 5, Rèn kỹ năng đọc đúng và diễn cảm cho học
sinh lớp 5.
Năm học 2007- 2008 này, với đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp
3 khắc phục những sai lầm khi giải bài toán có lời văn, tôi có mong muốn
giúp các em học sinh khắc phục những sai lầm, hạn chế khi giải bài toán có lời
văn để nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn nói riêng và nâng cao chất lợng
môn toán nói chung.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những biện pháp của cá nhân tôi nên chắc chắn
sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong muốn sẽ nhận đợc nhiều ý kiến đóng
góp, xây dựng của các đồng chí để đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp
3 khắc phục những sai lầm khi giải bài toán có lời văn của tôi đợc hoàn
thiện hơn và đợc áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
Tòng Bạt, ngày 30 tháng 5 năm 2008
Tác giả:
Nội dungcủa đề tài
Tên đề tài:
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục những sai lầm khi giải
bài toán có lời văn
Lý do chọn đề tài:
1
Giải bài toán có lời văn là một bộ phận không thể thiếu đợc trong nội
dung chơng trình Toán tiểu học nói chung và nội dung chơng trình Toán 3 nói
riêng. Giải bài toán có lời văn chính là học sinh bớc đầu vận dụng các kiến
thức, kỹ năng của môn Toán để giải quyết những vấn đề đơn giản, thờng gặp
trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, giải bài toán có lời văn luôn bị coi là
vấn đề khó đối với học sinh. Ngay từ lớp 1, lớp 2, các em đã đợc làm quen với
việc giải các bài toán có lời văn nhng chỉ là những bài toán hết sức đơn giản,
chỉ có một bớc tính. Lên lớp 3, các em bắt đầu gặp phải những bài toán có mối
quan hệ phức tạp hơn, quá trình giải phải thực hiện bằng hai bớc tính. Do đó
các em gặp phải không ít những khó khăn, đồng thời dễ mắc phải một số sai
lầm khi giải các bài toán có lời văn.
Là một giáo viên dạy lớp 3, tôi có mong muốn tìm ra những biện pháp
hữu hiệu giúp các em tháo gỡ những khó khăn cũng nh khắc phục những sai
lầm trong quá trình giải các bài toán có lời văn.
Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp
3 khắc phục những sai lầm khi giải bài toán có lời văn
Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục những sai lầm khi giải bài
toán có lời văn đợc tôi áp dụng thực hiện đối với học sinh lớp 3A Trờng Tiểu học Tòng
Bạt, năm học 2007-2008
1/ Sĩ số: 33 học sinh
Nam: 17 em
Nữ: 16 em
2/ Đặc điểm tình hình:
a/ Thuận lợi:
- Đa số các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết bạn bè
tốt.
- Đa số các em đều ham học, thích học môn toán; kỹ năng đọc, viết tơng đối tốt.
b/ Khó khăn:
- Sĩ số lớp tơng đối đông, một số em lu ban, một số em mới chuyển từ lớp khác đến.
- Phần lớn các em đều là con nông dân, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nên
sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của các em còn nhiều hạn chế.
2
Quá trình thực hiện đề tài
A-Tình trạng thực tế và số liệu điều tra tr ớc khi thực hiện đề tài:
Qua việc trực tiếp giảng dạy các em, tôi nhận thấy kỹ năng giải toán có lời văn bằng
hai phép tính của nhiều em còn hạn chế. Các em gặp phải một số sai lầm nh:
-Thực hiện thiếu phép tính.
-Câu trả lời cha đúng .
-Ghi danh số sai, ghi đáp số sai
Để nắm đợc cụ thể về thực trạng của các em trong lớp về kỹ năng giải bài toán có lời
văn bằng hai phép tính, tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra khảo sát. Với thời gian
40 phút, các em phải trình bày bài làm gồm 4 bài:
-Bài 1: Thực hiện phép tính (2 điểm)
-Bài 2: Tìm x (2 điểm)
-Bài 3 và bài 4 là hai bài toán có lời văn giải bài toán bằng hai phép tính. Kết quả thu
đợc nh sau:
Điểm
Kết quả 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10
Số lợng 0 10 10 6 7
% 0 30,3 30,3 18,1 21,3
Trong đó, đa số các em đều làm tốt bài 1 và bài 2. Số các em đạt điểm 3, 4, 5, 6 là do
các em làm sai ở hai bài toán có lời văn.
B - Các biện pháp thực hiện:
1/ Phát hiện, phân loại những sai lầm mà học sinh hay mắc.
2/ Hớng dẫn học sinh khắc phục những sai lầm khi phân tích đè toán và nhận dạng
bài toán.
3/ Hớng dẫn học sinh khắc phục những sai lầm khi thực hiện các bớc giải bài toán.
4/ Tổ chức thành lập Câu lạc bộ Toán học.
3
Điểm 1,2
3, 4 5, 6
7, 8 9,
10
Kết quả
Số lợng 0
10 10
6 7
C- Biện pháp thực hiện và những dẫn chứng cụ thể
1/ Phát hiện phân loại những sai lầm mà học sinh hay mắc:
Muốn khắc phục những sai lầm thì việc đầu tiên là phải tìm ra những sai
lầm đó. Thông qua việc theo dõi các em hàng ngày trên lớp và thông qua bài
kiểm tra khảo sát, tôi nhận thấy các em mắc phải một số sai lầm sau:
- Không biết phân tích đề toán dẫn đến không tìm ra đợc hớng giải.
- Xác định sai dạng toán dẫn đến cách giải sai.
- Câu trả lời sai.
- Tính toán sai.
- Ghi danh số sai.
- Ghi đáp số sai
Tuy nhiên không phải tất cả các em đều mắc tất cả những sai lầm trên mà
mỗi em chỉ mắc một hoặc hai sai lầm khác nhau. Do đó, nhất thiết giáo viên
phải phân loại thành các nhóm học sinh mắc chung một sai lầm để có biện pháp
khắc phục cụ thể cho từng sai lầm đó.
2/ H ớng dẫn học sinh khắc phục những sai lầm khi phân tích đề toán
và nhận dạng bài toán :
Việc hớng dẫn học sinh phân tích, nhận dạng đề toán có vai trò hết sức
quan trọng trong qúa trình giải bài toán, bởi các em chỉ có thể giaỉ bài toán
một cách chính xác khi các em đã nắm vững yêu cầu của bài toán đó. Chính vì
vậy, tôi đặc biệt chú ý đến việc hớng dẫnhọc sinh phân tích đề toán và nhận
dạng bài toán.
Với mỗi bài toán, tôi thờng yêu cầu học sinh đọc đề toán ít nhất là 3 lần
và sau khi đọc đề toán cần phải xác định đợc : Đề toán cho biết những gì? Đề
toán yêu cầu ta phải tìm cái gì?. Thời gian đầu, tôi trực tiếp hỏi học sinh những
câu hỏi đó. Khi học sinh trả lời trớc lớp, tôi luyện cho các em cách trả lời
những câu hỏi này không phải là đọc lại đề bài một cách máy móc mà phải
thực sự hiểu những số liệu mà đề bài đã cho cũng nh những cái mà đề toán yêu
cầu phải tìm.
Ví dụ: Bài 1 Tiết 50: Giải bài toán bằng hai phép tính
Anh có 15 tấm bu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bu ảnh. Hỏi cả hai anh em
có bao nhiêu tấm bu ảnh?
Sau khi học sinh đọc kỹ đề bài, tôi hỏi:
-Bài toán cho chúng ta biết những gì?
4
Cả lớp đều giơ tay. Một học sinh đợc gọi đã trả lời:
Bài toán cho biết: anh có 15 tấm bu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bu ảnh.
Tôi hỏi lại: Vậy bài toán cho biết số bu ảnh của anh là bao nhiêu? thì
số học sinh giơ tay giảm đi một nửa.
Điều đó cho thấy rằng khi đợc cô giáo hỏi Bài toán cho biết những gì?
thì các em chỉ đọc lại đề một cách máy móc chứ cha hiểu thật chính xác những
số liệu mà đề toán đã cho. Do vậy, tôi nhắc các em khi đọc đề toán cần nắm
chắc, hiểu rõ những số liệu mà đề toán đã cho. Anh có 15 tấm bu ảnh chính
là đề bài đã cho biết: số bu ảnh của anh là 15 tấm.
Cũng nh vậy, khi tôi hỏi Bài toán yêu cầu ta tìm cái gì? thì học sinh đều
trả lời là Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu bu ảnh?. Giáo viên phải giải thích
cho các em: nh vậy là bài toán yêu cầu tìm số bu ảnh của cả hai anh em.
Với cách hớng dẫn kỹ càng nh vậy, các em đã dần dần nắm vững cách
phân tích các đề toán. Sau khi đọc mỗi đề toán, tôi cho các em hỏi - đáp theo
cặp để phân tích đề toán. Từ đó thay bằng việcgiáo viên hỏi học sinh trả lời,
tôi có thể mời một cặp học sinh hỏi - đáp trớc lớp để phân tích đề toán.
Sau khi đã phân tích kỹ đề toán, việc hớng dẫn các em tóm tắt đề toán
cũng vô cùng quan trọng bởi các em tóm tắt đợc đề toán chính xác có nghĩa là
các em đã hiểu kỹ về đề toán đó. Việc hình thành thói quen và kỹ năng tóm tắt
đề toán đợc tiến hành song song với việc phân tích đề toán.
Trớc hết, tôi tạo cho các em có thói quen tóm tắt đề toán bằng cách: bất
kỳ bài toán nào (dù là bài tập trên lớp, bài tập ở nhà hay bài kiểm tra) tôi đều
yêu cầu các em có phần tóm tắt đề toán, sau đó mới trình bày bài giải ở phía d-
ới. Khi chấm điểm, tôi không chỉ chấm điểm phần bài giải mà cho cả điểm ở
phần tóm tắt. Nh vậy bắt buộc tất cả các bài làm của các em đều phải có phần
tóm tắt. Và dần dần tôi đã hình thành đợc ở các em thói quen này.
Không phải bất cứ học sinh nào cũng dễ dàng tóm tắt đợc đề toán (mặc dù
có thể các em đã hiểu kỹ đề toán đó). Do vậy, sự hớng dẫn kỹ càng của cô là
điều rất cần thiết. Tuỳ từng bài toán, tôi có thể hớng dẫn các em tóm tắt bằng
lời hoặc bằng sơ đồ.
Với những bài toán tóm tắt bằng lời, tôi luôn nhắc nhở các em cần dùng
từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng, nhng phải nêu đợc đầy đủ những dữ kiện của bài toán
và phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Ví dụ: Bài tập 2- Tiết 66: Luyện tập
5
Mẹ Hà mua 4 gói kẹo và 1 gói bánh, mỗi gói kẹo cân nặng 130g và gói
bánh cân nặng 175g. Hỏi mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?
Học sinh đợc gọi lên bảng đã tóm tắt nh sau:
Mẹ Hà mua: 4 gói kẹo và 1gói bánh.
Mỗi gói kẹo nặng: 130g.
Gói bánh nặng: 175g.
Mẹ Hà mua: ? gam kẹo và bánh.
Khi chữa bài trớc lớp, tôi vẫn thừa nhận phần tóm tắt của học sinh đó là
đúng nhng cần phải sửa lại cho ngắn gọn, dễ hiểu hơn nh sau:
Mỗi gói kẹo nặng: 130g.
Gói bánh nặng: 175g.
4 gói kẹo và 1 gói bánh nặng: ? gam.
Với những bài toán có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng (phần lớn các
bài toán ở lớp 3 đều có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng). Tôi luôn yêu cầu
các em phải chia tỷ lệ chính xác (cách thuận tiện và dễ dàng nhất là sử dụng
những ô ly trong vở để chia tỷ lệ); điền đầy đủ những chữ và số liệu cần thiết
sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ là có thể đọc lại đợc đề toán.
Ví dụ: Bài tập 3- Tiết 58: Luyện tập
Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất 127kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai đợc
nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa
ruộng đợc bao nhiêu ki- lô -gam cà chua?
Giáo viên phải hớng dẫn để học sinh tóm tắt đợc nh sau:
127 kg
Thửa ruộng thứ nhất: ? kg
Thửa ruộng thứ hai: cà chua
Từ việc phân tích kỹ đề toán, tóm tắt đợc đề toán, giáo viên giúp các em
xác định dạng toán để tìm ra cách giải vì mỗi dạng toán có cách giải khác nhau.
Trong thực tế, các em cũng rất hay nhầm lẫn giữa các dạng toán nh: Bài
toán có liên quan đến gấp lên một số lần và bài toán có liên quan đến giảm đi
một số lần; bài toán có liên quan đến rút về đơn vị dạng bài tìm giá trị của
nhiều phần và dạng bài tìm số phần Với những dạng toán dễ nhầm lẫn này tr-
ớc khi thực hiện bài giải học sinh phải nêu đợc tên dạng toán và các bớc giải
dạng toán đó.
6
Nói tóm lại, nhờ có những biện pháp hớng dẫn học sinh phân tích đề toán
và nhận dạng bài toán tôi đã giúp các em khắc phục đợc những sai lầm khi tìm
hớng giải cho từng bài toán cụ thể.
3/ H ớng dẫn học sinh khắc phục những sai lầm khi thực hiện các b ớc giải
bài toán:
Trong quá trình thực hiện bài giải, các em cũng mắc không ít những sai lầm.
Sai lầm mà các em thờng hay mắc nhất là câu trả lời sai.
Đối với các bài toán giải bằng một phép tính, các em dễ dàng tìm đợc câu
trả lời nhờ vào câu hỏi của đề toán. Sang bài toán giải bằng hai phép tính, do có
một bớc tính trung gian nên các em khó trình bày thành một câu trả lời hoàn
chỉnh cho phép tính đó.
Việc khắc phục sai lầm này phần lớn dựa vào việc hớng dẫn học sinh lập
kế hoạch giải bài toán. Để hớng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán, tôi
dùng hệ thống câu hỏi đi từ phân tích đến tổng hợp. Bao giờ câu hỏi đầu tiên
của phần lập kế hoạch giải cũng phải xuất phát từ cái mà đề bài yêu cầu phải
tìm. để tìm đợc ẩn số đó, ta cần biết thêm cái gì? Điều quan trọng khi hớng dẫn
học sinh lập kế hoạch giải là giáo viên cần hớng dẫn học sinh thiết lập đợc mối
quan hệ giữa:
- Cái cần tìm với cái đã cho biết và cái cha cho biết.
- Cái cha cho biết với cái đã cho biết.
Từ đó tìm ra nút thắt đầu tiên cần phải tháo gỡ. Sau đó, bằng hệ thống
câu hỏi tổng hợp, giáo viên giúp học sinh thiết lập các bớc giải bài toán:
- Vậy bài toán có mấy phép tính?
- Phép tính thứ nhất ta tìm cái gì?
- Phép tính thứ hai ta tìm cái gì?
Sau khi học sinh nắm đợc cái cần tìm ở từng phép tính, tôi thờng nhấn
mạnh để học sinh biết: ở mỗi phép tính, ta tìm cái gì thì trả lời về cái đó.
Ví dụ: Bài tập 3 Tiết 58: Luyện tập (đề bài nh ở trên)
Giáo viên hỏi học sinh: Phép tính thứ nhất ta tìm cái gì?. Học sinh trả
lời: Phép tính thứ nhất ta tìm số cà chua thu hoạch đợc ở thửa ruộngthứ hai.
Giáo viên nhấn mạnh: Ta tìm số cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai nên
ta phải trả lời: Thửa ruộng thứ hai thu hoạch đợc số cà chua là:. Tơng tự nh
vậy, phép tính thứ hai ta tìm số cà chua thu hoạch đợc ở cả hai thửa ruộng
nên phải trả lời là: Cả hai thửa ruộng thu hoạch đợc số cà chua là:.
7
Tính toán sai cũng là một lỗi mà một số ít học sinh gặp phải. Trờng hợp
này rơi vào một số em kỹ năng tính toán quá yếu do các em cha thuộc kỹ các
bảng cộng, trừ, nhân, chia hoặc cha nắm vững kỹ thuật tính toán. Đối với các
em này, cùng với việc hớng dẫn các em nắm vững cách phân tích đề và lập kế
hoạch giải bài toán, tôi còn yêu cầu các em học thuộc lại các bảng cộng, trừ,
nhân, chia và nắm vững lại kỹ thuật tính toán.
Bên cạnh việc ghi câu trả lời sai, tính toán sai, một số em còn ghi sai danh
số sau mỗi phép tính.
Ví dụ: Bài tập 4 Tiết 103: Luyện tập
Một kho có 4720kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối, lần sau
chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki- lô- gam muối?
Một số học sinh đã trình bày bài giải nh sau:
Cả hai lần chuyển đi số muối là:
2000 + 1700 =3700 (muối)
Số muối còn lại trong kho là:
4720 - 3700 = 1020 (muối)
Đáp số: 1020 muối.
Nh vậy, rõ ràng các em không xác định đợc danh số phải ghi sau mỗi
phép tính trên là gì. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần yêu cầu học
sinh bám chắc vào các câu hỏi tổng hợp khi lập kế hoạch giải toán. Yêu cầu các
em phải xác định đợc: Phép tính thứ nhất ta tính số ki- lô- gam muối chuyển
đi ở cả hai lần, phép tính thứ hai ta tính số ki- lô- gam muối còn lại. Nh vậy,
danh số phải ghi sau mỗi phép tính là kg.
Bài tập 4- Tiết 126: Luyện tập
Mẹ mua một hộp sữa hết 6700 đồng và một gói kẹo hết 2300 đồng. Mẹ đa
cô bán hàng 10.000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?
Một số học sinh trình bày nh sau:
Mẹ mua sữa và kẹo hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 (tiền)
Cô bán hàng phải trả lại mẹ số tiền là:
10.000 9000 = 1000 (tiền)
Đáp số: 1000 tiền
Trờng hợp này, học sinh nhầm lẫn do câu hỏi của đề toán: Hỏi cô bán
hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?. Học sinh lầm tởng tiền là danh số ghi sau
các phép tính. Để giúp các em khắc phục sai lầm này, tôi giải thích để các em
8
hiểu: Danh số ghi sau các phép tính thờng là các đơn vị đo đại lợng nh: ki
lô- gam, gam; mét, xăng ti mét, đề- xi- mét, ki lô- mét; lít; xăng- ti-
mét vuông; ngày, giờ; đồnghoặc là các từ chỉ sự vật có thể đếm đợc nh: quyển
sách, quả táo, học sinh
Một sai lầm nữa mà các em thờng gặp phải khi trình bày bài giải là ghi
đáp số sai (thờng là ghi thừa đáp số). Các em thờng ghi kết quả của cả hai phép
tính vào đáp số. Đối với trờng hợp này, tôi phải nhấn mạnh để các em thấy rõ:
Bài toán yêu cầu tìm cái gì thì ghi kết quả đó vào đáp số
Nói tóm lại, trong quá trình thực hiện các bớc giải bài toán có lời văn, học
sinh đã mắc không ít những sai lầm. Sai lầm nào cũng có những nguyên nhân
của nó. Điều quan trọng là giáo viên phải tìm ra đúng nguyên nhân mắc sai lầm
để từ đó có biện pháp cụ thể giúp các em khắc phục những sai lầm đó.
4/ Tổ chức thành lập Câu lạc bộ Toán học.
Nh chúng ta đều thấy, nội dung kiến thức của mỗi tiết toán là khá nặng.
Với thời lợng là 40 phút, giáo viên chỉ có thể giúp các em nắm đợc những kiến
thức cơ bản của tiết học nói chung và của các bài toán có lời văn nói riêng. Mặt
khác, do nhà trờng cha có điều kiện học hai buổi / ngày nên giáo viên khó có
điều kiện mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh. Để thay đổi không khí
học toán vốn căng thẳng khô cứng trở nên thoải mái, hấp dẫn, gây hứng thú
hơn, đồng thời tạo điều kiện để mở rộng, nâng cao hơn kiến thức môn toán cho
các em, tôi cho thành lập Câu lạc bộ Toán học lớp 3A với 100% số học sinh
trong lớp tham gia. Số thành viên đợc chia đều thành hai nhóm (trình độ của
các thành viên trong hai nhóm tơng đơng nhau).
Câu lạc bộ sinh hoạt theo định kỳ 2 tuần một lần vào các giờ sinh hoạt
Đội sao. Nội dung và hình thức sinh hoạt nh sau:
Trong thời gian 2 tuần (khoảng thời gian giữa hai kỳ sinh hoạt), mỗi em
trong nhóm có nhiệm vụ su tầm một đề toán (bài toán có lời văn) có phạm vi
kiến thức là những nội dung mà các em đã đợc học (Có thể su tầm ở báo Nhi
đồng, Tạp chí Toán tuổi thơ hay ở những sách toán nâng cao của lớp 3). Nhóm
trởng sẽ tập hợp và dới sự cố vấn củacô giáo, sẽ lựa chọn một đề toán hay nhất
để đố nhóm bạn. Nhng trớc khi đố nhóm bạn, cả nhóm phải đợc thông qua đề
toán đó, tự mỗi em phải trình bày cách giải bài toán đó để nộp cho nhóm trởng.
Dới sự cố vấn của cô giáo, nhóm trởng sẽ chọn ra những bài làm đúng và có
trách nhiệm phổ biến các cách làm đúng để các bạn trong nhóm cùng nắm đợc.
9
Từ việc lựa chọn đề toán đến việc phổ biến cách giải bài toán đó đều đợc bí mật
trong mỗi nhóm.
Đến ngày sinh hoạt, mỗi nhóm sẽ đố nhóm bạn đề toán của nhóm mình
và nhận đề toán mà nhóm bạn đố. Sau đó cả nhóm sẽ thảo luận để tìm ra cách
giải bài toán đợc nhóm bạn đố và cử một bạn đại diện cho nhóm trình bày cách
giải trớc lớp. Giáo viên sẽ làm trọng tài để chữa bài và chấm điểm bài làm của
các nhóm. Buổi sinh hoạt cuối cùng, giáo viên cộng điểm, tổng kết và trích quỹ
lớp để thởng cho nhóm đợc tổng số điểm cao hơn.
Với cách tổ chức nh vậy, các em đã su tầm đợc rất nhiều đề toán hay. Câu
lạc bộ đã sinh hoạt đợc 16 buổi, số bài toán đợc giải là 32 bài. Tôi đã có điều
kiện để giúp các em tiếp cận với nhiều bài toán hay, với nhiều cách giải phong
phú, góp phần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho đại bộ phận học sinh
trong lớp.
Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Sau một thời gian áp dụng đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc
phục những sai lầm khi giải bài toán có lời văn, tôi nhận thấy học sinh trong
lớp đã có tiến bộ. Kết quả bài kiểm tra cuối kỳ I môn toán đạt đợc nh sau:
Điểm
Kết quả 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10
Sốlợng 0 6 8 10 9
% 18,2 24,2 30,3 27,3
Kết quả đạt đợc nh vậy càng đem lại hứng thú cho cả cô và trò. Tôi tiếp
tục áp dụng các biện pháp trên để giúp các em khắc phụcnhững sai lầm khi giải
toán. Do vậy, kỹ năng giải toán của các em tiếp tục đợc nâng cao. Kết quả bài
kiểm tra định kỳ cuối kỳ II môn toán đạt đợc nh sau:
Điểm
Kết quả 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10
Số lợng 0 1 10 12 10
% 3 30,3 36,4 30,3
10
Với kết quả đạt đợc nh vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 3 khắc phục những sai lầm khi giải bài toán có lời
văn đợc tôi áp dụng với học sinh lớp 3A- Trờng Tiểu học Tòng Bạt đã thành
công và đem lại kết quả tốt đẹp.
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của Hội đồng khoa học cơ sở
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của Hội đồng Khoa học cấp huyện
11
12
13
14