SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRẺ
2. Đặt vấn đề:
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân.
Giáo dục Mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách.
Phương pháp và nội dung của giáo dục Mầm non phù hợp với tâm
sinh lý của trẻ, giáo dục trẻ thông qua chơi mà học để giúp trẻ phát triển
toàn diện.
Nâng cao chất lượng giáo dục là mối quan tâm hàng đầu không
những của các nhà quản lý giáo dục mà còn là của toàn xã hội. Chất lượng
giáo dục Mầm non được thể hiện của quá trình giáo dục. Chất lượng giáo
dục Mầm non là do đội ngũ giáo viên Mầm non quyết định. Họ là nhân tố
trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết: Chúng ta phải nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp
vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách tự tin gần gũi trẻ. Biết ứng
dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng để áp
dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục
cao. Biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nuôi dưỡng chăm sóc giáo
dục trẻ. Tăng cường công tác tuyên truyền với phụ huynh và các ban ngành
đoàn thể trên địa bàn.
Với tình hình thực tế trường tôi, giáo viên khối Mẫu giáo về nghiệp
vụ tay nghề không đồng đều, một số giáo viên nhiều năm thì nắm được
phương pháp, nhưng một số giáo viên mới về thì chưa nắm bắt được
chương trình giáo dục mầm non mới, việc soạn giảng còn lúng túng, ứng
dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tế trong
việc tổ chức các hoạt động.
Là cán bộ quản lý về công tác chuyên môn khối mẫu giáo, tôi luôn
nhận thức làm thế nào để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao
chất lượng giáo dục khối Mẫu giáo trong nhà trường.
Với những nhận thức trên, vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của năm học 2012-2013 là:“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ”
3.Cơ sở lý luận:
Căn cứ Công văn số: 450/KH -PGD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ Bậc học Mầm non năm học: 2012-2013 ngày 17 tháng 9 năm
2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Tam Kỳ.
Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học: 2012-2013 của Trường MN Sơn
Ca.
Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT
ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ở lứa tuổi Mẫu giáo: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học
bằng chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội
kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, kinh nghiệm sống của từng đứa trẻ và
điều kiện thực tế ở lớp và giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài cho phù hợp,
phát huy
tính tích cực ở từng đứa trẻ qua các hoạt động nhằm giáo dục trẻ phát triển
toàn diện.
Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo
điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát
triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá
trình giáo dục.
4. Cơ sở thực tiễn:
Nhiều năm liền tôi được nhà trường phân công phụ trách chuyên
môn khối lớp Mẫu giáo. Năm học 2012-2013 qua khảo sát chất lượng giáo
viên:
Tổng số giáo viên: 19
Trong đó: + 06 giáo viên xếp loại tốt đạt tỷ lệ 31,6%
+ 09 giáo viên xếp loại khá đạt tỷ lệ 47,4%
+ 04 giáo viên xếp loại đạt yêu cầu đạt tỷ lệ 21%
Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên có năng lực chuyên môn đạt tốt,
khá còn thấp so với trường trọng điểm.
Một vài giáo viên mới nắm chưa vững cách tổ chức các hoạt động, lựa
chọn hình thức tổ chức họat động chưa phù hợp, còn lúng túng khi xử lý
tình huống, bao quát, quán xuyến lớp chưa chặt chẽ trong khi tổ chức hoạt
động, chưa linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động.
Một số giáo viên còn lúng túng trong sử dụng và thiết kế giáo án điện
tử.
Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành
phố Tam Kỳ về chuyên môn cũng như về đồ dùng trang thiết bị.
Tổ mầm non Thành phố thường xuyên tổ chức sinh hoạt mạng lưới
chuyên môn, sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên đề nhằm thống nhất một số
chuyên môn.
Được sự ủng hộ tin tưởng của Hiệu trưởng và tất cả giáo viên trong
quá trình thực hiện chuyên môn của mình.
Được sự hỗ trợ tích cực của Địa phương Phường Tân Thạnh và Ban
đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự tích cực tham gia các hoat
động của học sinh.
Bản thân tôi đã được nhà trường phân công phụ trách chuyên môn
khối mẫu giáo nhiều năm liền nên cũng có một ít kinh nghiệm trong quản
lý chuyên môn.
Trẻ chăm ngoan và tham gia tích cực các hoạt động, lễ phép, biết cùng
nhau tham gia các hoạt động trên lớp.
Khó khăn:
Một vài giáo viên mới về trường chưa nắm bắt được chương trình giáo
dục mầm non mới, ứng dụng cộng nghệ còn lúng túng.
Đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đảm bảo theo Danh mục đồ dùng - đồ
chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 3 -4 tuổi; 4-5 tuổi; 5- 6 tuổi theo
Bộ GD&ĐT qui định.
Các phòng chức năng còn thiếu nên ảnh hưởng sự sinh hoạt của trẻ.
Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, năm đầu tiên nhà trường triển khai đại
trà nên giáo viên thực hiện còn lúng túng.
5. Nội dung nghiên cứu:
Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên:
Với những thực trạng nêu trên, là một Hiệu phó chuyên môn, ngay từ
đầu năm tôi xây dựng kế hoạch và biện pháp triển khai bồi dưỡng cho giáo
viên về mọi mặt, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn như:
* Tham gia các lớp bồi dưỡng + Chuyên đề của Sở- Phòng GD&ĐT và
trường, tổ:
Bố trí cho giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở,
Phòng GD&ĐT thành phố triển khai đầy đủ, sau tham dự tập huấn, dự
chuyên đề, nhà trường tổ chức họp đánh giá rút ra những kinh nghiệm và
cùng thống nhất để thực hiện .
Cùng với Ban giám hiệu bố trí phân công giáo viên đứng lớp, đứng
điểm phù hợp với thực trạng của nhà trường.
Tôi xây dựng những bài tập trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức ở 100%
tham gia, có đánh giá rút kinh nghiệm nhằm giúp giáo viên nắm chắc hơn
về chương trình giáo dục Mầm non mới. (Bài tập có kèm theo ở phần phụ
lục)
Triển khai một số vấn đề chuyên môn như:
+Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
+Hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số
17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo.
+ Sách bồi dưỡng hè 2012-1013.
Tôi xây dựng kế hoạch chuyên đề và phân giáo viên chuyên trách các
chuyên đề ngay từ đầu năm và tổ chức thực hiện như (Làm quen văn học,
khám phá khoa học, làm quen chữ cái, Kidsmart, bảng tương tác thông
minh ) Ngoài ra, còn thực hiện các chuyên đề do cụm và Sở -Phòng
GD&ĐT giao.
Khi được giao tổ chức chuyên đề cụm, Phòng GD&ĐT Thành phố,
tôi họp để triển khai bồi dưỡng và bàn bạc với các tổ trưởng chuyên môn
và chọn giáo viên dạy mẫu, góp ý xây dựng giáo án và chuẩn bị những
phương tiện cần thiết phục vụ cho chuyên đề. Sau mỗi lần tổ chức chuyên
đề, tôi luôn có sự đánh giá rút kinh nghiệm và thống nhất để thực hiện tốt
hơn.
Ngoài ra, tôi cùng phối hợp tổ chức cho toàn thể giáo viên tham quan
học tập đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm.
* Sinh hoạt chuyên môn+ chuyên đề:
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hằng tháng, tập huấn triển
khai chuyên môn, chuyên đề, để giáo viên trong nhà trường có điều kiện
gần gũi chia sẻ kinh nghiệm với nhau, giúp giáo viên hiểu nhau, quý mến
nhau hơn. Tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới của nhà trường bằng
những phương pháp hiệu quả, giáo viên khi lên kế hoạch phải rõ ràng phù
hợp với 5 mục tiêu giáo dục cho từng lứa tuổi phù hợp với từng chủ đề,
từng hoạt động, có sự định hướng, cần thay đổi điều chỉnh sao cho phù hợp
với khả năng hứng thú để giúp trẻ phát huy tính tích cực, độc lập, tự tin,
được khám phá, trãi nghiệm, quan tâm đến từng cá nhân trẻ và chú ý đến
việc tách nhóm nhỏ để đưa ra những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù
hợp.
Giáo viên biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích
hợp, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, biết sử dụng hiệu quả đồ dùng
dạy học.
Giáo viên nhận thức được việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn
tinh thần. Để làm được điều này không dễ với một nền tảng cơ sở vật chất
còn nhiều hạn chế, dù đã được đầu tư rất lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu giáo dục hiện nay. Nên xác định chỉ có môi trường giáo dục học
tập, lôi cuốn hấp dẫn trẻ sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất
lượng nhà trường. Ngoài giáo dục trẻ, tôi còn tập trung vào đổi mới
phương pháp giảng dạy, không tập trung nhiều trong việc dạy trẻ học được
cái gì? Mà chú ý trẻ học như thế nào? Tôi tập trung hơn vào việc rèn luyện
kỹ năng sống, nề nếp, giáo dục trẻ có hành vi văn minh, phát huy tính chủ
động cho trẻ.
Đối với giáo viên còn lúng túng về ứng dụng công nghệ thông tin thì
tôi lên kế hoạch cụ thể như:
Vào thứ 7 hàng tháng, tôi tập trung giáo viên lại, tự bồi dưỡng hoặc
phân công giáo viên thành thạo hơn để hướng dẫn, từ lấy dữ liệu trên mạng,
bồi dưỡng các bước thiết kế, sau mỗi lần bồi dưỡng, tôi đặt ra một hoạt
động cho giáo viên đó thực hiện và trình bày. Qua đó cũng giúp một phần
cho giáo viên nắm bắt những vấn đề cơ bản (Nghiên cứu đề tài, chọn phong
nền, hình ảnh, nội dung cần cung cấp cho trẻ ) trong quá trình thiết kế.
Biện pháp này không mới, nhưng cũng một phần góp phần nâng cao
trình độ chuyên môn cho giáo viên.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ dưới nhiều hình thức, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng qua sinh hoạt của tổ chuyên môn và nhà trường.
+ Tự bồi dưỡng.
+ Tham gia các phong trào thi đua do ngành giáo dục, các tổ chức
đoàn thể phát động.Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ,
đột xuất, thường xuyên kiểm tra việc soạn giảng của giáo viênnhằm thúc
đẩy có hiệu quả sự tiến bộ của giáo viên.
*Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn:
Tháng 8/2012:
- Tham gia học chính trị, chuyên môn hè 2012.
-GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng trong năm học: Đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá vận dụng vào các hoạt động cụ
thể.
Sinh hoạt chuyên môn
Tháng 9/2012:
- Bồi dưỡng về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Tiếp tục bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình
giáo dục mầm non theo thông tư 17/ BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
- Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá, vận dụng vào các môn học cụ thể. Hướng dẫn
sử dụng máy tính, bảng tương tác thông minh, thực hành soạn, giảng giáo
án điện tử, khai thác thông tin trên mạng.
Tháng 10/2012:
- Dự giờ bồi dưỡng giáo viên mới + rút kinh nghiệm.
- Cùng phối hợp với Trường Mẫu giáo Tam Thăng xây dựng và tổ chức
chuyên đề Làm quen văn học.
- Sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức chuyên đề nhận biết tập nói khối nhà trẻ.
- Triển khai Bộ chuẩn 5 tuổi đối với giáo viên Tổ MG Lớn.
Tháng 11/2012:
- Tổ chức chuyên đề khám phá khoa học.
- Thi giáo án điện tử.
- Sinh hoạt chuyên môn.
- Tham dự chuyên đề hoạt động ngoài trời.
Tháng 12/2012:
- Sinh hoạt chuyên môn.
- Đánh giá sự phát triển của các khối lớp.
- Tổ chức hội giảng cho toàn phụ huynh tham dự.
- Tổ chức chuyên đề làm quen với Toán.
Tháng 1-2/2013:
- Sinh hoạt chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề Làm quen văn học Tổ Mẫu
giáo Nhỡ.
- Tổ chức chuyên đề “Môi trường thân thiện”; Đưa trò chơi dân gian và
các bào hát dân ca vào hoạt động của trẻ.
Tháng 3/2013:
- Tổ chức cho tất cả CBGVNV học tập tham khảo các sáng kiến kinh
nghiệm đạt loại A, B cấp thành phố và cấp Tỉnh.
- Sinh hoạt chuyên môn
- Dự giờ giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp trường.
Tháng 4/2013:
- Bồi dưỡng giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố.
- Dự giờ sinh hoạt chuyên đề của các tổ chuyên môn khối Mẫu giáo.
- Khảo sát danh hiệu thi đua.
Tháng 5/2013:
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng giáo viên của
nhà trường trong năm học.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ lần 2.
*Kiểm tra kiến thức:
Ngoài sinh hoạt chuyên môn, tổ chức chuyên đề hằng kỳ nhà trường
tổ chức những bài tập nhỏ để kiểm tra, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
môn cho các cô để hiểu đến đâu để có hướng bồi dưỡng. (Các bài tập ở
phần phụ lục).
Để thực hiện tốt chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Ngoài việc
nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên, thì việc tăng cường các
hoạt động cho trẻ cũng một phần quan trọng là nhân tố chủ yếu góp phần
lớn để chỉ đạo tốt chất lượng giáo dục trẻ. Vì vậy tôi chọn lựa biện pháp 2
như sau:
Biện pháp 2: Đẩy mạnh các hoạt động của trẻ:
Nhất là với bậc học Mầm non, việc chú trọng đến tâm lý lứa tuổi có
vai trò quan trọng để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho trẻ. Vì
vậy, các cô giáo trong nhà thường xuyên giáo dục trẻ theo hướng mới, vừa
phát huy thế mạnh của từng trẻ. Với những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát thì tập
trung giúp các cháu tự lập trong những việc làm cá nhân, những phương
pháp sáng tạo đồ chơi Với trẻ chậm chạp thì tập trung giúp đỡ hỗ trợ các
trẻ nhiều hơn trong sinh hoạt hằng ngày, trong tổ chức các trò chơi
Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tôi chỉ đạo giáo viên
luôn luôn tăng cường cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm cá nhân và luôn
quan tâm đến hứng thú, tăng cường sự giao tiếp, sự phối hợp trẻ với các
bạn trong lớp, đáp ứng được nhu cầu của cá nhân giúp trẻ phát triển toàn
diện. (Như Viếng thăm nghĩa trang Liệt sĩ vào ngày 27/7 giúp trẻ biết được
ngày thương binh Liệt sĩ, qua đó giáo dục trẻ, sinh hoạt giao lưu với chú Bộ
đội 22/12, sinh hoạt giao lưu trẻ giữa các khối lớp, sinh hoạt vui trung thu
cùng với các cháu ở Phường Tân Thạnh, tham gia thi cô cùng bé trỗ tài, thi
vẽ tranh ). Qua các hoạt động trên, nhằm giúp trẻ năng động, mạnh dạn,
biết giao tiếp với các bạn và sáng tạo hướng tới mục tiêu tạo tư duy sáng
tạo thông qua bài học, trò chơi như học vẽ tranh, tham quan dã ngoại, chơi
trò chơi dân gian, ngày hội ngày lễ, đàn, hội họa, tạo hình Vừa qua, nhà
trường đạt giải nhất toàn đoàn Hội thi “Cô và bé trổ tài” do Phòng GD&ĐT
thành phố Tam Kỳ tổ chức. Mặt khác, phương pháp giảng dạy của trường
cũng thường xuyên được đổi mới, lấy trẻ làm trung tâm từ đó phát hiện,
hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ trẻ tự khám cho riêng mình, nhằm nâng
cao các kỹ năng vận động, giúp trẻ phát triển toàn diện cả tư duy lẫn thể
chất; đồng thời, kích thích tính tự lập, hòa đồng tập thể của trẻ. Không chỉ
chú trọng các phương pháp giáo dục trẻ, nhà trường còn tập trung hoàn
thiện cơ sở vật chất, đồ chơi trẻ em và thực hiện tốt công tác xã hội hóa
giáo dục.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường lớp
học với màu sắc nhẹ nhàng, hài hoà, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp vừa
tầm với trẻ, trẻ có thể tự lấy và cất gọn gàng, ngăn nắp mà không xa cách
tạo cho trẻ sự gần gũi và một tâm thế vui vẻ, hứng thú tham gia các hoạt
động trong lớp theo hứng thú, nhu cầu của trẻ.
Trang trí môi trường bằng chính sản phẩm của trẻ, hình ảnh trong các
góc chơi được thay đổi theo các chủ điểm tạo cho trẻ sự thích thú với điều
mới lạ.
Tăng cường cho trẻ tham gia góc thư viện: giúp trẻ nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện. Sự phong phú, đa dạng của sách, đồ chơi phù
hợp sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, giàu trí tưởng tượng. Đó chính
là những trang sách giúp trẻ bước đầu học làm người, trẻ làm quen với việc
học, đọc một cách tự nhiên và hứng thú. Trẻ sẽ yêu sách, biết bảo quản
sách, được hoạt động với đồ vật, đồ chơi sẽ giúp trẻ hình thành và phát
triển toàn diện. Tôi còn chú ý đến việc xây dựng môi trường giáo dục đa
dạng, phong phú nhằm tạo hứng thú, kích thích trẻ tham gia vào các hoạt
động học tập, vui chơi, sinh hoạt…
Trường mầm non chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ, ở đó trẻ được học,
được chơi, được chăm sóc yêu thương bằng tình yêu của các cô giáo. Trẻ
được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình, giúp
cơ thể khoẻ mạnh. Trẻ được tham gia vào tất cả các hoạt động như: hoạt
động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…, trẻ được đảm bảo an toàn
ở mọi lúc, mọi nơi, tinh thần thoải, trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
của lớp, của trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên, có sự chăm lo của
cộng đồng - xã hội. Ngoài ra, chúng tôi còn chú ý đến việc xây dựng môi
trường giáo dục đa dạng, phong phú như tổ chức đầy đủ các hoạt động
ngày hội, ngày lễ, hội giảng, thao giảng, văn nghệ…nhằm tạo hứng thú
kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt…
Ngoài việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên và tăng
cường các hoạt động cho trẻ, thì việc phối hợp của phụ huynh và các đoàn
thể góp phần lớn để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Vì vậy tôi chọn lựa
biện pháp 3 như sau:
Biện pháp 2:
Đẩy mạnh phối hợp và tuyên tuyền với phụ huynh và các đoàn
thể:
Công tác tuyên truyền không thể thiếu được trong nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ trong nhà trường.
Trường tôi duy trì thường xuyên vào ngày thứ 7 sau mỗi học kỳ, tổ
chức Hội giảng bài giảng điện tử, mời phụ huynh tham gia các kịch bản,
hội thi để nắm bắt và được sự chia sẻ hỗ trợ của phụ huynh. Với những
họat động trên, tôi họp nhóm trung tâm xây dựng giáo án, về hình thức, nội
dung giáo án cách thiết kế giáo án điện tử và các điều kiện khác; Điều này
đã có tác dụng tích cực rất lớn nhằm nâng cao nhận thức về chương trình
giáo dục mầm non mới và thúc đẩy sự gắn kết ngày càng bền chặt giữa nhà
trường và phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Phối hợp Đài PT-TH Quảng Nam, Đài phát thanh -truyền hình Tam
Kỳ đưa tin tuyên truyền các hoạt động của nhà trường như "Ngày hội của
Bé đến trường"; “Vui hội trung thu" cùng với các cháu từ 2- 6 tuổi không
có điều kiện đến trường của phường Tân Thạnh nhằm tạo cho trẻ một kỹ
năng sống tốt.“ Cô giáo như mẹ hiền” ; phối hợp với phụ huynh tạo
điều kiện thuận lợi cho trẻ tìm hiểu các hoạt động của các chú bộ đội và
sinh hoạt giao lưu nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân
Việt Nam, tham quan thắp hương nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Tam Kỳ.
Những hoạt động trên đã có tác dụng tuyên truyền, cổ động phản ánh được
hiệu quả của việc vận động xã hội hóa trong nhà trường và thu hút hơn sự
quan tâm, hỗ trợ, tiếp tục tham gia của các cơ quan, đơn vị, cá nhân và phụ
huynh học sinh Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu thương quê hương, đất
nước, luôn chăm ngoan học giỏi và kỹ năng sống cho trẻ.
Ban giám hiệu chúng tôi không những tích cực làm tốt công tác tham
mưu với các cấp lãnh đạo mà còn phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học
sinh, ban ngành đoàn thể, cộng đồng một cách chặt chẽ để huy động sự
tham gia về nguồn lực để thực hiện việc giáo dục trẻ và cải tạo môi trường,
tăng cường các thiết bị…phục vụ các điều kiện chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo
dục trẻ. Trong thời gian qua, nhà trường đã được sự hưởng ứng tích cực
của hầu hết cha mẹ trẻ, hỗ trợ kinh phí cho nhà trường thực hiện được kế
hoạch đề ra.
Sự hỗ trợ của phụ huynh các lớp đã huy động sách, truyện cũ của học
sinh để bổ sung góc thư viện thêm phong phú, lớp Hoa Hồng, Nhỡ 1, Nhỡ
3 cùng kêu gọi đóng góp chia sẻ đồ chơi cùng với bạn. Kết quả lớp huy
động rất nhiều đồ chơi ở lớp.
Ngoài ra, tôi luôn chú trọng các thông tin tuyên truyền ở các lớp về nội
dung cũng như hình thức tuyên truyền.
Tuyên truyền thông qua các bảng panô apphic, trang trí môi trường
đẹp về hình thức, phong phú về nội dung: Chương trình giáo dục Mầm non
mới, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Xây dựng môi trường “Xanh-
Sạch-Đẹp- An toàn”, tuyên truyền an toàn giao thông, giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho trẻ
Tạo được điệu kiện giúp cô giáo tăng cường khai thác môi trường tự
nhiên, xã hội để giúp cháu được trải nghiệm, được khám phá, phát huy tính
tư duy độc lập sáng tạo và đặc biệt là luôn chú ý lấy trẻ làm trung tâm, cô
giáo là người hướng dẫn, gợi mở để trẻ trả lời. Nhờ vậy, chất lượng giáo
dục trẻ không ngừng nâng lên, giúp trẻ phát triển cân đối về thể chất và tinh
thần.
Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã chỉ đạo các lớp xây dựng môi
trường lớp học với màu sắc nhẹ nhàng, hài hoà, các đồ dùng, đồ chơi trong
lớp vừa tầm với trẻ, trẻ có thể tự lấy và cất gọn gàng, ngăn nắp mà không
xa cách tạo cho trẻ sự gần gũi và một tâm thế vui vẻ, hứng thú tham gia các
hoạt động trong lớp. Các góc chơi thực sự phục vụ cho việc học của trẻ, sắp
xếp theo hứng thú, nhu cầu học của trẻ. Trang trí môi trường bằng chính
sản phẩm của trẻ, hình ảnh trong các góc chơi được thay đổi theo các chủ
điểm tạo cho trẻ sự thích thú với điều mới lạ.
6.Kết quả nghiên cứu:
Sau một năm tôi áp dụng các biện pháp trên, nhận thấy kết quả đạt
như sau:
*Đối với trẻ:
Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo theo 5 lĩnh vực đạt từ 90% -
100%.
Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp, trẻ tự tin, mạnh dạn,
hoạt bát.
Trẻ thường xuyên được giao tiếp với nhau, giao tiếp với người lớn, giao
tiếp với môi trường xung quanh.
Trang trí trong và ngoài lớp học đẹp, phù hợp với chủ điểm. Thường
xuyên thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền để tạo sự mới lạ thu hút sự
chú ý của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động, các kỹ năng, kiến thức của trẻ phù
hợp với lứa tuổi, mạnh dạn, hồn nhiên trong giao tiếp.
*Đối với giáo viên:
-Chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày một nâng cao, giáo viên chủ
động sáng tạo, có nhiều hình thức tổ chức hoạt động học, 100% giáo viên
biết CNTT trong các hoạt động, 90% giáo viên thiết kế bài giảng điện tử.
Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt hiệu quả cao và tham gia
cấp thành phố đạt giải
Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp.
Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, sáng tao khi soạn giảng, hình
thức tổ chức các hoạt động được bố trí sinh động, phù hợp và tạo hứng thú
cho trẻ tham gia.
100% giáo viên soạn giảng bằng vi tính, 96 % thành thạo trong thiết
kế giáo án điện tử giảng dạy.
Tham gia tốt các chuyên đề, các hội thi, kịch bản do Sở, Phòng GD-
ĐT, cụm 1 và từ tổ đến trường.
Qua kiểm tra cuối năm học 2012-2013:
Tổng số giáo viên: 19
Trong đó: + 15 giáo viên xếp loại tốt đạt tỷ lệ: 78,9%
+ 04 giáo viên xếp loại khá đạt tỷ lệ: 21,1%
*Đối với phụ huynh:
Phụ huynh hiểu được đặc thù của Bậc học Mầm non là “Học mà chơi,
chơi mà học” Từ đó phụ huynh có những cảm thông, chia sẻ để nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường (Trong năm, mỗi học kỳ mỗi lớp
tổ chức 1 hoạt động qua “Hội giảng” cho toàn thể phụ huynh tham dự) đạt
hiệu quả cao, tham dự các hội thi, kịch bản và cùng với nhà trường trang bị
hêm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi và tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho
trẻ.
Sự ủng hộ đồng tình của phụ huynh: Các nguyên vật liệu để các cô làm
đồ chơi, trang bị thêm sách, tranh truyện ở góc thư viện của nhà trường, đồ
dùng đồ chơi cho các lớp và sự tham gia nhiệt tình ở các hội thi, kịch bản
7. Kết luận:
Qua một năm áp dụng các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục khối lớp Mẫu giáo, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Người quản lý chuyên môn thực sự phải linh động, nắm bắt các văn
bản chỉ đạo các cấp, đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể và kế hoạch đó được
sự thống nhất của tập thể. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo
từng tháng, năm và triển khai kịp thời có hiệu quả.
- Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc học
nâng chuẩn, trên chuẩn và tự học tự rèn để nâng cao trình độ bản thân.
- Tạo môi trường sinh hoạt của trẻ phải đảm bảo an toàn về thân thể
và tâm lý.
- Trang bị: tài liệu, học liệu, đồ dùng dạy học, đồ chơi của cô và trẻ
đầy đủ.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn hàng
tháng, tham quan học tập đơn vị bạn để học hỏi và trao đổi về chuyên môn.
- Tạo môi trường thuận lợi để trẻ thường xuyên được giao tiếp với
nhau, giao tiếp với người lớn, giao tiếp với môi trường xung quanh.
- Có sự quan tâm của các cấp và ủng hộ của phụ huynh trong nhà
trường cuối năm chất lượng giáo dục trẻ được nâng cao rõ nét.
- Làm tốt công tác kiểm tra trong nhà trường.
- Cùng phối hợp tốt công tác tuyên truyền ở phụ huynh và các đoàn
thẻ trên địa phương.
8. Đề nghị:
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố nên tổ chức cho giáo viên
được học tập một số sáng kiến đạt loại A, B cấp tỉnh để nâng cao kiến thức
viết và một số sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải sáng kiến kinh nghiệm
cho giáo viên học tập.
Quan tâm đầu tư thêm đồ dùng trang thiết bị theo qui định chuẩn của
Bộ GD&ĐT.
9. Phụ lục:
Tổ chức chuyên đề “ Làm quen văn học”
Tổ chức chuyên đề “ Làm quen với toán”
Tổ chức hoạt động học cho phụ huynh dự
Tổ chức hoạt động học cho phụ huynh dự
Tổ chức hoạt động học cho phụ huynh dự
Tổ chức kịch bản “Mừng Bà, mừng mẹ, cô và các bạn gái
Hình ảnh: Kiểm tra lý thuyết chuyên môn
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Sản phẩm tạo hình của trẻ
Sinh hoạt giao lưu với Chú Bộ đội 22-12
Trẻ cùng cô viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ
Bài tập 1: PHẦN KIỂM TRATRẮC NGHIỆM
Cách thực hiện: Đánh dấu X vào câu chọn đúng
Giáo viên: Lớp:
1.Thông tư số 17/2009/TT- BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về chương trình giáo dục Mầm non được ban hành ngày tháng
năm nào?
a. Ngày 25 tháng 8 năm 2009
b. Ngày 25 tháng 7 năm 2009
c. Ngày 25 tháng 7 năm 2010
2.Phương pháp giáo dục theo Thông tư 17/2009/TT- BGD-ĐT có mấy
nhóm phương pháp?
a. 6
b. 4
c. 5
3.Mục tiêu giáo dục của nhà trẻ có mấy lĩnh vực phát triển:
a. 4 lĩnh vực phát triển
b. 5 lĩnh vực phát triển
c. 6 lĩnh vực phát triển
4.Mục tiêu giáo dục của Mẫu giáo gồm những lĩnh vực phát triển nào?
a. Phát triển thể chất, phát triển vận động, phát triển ngôn ngữ, phát triển
thẩm mỹ, phát triển tình cảm - Xã hội.
b. Phát triển thể chất, phát triển dinh dưỡng, phát triển ngôn ngữ, phát
triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm - Xã hội.
c. Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ,
phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm - Xã hội.
5. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi gồm bao nhiêu lĩnh vực, bao nhiêu
chuẩn và bao nhiêu chỉ số?
a. Gồm 5 lĩnh vực, 26 chuẩn và 120 chỉ số
b.Gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số
c.Gồm 4 lĩnh vực, 26 chuẩn và 120 chỉ số
6.Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo
quyết định số 02/2008/QĐ- BGĐT ngày tháng năm nào?
a. Ngày 22 tháng 01 năm 2008
b. Ngày 23 tháng 01 năm 2008
c. Ngày 22 tháng 02 năm 2008
7.Qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm bao nhiêu
chương và bao nhiêu điều?
a. 5 chương và 13 điều.
b. 4 chương và 12 điều
c/ 4 chương và 13 điều
8.Tiêu chuẩn xếp loại xuất sắc chung cuối năm học của giáo viên mầm
non?
a. Là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
b. Là những giáo viên đạt loại khá ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
c. Là những giáo viên đạt loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
9. (Điều 34) Điều lệ trường Mầm Non qui định giáo viên:
a. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp độc
lập.
b. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm
vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ,
nhóm trẻ, lớp độc lập.
c. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ
chăm sóc giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ,lớp độc lập.
10. Phương pháp đánh giá trẻ cuối chủ đề theo Thông tư 17/2009/TT
BGD-ĐT?
a.Quan sát, đàm thoại, sử lý tình huống, đánh giá qua bài tập, phân tích
sản phẩm hoạt động của trẻ và trao đổi với phụ huynh.
b.Quan sát, trải nghiệm, sử lý tình huống, đánh giá qua bài tập, phân tích
sản phẩm hoạt động của trẻ và trao đổi với phụ huynh.
c.Quan sát, trò chuyện với trẻ, sử lý tình huống, đánh giá qua bài
tập, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ và trao đổi với phụ huynh.
11.Chuyên đề trọng tâm trong năm học của Ngành học MN :
a.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tiết kiệm năng
lượng
b.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tiết kiệm
năng lượng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục an toàn giao thông
và giáo dục bảo vệ môi trường.
c.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tiết kiệm năng
lượng và giáo dục bảo vệ môi trường.
12. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em qui định trong điều 43
Điều lệ trường MN có bao nhiêu quyền?:
a. 5 quyền.
b. 6 quyền.
c. 7 quyền.
13. Nhiệm vụ của giáo theo theo qui định( Điều 35) theo Điều lệ trường
Mầm non có mấy nhiệm vụ:
a. 4 nhiệm vụ
b. 5 nhiệm vụ
c. 6 nhiệm vụ
14.Hãy chọn mức qui định xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN?
a. Xuất sắc, khá, trung bình, kém
b. Tốt, khá, trung bình, kém
c. Xuất sắc, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu.
15. Số cháu tối đa trong một nhóm trẻ theo Điều lệ mầm non quy định
(Điều 13).
a. Trẻ 25- 36 tháng tuổi: 20 trẻ.
b. Trẻ 25-36 tháng tuổi :25 trẻ
c. Trẻ 25-36 tháng tuổi: 15 trẻ
16. Những dấu hiệu để nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng :
a.Trẻ chơi bình thường hoặc sốt nhẹ, mệt mõi, biếng ăn,lòng bàn tay,
bàn chân có những nốt đỏ phỏng.
b. Trẻ bị sốt cao, mệt mõi, lòng bàn tay, có những nốt đỏ trong cơ thể.
c. Cả hai đều đúng
17.Số cháu tối đa trong một lớp Mẫu giáo theo Điều lệ mầm non quy
định.
a. Trẻ 3-4 tuổi: 20 trẻ.
Trẻ 4-5 tuổi : 25 trẻ
Trẻ 5-6 tuổi: 30 trẻ
b. Trẻ 3-4 tuổi: 25 trẻ.
Trẻ 4-5 tuổi : 30 trẻ
Trẻ 5-6 tuổi: 30 trẻ
c. Trẻ 3-4 tuổi: 25 trẻ.
Trẻ 4-5 tuổi :30 trẻ
Trẻ 5-6 tuổi: 35 trẻ
18. Nhiệm vụ của trẻ em qui định trong điều 44 Điều lệ trường MN có
bao nhiêu quyền?:
a. 5 nhiệm vụ
b. 4 nhiệm vụ
c. 6 nhiệm vụ
19. Quyền của giáo viên và nhân viên qui định trong điều 37 Điều lệ
trường MN có bao nhiêu quyền?:
a. 6 quyền.
b. 5 quyền.
c. 4 quyền.
20.Quy trình rửa tay cho trẻ trong trường mầm non có bước:
a. 5 bước
b. 6 bước
c. 4 bước
21. Khi thiết kế chương trình tổ chức họat động giáo viên lưu ý vấn đề
gì?
a. Hứng thú của trẻ và những kiến thức bắt nguồn từ thực tế, gần gũi với
trẻ.
b. Khả năng của giáo viên
c. Cả hai đều đúng
22.Có mấy nguyên tắc khi thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày đối với
trẻ?
a. 5 nguyên tắc
b. 6 nguyên tắc
c. 7 nguyên tắc
Bài tập 2:
PHẦN KIỂM TRA XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Năm học: 2012-2013
Họ và tên giáo viên:
Lớp:
Câu hỏi tình huống:
1.Có một trẻ, mỗi khi đến lớp thường xuyên bám chặt lấy cha mẹ. Sau
khi cha mẹ về trẻ đó lại bám chặt lấy cô giáo. Chị xử lý tình huống như thế
nào?
2. Trong giờ hoạt động góc, có một số trẻ không thích tham gia vào các
hoạt động do cô giáo tổ chức là cầm đồ chơi ném hết vào bạn này đến bạn
khác. Là cô giáo chị xử lý tình huống này như thế nào?
3.Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi vui vẻ, bỗng có 2 trẻ
tranh gành một đồ chơi không ai chịu nhường ai. Chị xử lý tình huống như
thế nào?
4.Trong giờ họat động ngoài trời. Ở phần nội dung chơi tự do, cháu A
chẳng may xô phải bạn B ngã làm bạn B bị bong gân. Chiều mẹ cháu B
đón về đã có những lời xúc phạm đến cô giáo. Trong trường hợp đó, chị sẽ
giải thích như thế nào để mẹ cháu B hiểu?
5. Trong giờ chơi hoạt động góc của trẻ. Ở góc chơi phân vai “ Bé tập
làm Bác sĩ” Bé A đang bế búp bê đến Bác sĩ khám bệnh. Bé A bế búp bê
ngồi chờ ghế dành cho bệnh nhân. Bác sĩ B thì cứ nghịch ống nghe mà
không để ý bé A dang chờ khám bệnh. Bé A bế búp bê đứng dậy vẻ mặt
không hài lòng, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ B, còn bác sĩ vẫn say sưa
nghịch ống nghe không để ý gì. Là giáo viên chị xử lý tình huống này như
thế nào?
Cách giải quyết:
Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh cùng với bé A
Cô chào bác sĩ, nhờ bác sĩ khám hộ có bệnh gì , uống thuốc gì và nhờ
bác sĩ xem búp bê cuả bé A có bệnh gì không, uống thuốc gì. Cô gợi ý
cho bác sĩ thực hiện đóng vai của mình
6. Trong giờ hoạt động vui chơi, có một nhóm trẻ đang xem các bức tranh
về động vật “ Ở góc học tập” Có 2 cháu Lan và cháu Tú cãi nhau:
Cháu Lan nói: Thỏ là động vật sống trong rừng
Cháu Tú nói: Sai rồi, Thỏ là động vật nuôi trong gia đình, nhà mình
có nuôi thỏ mà. Là giáo viên chị xử lý tình huống này như thế nào?
Cách giải quyết:
- Giáo viên đến nhóm đó, thu hút thêm các trẻ nhóm khác
- Cô giải thích cho các trẻ được hiểu
+ Có nhiều chú thỏ sống trong rừng phải tự kiếm ăn, tự tìm chỗ
trú, không được con người chăm sóc thì con thỏ đó là động vật sống
trong rừng.
+ Những con thỏ được con người chăm sóc, cho thỏ ăn, àm nhà
cho thỏ ở nên gọi là động vật nuôi trong gia đình.
7. Khi đang dạy trẻ bài: “Cây xanh và môi trường sống” (Trẻ 5-6 tuổi)
một số cháu cho rằng: Cần phải tưới nước thường xuyên cho cây nếu không
cây sẽ không sống được, không ra hoa, kết quả Có mộ trẻ khác nói: Dạ
không đúng ạ! Vì nhà cháu có cây bàng mà chẳng thấy mẹ tưới cây mà cây
vẫn sống vẫn ra hoa, quả. Là giáo viên chị xử lý tình huống này như thế
nào?
Cách giải quyết: