Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Cây thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.84 KB, 82 trang )

Module 1:
QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM)
TRÊN CÂY THUỐC LÁ
I. Khái niệm về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM):
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated
Pest Management. Nghĩa là sử dụng tổng hợp các biện pháp quản lý, kỹ thuật hợp lý
nhất một cách khôn ngoan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do các loài dịch
hại gây ra cho cây trồng; thực hiện việc bảo vệ cây trồng đi đôi với bảo vệ môi
trường; sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, vừa đảm bảo chi phí sản xuất thấp nhất
nhưng phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được mục đích này, người nông dân
cần thiết phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng cùng với sự tương tác của các thành
phần trong hệ sinh thái. Trên cơ sở đó, chính người nông dân đưa ra các quyết định
thực hiện các giải pháp kỹ thuật hay phương pháp quản lý sao cho đạt kết quả tốt
nhất. IPM phải do chính người nông dân thực hiện chứ không phải ai khác.
II. Các nguyên tắc căn bản của IPM:
- Trồng cây khỏe mạnh trong môi trường phù hợp.
- Phải bảo tồn và phát triển thiên địch.
- Thường xuyên thăm đồng ruộng để theo dõi diễn biến của các thành phần
trong hệ sinh thái, đặc biệt là các loài dịch hại.
- Học viên là những người nông dân phải trở thành chuyên gia IPM ngay trên
đồng ruộng của mình.
III. Giới thiệu một số biện pháp căn bản trong IPM:
1. Luân canh:
Luân canh là một biện pháp canh tác cần được chú trọng, bởi vì nó mang đến
nhiều lợi điểm. Mục tiêu của luân canh là tránh không cho các tác nhân gây hại có
được ký chủ thích hợp để sinh sống và phát triển dân số trong thời gian càng lâu càng
tốt.
● Chọn cây trồng luân canh: Việc chọn cây trồng luân canh có ý nghĩa quyết
định đến kết quả luân canh. Phải xác định đúng các loại cây trồng mà các loại dịch
hại thuốc lá không thể gây hại được để đưa vào công thức luân canh. Các loại cây
trồng không nên chọn luân canh hoặc gối vụ với thuốc lá: các loại cà, khoai tây, dưa


chuột, dưa hấu, khổ qua, bầu bí, đậu bắp …
● Công thức luân canh: Cũng cần được thay đổi trong một chu kỳ nào đó để
ngăn chặn sự phát triển liên tục của một hoặc vài tác nhân gây hại. Công thức luân
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
1
canh mang lại hiệu quả khá tốt là 3 vụ cây trồng khác không cùng phổ ký chủ, sau đó
trồng lại thuốc lá hoặc chỉ trồng thuốc lá sau khi đã trồng 2 vụ cây trồng khác.
● Thời gian luân canh: Do việc luân canh là lấy đi cây trồng thích hợp cho sự
tồn tại của tác nhân gây hại nên khoảng thời gian luân canh càng lâu càng tốt.
2. Vệ sinh đồng ruộng và thiêu hủy tàn dư thực vật:
Là loại cây trồng đa niên nên thuốc lá có thể tiếp tục sống sau khi thu hoạch
xong, trừ khi bị chặt bỏ. Thân rễ thuốc lá và các loại cây trồng vụ trước có thể là
nguồn dinh dưỡng để duy trì sự tồn tại của các loài dịch hại. Thiêu hủy tất cả tàn dư
thực vật của vụ trước phải được thực hiện dù nhận thấy có nguồn gây hại hay không
và thực hiện ngay sau khi thu hoạch xong nhằm hủy hoại nhanh chóng môi trường
sống của dịch hại.
Thiêu hủy sớm tàn dư thực vật kết hợp với cày bừa đất làm cho các tác nhân
gây hại thuốc lá chết do bị tách ra khỏi môi trường sống. Hiệu quả của việc thiêu hủy
tàn dư thực vật là giảm dân số các loài dịch hại: Tuyến trùng gây sưng rễ, bệnh
khảm, bệnh đốm nâu, thối đen thân, héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas,…đồng thời
với giảm bớt côn trùng và hạt cỏ dại.
Trên đồng ruộng sau khi đã thực hiện luân canh, cây thuốc lá vẫn có thể được
trồng cạnh các loài cỏ dại có cùng phổ ký chủ gây hại. Vì vậy, việc vệ sinh đồng
ruộng, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi lưu tồn của tác nhân gây hại cũng như các
tác nhân lan truyền là điều cần thiết.
3. Các biện pháp nông học hỗ trợ khác:
Các biện pháp này chủ yếu cung cấp cho thuốc lá các điều kiện thuận lợi để đủ
sức chống chịu lại sự tấn công của dịch hại, ví dụ như áp dụng các biện pháp làm đất
phù hợp, tạo luống cao - rộng, thiết kế đồng ruộng hợp lý theo đặc điểm khí hậu - đất
đai của địa phương, áp dụng xử lý đất vườn ươm bằng nhiệt mặt trời, thực hiện bắt

sâu bằng tay khi mật độ sâu hại cây thuốc lá chưa cao hoặc chưa cần thiết, sử dụng
các loại bẫy chua ngọt hoặc bẫy đèn để nhận diện các loài sâu hại,…nhằm áp dụng
hệ thống các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Một số các biện pháp trước mắt có thể áp
dụng là:
 Tạo luống cao và rộng:
Vun luống cao và rộng tạo điều kiện tốt cho hệ thống rễ thuốc lá phát triển, do
đất tơi xốp và thoáng khí. Khi được vun luống cao, nhiệt độ đất ấm hơn. Ở những
vùng thiếu nước, luống cao và rộng giúp duy trì độ ẩm. Ngoài ra, việc tạo luống cao
và rộng còn giúp cho cây thuốc lá chống đổ ngã khi gặp gió lớn.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
2
 Khoảng cách trồng:
Khoảng cách giữa các cây thuốc trên hàng cũng ảnh hưởng đến sự phá hoại
của các loài dịch hại. Cây thuốc lá được trồng càng gần nhau thì càng dễ bị gây hại,
nhất là đối với các tác nhân gây hại phần phía trên mặt đất.
Khoảng cách hẹp giữa các cây tạo nên các vòm lá xen dày, tăng ẩm độ của
tầng lá bên dưới, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phát
triển.
 Bón phân cân đối:
Các tác nhân gây hại thường phát triển tốt ở các ruộng bón phân không cân
đối. Ví dụ:
+ Tuyến trùng sưng rễ rất dễ phát triển trong điều kiện cây bị thiếu Kali.
+ Mầm bệnh thối đen thân sẽ dễ gây hại cho thuốc lá khi bón quá nhiều đạm.
 Thứ tự của công việc trong trường hợp có xuất hiện bệnh:
Khi trên ruộng trồng có xuất hiện bệnh, cần thực hiện thứ tự công việc từ các
vùng không bệnh trước. Những thửa, những khu vực bị nhiễm bệnh sẽ được thao tác
sau cùng để giảm cơ hội lây lan của các tác nhân gây bệnh sang các vùng sạch bệnh.
Sau khi xới xong, dụng cụ lao động phải được vệ sinh sạch sẽ.
Đối với thao tác ngắt ngọn và đánh chồi, thứ tự thực hiện rất quan trọng nếu có
xuất hiện các loại bệnh thuốc khảm thuốc lá và nhất thiết cần theo nguyên tắc thực

hiện trên cây thuốc lá khoẻ trước, cây nhiễm bệnh sau.
 Chấm dứt xới xáo, vun cao luống sớm đối với các ruộng bị nhiễm bệnh:
Một số tác nhân gây bệnh chỉ có thể xâm nhập vào cây thuốc lá khi có vết
thương. Vì vậy xới xáo và vun luống hoàn tất sớm, ít gây tổn thương cho bộ rễ và sẽ
hạn chế được sự tấn công của các loại dịch hại. Điều này đặc biệt quan trọng khi
ruộng trồng đã có sẵn mầm bệnh.
4. Sử dụng giống thuốc lá kháng sâu-bệnh:
Tính kháng của giống thuốc lá sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý dịch hại. Chọn
giống là một công tác quan trọng để xác định trước những tổn thất do các tác nhân
gây ra cho thuốc lá về năng suất - chất lượng và hiệu quả mang lại. Các yếu tố để lựa
chọn giống thuốc lá là:
+ Các loại tác nhân gây hại hiện có tại vùng trồng.
+ Mức độ nhiễm bệnh và tính nghiêm trọng của bệnh.
+ Mức độ kháng sâu - bệnh của giống đang dự tính đưa vào sản xuất.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
3
+ Mức độ phù hợp của giống thuốc lá đối với điều kiện sẵn có tại vùng trồng
để đạt các mục tiêu về năng suất-chất lượng.
Khi đã chọn giống kháng để trồng, người trồng thuốc lá vẫn phải tuân thủ các
biện pháp kỹ thuật khác như: luân canh cây trồng, thiêu hủy tàn dư thực vật và áp
dụng các biện pháp nông học hỗ trợ khác…
5. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật:
Trong chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp-IPM, hóa chất bảo vệ thực vật
chỉ được đưa vào sử dụng khi các biện pháp liên hoàn khác không đạt được kết quả
tốt và chỉ nên sử dụng hóa chất phòng trừ sâu-bệnh khi xét thấy thật cần thiết. Do đó,
cần phải theo dõi, điều tra dân số và mức độ gây hại của các tác nhân, sử dụng hóa
chất diệt trừ phải đúng đối tượng gây hại. Đối với sâu hại, sử dụng hóa chất khi kết
quả điều tra dân số sâu hại vượt ngưỡng (có nghĩa nếu không dùng hóa chất diệt trừ
sẽ gây tổn thất lớn).
● Cách lấy mẫu: Tất cả các ruộng phải được kiểm tra cẩn thận, phương pháp

lấy mẫu tốt nhất là điều tra kỹ 10 cây liên tiếp tại 10 điểm khác nhau của mỗi ruộng
trồng. Khi diện tích ruộng trồng tăng lên thì số điểm lấy mẫu tăng theo tương ứng.
● Phương pháp điều tra: Tùy theo loại sâu hại, phương pháp điều tra có khác
nhau. Ví dụ:
+ Đối với bọ cánh cứng, sâu sừng, sâu xanh: kiểm tra chồi ngọn và 1/3 số lá
trên cùng.
+ Đối với rệp muội, trứng sâu sừng: kiểm tra mặt dưới của các lá ngọn và lá
giữa. Các lá dưới cùng dùng kiểm tra muội than, các giọt mật còn lưu lại để
xác định thời gian bắt đầu gây hại.
● Ghi lại tất cả số lượng, chủng loại sâu điều tra được, số cây có sâu, mức độ
thiệt hại do từng loại sâu gây ra. Khi có loại côn trùng nào không định danh được,
phải gửi mẫu nhờ định danh để tránh tiêu diệt nhầm các loại côn trùng có ích.
● Tùy theo tác nhân và đặc tính gây hại để lựa chọn hóa chất diệt trừ nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức
khỏe người sử dụng và hạn chế dư lượng trên sản phẩm lá thuốc lá.
● Cách sử dụng hóa chất căn cứ trên hướng dẫn của nhà sản xuất và đặc tính
của sâu hại. Chú ý thời gian cách ly an toàn của từng loại hóa chất.
● Côn trùng và ngưỡng xử lý:
- Sâu xanh: Xử lý khi 10% cây điều tra có sâu non ký sinh.
- Sâu xám: Xử lý khi 5% cây điều tra bị sâu cắn phá.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
4
- Bọ cánh cứng: Khi cây nhỏ: Xử lý lúc có 10% số cây điều tra có chồi ngọn bị
cắn phá. Khi cây lớn: Xử lý khi cây có hiện tượng rách hoặc tưa lá.
- Sâu sừng: Xử lý khi 10% số cây điều tra có sâu non. Không kể các sâu đã
kéo kén hoặc xác các kén còn vương lại trên lá. Trường hợp nếu tính sâu đã
kéo kén thì 5 kén = 1 sâu non.
- Rệp muội: Xử lý khi 10% số cây điều tra có ít nhất từ 50 con/lá trở lên.
IV. Những lợi ích khi thực hiện IPM:
- Bảo tồn được thiên địch và thiết lập được cân bằng sinh thái.

- Giảm thiểu đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong
việc bảo vệ cây trồng, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và cho cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế do việc sử dụng hóa chất có chọn lọc.
- Tạo một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
5
Module 2:
HỆ SINH THÁI CÂY THUỐC LÁ
I. Khái niệm về hệ sinh thái:
Khoa học sinh thái nghiên cứu các hệ sinh thái bao gồm các thành phần sống
và không sống; nhưng điều quan trọng nhất của khoa học sinh thái là nghiên cứu các
mối tương tác sinh ra trong hệ giữa các sinh vật sống và không sống. Trong cuộc
sống của các loài sinh vật nói chung và cây thuốc lá nói riêng luôn luôn có những
mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời bất cứ một tác nhân nào để phân tích độc lập
mà cần phải hiểu rằng trong thiên nhiên sinh vật và ngoại cảnh là một thể thống nhất.
Cây thuốc lá là một loại cây trồng cạn, có thời gian sinh trưởng ngắn,…nên được xếp
vào hệ sinh thái đồng ruộng. Trong bản thân của một loại cây trồng hay một quần thể
trên đồng ruộng có quan hệ rất phức tạp, nó vừa mang tính chất hỗ trợ, bổ xung cho
nhau, nhưng cũng mang tính chất kìm hãm nhau trong sự cân bằng sinh thái thực vật
và sinh vật. Để đạt được năng suất-chất lượng như người trồng thuốc lá mong muốn,
cần phải biết tác động đồng bộ và hệ thống các biện pháp từ công tác giống cho sản
xuất, áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp,…nhằm tạo được hiệu suất cao nhất.
II. Mối quan hệ cây thuốc lá trong hệ sinh thái đồng ruộng:
Mối quan hệ giữa cây thuốc lá với các hệ phụ trong hệ sinh thái đồng ruộng
được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Yếu tố khí hậu Các loài sinh vật khác
CÂY THUỐC LÁ

Yếu tố đất đai Tác động của con người

1. Yếu tố khí hậu trong hệ sinh thái cây thuốc lá:
Là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái đồng ruộng của cây thuốc lá, khi
đề cập đến yếu tố khí hậu trong hệ sinh thái đồng ruộng là muốn nói đến sự liên quan
đến các nhân tố bức xạ mặt trời, nhiệt độ, ẩm độ, mưa, gió…với cây thuốc lá cũng
như các tác nhân khác trên đồng ruộng. Trong yếu tố khí hậu có 3 yếu tố chính liên
quan đến sinh thái đồng ruộng được xét đến là bức xạ mặt trời, nhiệt độ và ẩm độ.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
6
1.1. Bức xạ mặt trời:
Mặt trời là nguồn năng lượng chính yếu của qủa đất. Nhiệt năng phát xuất từ
các hành tinh, các tinh tú khác và nhiệt năng từ lòng của qủa đất truyền lên nhưng
không đáng kể. Mặt trời phát ra một nguồn năng lượng rất lớn với độ dài sóng từ
0,15µ đến 4µ. Trong khoảng này ánh sáng có độ dài sóng từ 0,38µ đến 0,7µ và mỗi
độ dài sóng ứng với một màu nhất định, tia màu tím có độ dài sóng ngắn nhất và tia
màu đỏ có độ dài sóng dài nhất.
Các tia có độ dài sóng ngắn hơn tia tím thì gọi là tia tử ngoại và ngược lại các
tia có độ dài sóng dài hơn tia đỏ thì gọi là tia hồng ngoại. Ánh sáng mà cây trồng có
thể sử dụng được thường được gọi là bức xạ có hoạt tính quang hợp với độ dài của
bước sóng từ 0,38µ đến 0,7µ. Cây thuốc lá hấp thu được nhiều hay ít bức xạ tùy
thuộc vào diện tích lá, cách phân bố lá trên cây, góc độ đóng lá so với thân chính.
Người ta đã chứng minh được trong điều kiện diện tích lá tốt, quần thể cây
trồng hợp lý thì cây thuốc lá có thể hấp thu được trên 85% lượng bức xạ quang hợp,
12% bức xạ bị phản chiếu và có 3% ánh sáng xuyên qua tán lá xuống đất. Với kỹ
thuật canh tác như hiện nay, cây trồng chỉ mới sử dụng đưọc từ 4% đến 5% bức xạ
quang hợp để tạo năng suất.
Cây thuốc lá là cây quang hô hấp và ưa ánh sáng trực tiếp. Ngay từ khi xuất
hiện lá thật trong giai đoạn vườn ươm, cây con thuốc lá đã đòi hỏi ánh sáng để tiến
hành quang tổng hợp và chuyển từ sinh trưởng dị dưỡng sang sinh trưởng tự dưỡng.
Ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đến cây trồng là cường độ chiếu sáng và chất
lượng ánh sáng. Những giống thuốc lá được trồng trong điều kiện thâm canh hợp lý,

đủ nước, có ánh sáng mạnh, thường tích lũy vật chất cao trong đó có hàm lượng
Đường và Nicotine cao.
1.2. Nhiệt độ:
Mặt trời là nguồn nhiệt chính đối với qủa đất và các sinh vật sống trên qủa đất,
nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng càng lên cao phía mặt trời thì nhiệt độ càng
giảm thấp, sự hạ nhiệt này có nhiều nguyên nhân; không khí trong suốt đối với các
bức xạ sóng ngắn nên chỉ có một phần nhỏ (khoảng 19%) bức xạ mặt trời được
không khí hấp thu, sự hấp thu quan trọng nhất xảy ra trong lớp thấp của khí quyển
dưới 200m (từ mặt đất), vì ở tầng này có chứa nhiều hơi nước và các tạp chất, do đó
bức xạ mặt trời hâm nóng lớp không khí gần mặt đất nhiều hơn là tầng ở trên cao,
ngoài ra gần phân nửa tổng số bức xạ mặt trời (khoảng 47%) bị mặt đất hấp thu và
biến thành nhiệt. Do đó, mặt đất nóng nhiều hơn không khí. Sức nóng này được
truyền lên lớp không khí phía trên bằng 3 tiến trình: dẫn truyền, bức xạ sóng dài và
đối lưu. Như vậy, đối với khí quyển qủa đất mới là nguồn nhiệt trực tiếp còn mặt trời
chỉ là nguồn nhiệt gián tiếp mà thôi.
Xét về mặt sinh thái nông nghiệp, nhiệt độ được coi là nguồn nhiệt lượng của
hệ sinh thái nông nghiệp, nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố của phân vùng
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
7
nông nghiệp. Nhiệt độ giới hạn cho sự sinh trưởng của cây thuốc lá từ 20
o
C đến
30
o
C, nếu vượt quá ngưỡng 35
o
C và dưới ngưỡng 15
o
C cây thuốc lá sẽ sinh trưởng-
phát triển kém. Các vùng trồng thuốc lá trong nước ở các thời vụ chính có nhiệt độ

trung bình từ 20
o
C đến 25
o
C (ở phía Bắc) và 24
o
C đến 27
o
C (ở phía Nam). Thời kỳ
vườn ươm do nhiệt độ tương đối thích hợp nên tuổi cây con thường biến động từ 35
ngày đến 45 ngày; trái lại ở các tỉnh trồng thuốc lá phía Bắc, do nhiệt độ không khí
và nhiệt độ đất thấp (mưa nhiều, mây dày đặc, thời gian chiếu sáng kém, trời lạnh…)
làm cho thời gian sinh trưởng của cây con kéo dài hơn và thường biến động từ 50
ngày đến 55 ngày hoặc đôi khi kéo dài hơn nữa.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến cây thuốc lá thông qua việc tác động đến
điều kiện khí hậu trên đồng ruộng thuốc lá. Nhiệt độ cao làm tăng cường việc bốc
thoát hơi nước trên bề mặt của lá thuốc và làm tăng cường việc bốc thoát hơi nước
trong đất, điều này làm tác động đến chỉ số khô hạn. Khi có nhiệt độ thích hợp, để
phát huy thuận lợi cơ bản này các cán bộ nông học và các nhà trồng thuốc lá cần xác
định vùng trồng, yếu tố thời vụ, chế độ luân canh và cố gắng chọn giống có chu kỳ
sinh trưởng hợp lý.
1.3. Ẩm độ:
Ẩm độ được đề cập đến trong nông nghiệp bao gồm: ẩm độ không khí và ẩm
độ đất. Ẩm độ nói chung có liên quan trực tiếp đến chế độ mưa, lượng nước và số lần
tưới, thoát nước hoặc bốc thoát hơi trên bề mặt của thảm thực vật, đất, sông ngòi, ao
hồ,
1.3.1. Ẩm độ không khí:
Như đã biết lượng hơi nước chứa trong không khí rất nhỏ, trung bình kém hơn
2% khối lượng chung của không khí. Tuy nhiên, hơi nước là thành phần quan trọng
của khí quyển vì hơi nước ảnh hưởng đến các yếu tố khí tượng khác. Lượng hơi nước

chứa trong không khí thay đổi tùy theo địa điểm gần hay xa nguồn cung cấp hơi nước
và tuỳ theo mùa ẩm ướt hay khô ráo trong năm. Hơi nước xuất phát từ sự bốc hơi
trên biển cả, ao hồ, đất ướt và thảo mộc. Hơi nước không trông thấy được, nhưng hơi
nước không ở mãi trạng thái hơi mà thường biến đổi sang thể lỏng hoặc thể rắn tức là
thành mây. Nếu có điều kiện thuận lợi thì mây sẽ rơi xuống thành mưa hoặc tuyết.
Sau khi rơi xuống đất, một phần ít (khoảng 30%) nước mưa chảy đi và phần còn lại
(khoảng 70%) được trả về khí quyển do bốc hơi từ ao hồ, các loại cây cối,…Sự bốc
hơi trên đất liền và trên biển tạo thành mây. Mây nầy cho mưa trả nước về đất và
biển.
1.3.2. Ẩm độ đất:
Nước ở trong đất suy cho cùng bắt nguồn từ mưa. Tuy nhiên không phải tất cả
số nước mưa rơi xuống đều được tích trữ trong đất. Một phần nước mưa bị bốc hơi
trước khi rơi xuống mặt đất; nếu đất có thảo mộc, thì một số giọt mưa bị tàn lá cây
ngăn chận lại rồi bốc hơi trở về khí quyển. Một số được thảo mộc hấp thu và phần
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
8
lớn số nước mưa xâm nhập vào đất cũng bốc hơi trở về khí quyển. Ngoài ra, một
phần nuớc mưa thấm rút và chảy đi nơi khác, phần này không ích lợi cho cây trồng.
Như vậy, nước mưa hay nước tưới được cung cấp vào đất trồng được chia
thành 4 phần: Một phần thấm rút đi mất, một phần dự trữ trong đất, một phần chảy đi
trên mặt và một phần bốc hơi trực tiếp hay gián tiếp xuyên qua cây trồng. Phần nước
thấm rút, chảy đi trên mặt và bốc hơi trực tiếp là phần không ích lợi cho cây trồng.
Chỉ có phần nước lưu trữ là cây trồng có thề sử dụng được.
Đối với các loại cây trồng cũng như đối với các loài sinh vật khác, nước là yếu
tố quan trọng; nước không những đóng vai trò điều hòa nhiệt độ, môi trường của các
phản ứng sinh lý-sinh hóa xảy ra trong cây trồng-tác nhân vận chuyển dinh dưỡng từ
đất lên nuôi cây-mà còn là thành phần hết sức quan trọng của tế bào thực vật. Nếu
xét các ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến cây trồng có thể chia thành 2 dạng:
● Ảnh hưởng gián tiếp:
- Trên bức xạ:

Nếu không khí khô ráo thì bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất vượt qúa yêu
cầu của cây trồng, làm cho cây tăng khả năng bốc thoát hơi nước, nếu không được
cung cấp đầy đủ nước thì cây sẽ chết do thiếu nước hoặc làm giảm năng suất-chất
lượng. Ngoài ra hơi nước cũng hấp thu bức xạ sóng dài của mặt đất, nhờ vậy ngăn
cản bớt sự hóa lạnh vào ban đêm.
- Trên sự bốc thoát hơi nước của cây trồng:
Ẩm độ càng cao thì sự bốc hơi của cây trồng thông qua bề mặt lá sẽ kém, do
đó nếu thời tiết qúa khô ráo và nếu cây trồng không được cung cấp đủ nước, cây sẽ
chết vì héo. Tuy nhiên, nếu trong không khí bão hòa hơi nước thì sự bốc hơi nước
thông qua bề mặt lá cũng bị ngưng trệ và kết qủa cây trồng sẽ bị thiệt hại do dưỡng
chất không được vận chuyển từ trong đất lên nuôi thân lá.
- Trên ký sinh vật và ẩm độ:
Ký sinh vật, ẩm độ cao cũng là một yếu tố biểu hiện thuận lợi cho các
loài sâu cũng như bệnh hại cây trồng trong qúa trình sinh trưởng-phát triển. Ngoài ra
ẩm độ cao cũng sẽ là môi trường thuận lợi cho các loài mọt, nấm bệnh phát triển và
gây hại trong qúa trình bảo quản.
● Ảnh hưởng trực tiếp của ẩm độ trên cây trồng:
Ẩm độ hợp lý sẽ giúp cho cây trồng thực hiện chức năng quang tổng hợp dễ
dàng, mỗi một loài cây trồng đều có yêu cầu ẩm độ thích hợp, ngay cả từng loại
giống thuốc lá cũng có những yêu cầu về ẩm độ khác nhau và ngay từng giai đoạn
sinh trưởng - phát tiển cây thuốc lá cũng có yêu cầu khác nhau. Căn cứ vào tính thích
ứng của độ ẩm, cây trồng được chia ra thành 3 loại: loại sống trong điều kiện khô
hạn, loại trung gian và loại ngập nước. Cây thuốc lá được xếp vào loại trung gian về
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
9
yêu cầu độ ẩm. Trong các nhóm giống thuốc lá, nhóm giống thuốc lá Oriental được
xem là nhóm giống chịu hạn khá nhất.
Lợi dụng vào đặc tính thích ứng độ ẩm của cây thuốc lá mà các nhà nông học
căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng-phát triển với những nhu cầu độ ẩm khác nhau
mà điều tiết cơ học giúp gia tăng năng suất-chất lượng. Việc giảm dần độ ẩm thông

qua việc tưới trong giai đoạn vườn ươm để gia tăng tính chống chịu, giảm sâu bệnh,
kích thích phát triển chiều cao cây, đường kính thân, số lá, hệ thống rễ,…của cây
con. Cũng tương tự như vậy, lợi dụng đặc tính của cây thuốc lá sau 30 ngày trồng, sự
phát triển chủ yếu của cây là bộ rễ, từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo cho
cây thuốc lá thiếu nước tạm thời (hay gọi là tạo “stress” cho cây) nhằm kích thích hệ
thống rễ đâm sâu, đâm ngang và phát triển theo chiều rộng, chính đó là việc giúp cho
cây thuốc lá gia tăng năng suất-chất lượng sau này. Độ ẩm đất còn ảnh huởng đến
một vài chất hóa học trong lá thuốc lá, những thí nghiệm của Dupizamet cho kết
luận: nếu độ ẩm đất càng tăng thì hàm lượng đạm, Nicotine trong lá giảm, trong khi
đó đường hòa tan trong lá lại tăng.
Thuốc lá là loại cây cần độ ẩm để sinh trưởng và phát triển nhưng nó không
phải là cây chịu ngập nước, nếu không may bị ngập từ 2 đến 3 ngày là cây sẽ bị chết
hoàn toàn, Vì vậy, trong canh tác cây thuốc lá không được phép để nước đọng giữa 2
rãnh thuốc lá khi tưới hoặc sau cơn mưa.
Như vậy, đứng về hệ sinh thái cây thuốc lá, với yếu tố khí hậu, một lần nữa
cho thấy có mối quan hệ hết sức khắn khít và hữu cơ, không được phép tách rời hoặc
xem nhẹ một yếu tố nào trong mối liên hệ này; từ bức xạ mặt trời, nhiệt độ, ẩm độ
đất và không khí, mưa, gió,…là những yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau và là
nhà nông học hoặc là người trồng khi trồng thuốc lá cần thiết phải hiểu rõ mối liên
quan hỗ tương này để áp dụng đầy đủ và chính xác yêu cầu về mặt sinh lý-sinh thái
cây thuốc lá nhằm đạt mong muốn về năng suất-chất lượng và hiệu qủa.
2. Yếu tố đất đai trong hệ sinh thái cây thuốc lá:
Theo Ông Đômơlông A. định nghĩa: “ Đất là lớp mặt tự nhiên có cấu trúc xốp,
có độ dày khác nhau được tạo thành do sự biến đổi đá mẹ dưới ảnh hưởng của các
quá trình vật lý, hóa học và sinh vật học khác nhau”. Như vậy, đất có 2 nhiệm vụ:
● Làm chỗ dựa cho cây:
Có nghĩa là phải đạt những điều kiện nhất định về tính ổn định, độ thoáng khí,
tính thấm nước,…hay nói cách khác là phải có cấu trúc vật lý thích hợp.
● Là kho dự trữ thức ăn của cây trồng:
Đất đai giữ vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây

trồng nói chung và cây thuốc lá nói riêng và là một trong những yếu tố quan trọng
đối với việc hình thành năng suất-chất lượng cho cây thuốc lá. Đất là một môi trường
phức tạp, nó bao gồm môi trường vật lý, hóa học và sinh học. Nó qui định chế độ
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
10
dinh dưỡng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm cho hệ rễ cây thuốc lá thực hiện chức năng
trao đổi, hấp thu và tổng hợp các điều kiện sống. Nếu xét về tính chất lý hóa của đất
thì các kết luận của các nhà khoa học về thuốc lá đều thống nhất quan điểm chính nó
đóng vai trò chủ yếu cho năng suất và chất lượng cây thuốc lá.
Tùy vào đặc tính của giống thuốc lá mà nó yêu cầu loại đất, lý hóa tính của đất
khác nhau, nhưng nhìn chung thì đất đai thích hợp cho thuốc lá vàng sấy phát triển
là: đất nghèo dinh dưỡng, có pH hơi kiềm, có thành phần lý tính là cát pha (tỷ lệ 50%
đến 60% cát), đất tơi xốp, thoát nước tốt, độ mùn < 1,5%. Trong khi đó đối với giống
thuốc lá Burley-là loại thuốc lá làm khô bằng không khí-thì yêu cầu tính chất đất đai
có khác, đất thích hợp cho thuốc lá Burley là đất cát pha sét, có nhiều mùn, độ mùn
yêu cầu cao (>2%), hoặc có thể phát triển trên loại đất có sét nhưng đất phải có cơ
cấu viên, xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, pH hơi kiềm.
Yếu tố đất đai trong hệ sinh thái cây thuốc lá có liên quan chặt chẽ đến các yếu
tố khí hậu, sinh vật và con người tác động. Trong mục tiêu năng suất - chất lượng và
hiệu qủa đối với cây thuốc lá, nhà nông học và người trồng thuốc lá bằng những kiến
thức và kinh nghiệm của mình phải tác động một cách đầy đủ, hợp lý hệ thống các
biện pháp canh tác, bố trí thời vụ, chọn giống,…để tránh việc bóc lột thái qúa các vật
chất hữu cơ cũng như vô cơ có trong đất, hạn chế xói mòn hoặc phá hư kết cấu đất do
việc áp dụng qui trình canh tác không hợp lý. Ngoài ra, nhà nông học và người trồng
thuốc lá cần hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ của các yếu tố trong hệ sinh thái cây thuốc
lá nhằm hạn chế những loài sinh vật gây hại và hạn chế những thiệt hại không cần có
do không nắm vững các nguyên nhân kể trên.
3. Yếu tố sinh vật trong hệ sinh thái cây thuốc lá:
Trong hệ sinh thái đồng ruộng cây thuốc lá, thuốc lá là hệ trung tâm với các hệ
phụ gồm các sinh vật khác nhau để tạo thành hệ sinh thái quần thể sinh vật. Trong

thiên nhiên các hệ phụ rất đa dạng, phong phú và có quan hệ qua lại rất chặt chẽ; ở
đây chỉ phân tích một số sinh vật gây hại cho thuốc lá:
3.1. Cỏ dại:
Là một trong các thành phần gây hại cho cây thuốc lá, làm ảnh hưởng đến
năng suất - chất lượng và hiệu qủa của người trồng. Cỏ dại trên ruộng thuốc lá sẽ
tranh chấp dinh dưỡng, nước,…với cây thuốc lá. Ở giai đoạn đầu trong vườn ươm
hoặc sau khi trồng nếu không phòng trừ kịp thời, cỏ dại sẽ cạnh tranh ánh sáng với
cây thuốc lá. Ngoài ra, đặc biệt quan trọng là tạo nơi ẩn núp của các loại sâu, là ổ của
các loài dịch bệnh hại thuốc lá và là nguồn thức ăn cho một số loại côn trùng khác,
trong đó đáng kể là các nòi tuyến trùng hại thuốc lá. Cỏ dại cạnh tranh với thuốc lá
có nhiều loại như: các loại cỏ thân ngầm (cỏ gấu, cỏ tranh, cỏ chỉ,…), và một số loại
cỏ khác không kém phần nguy hiểm khác (cỏ gà, cỏ trinh nữ,…). Đối với mỗi loài cỏ
dại, nhà nông học hoặc người trồng thuốc lá cần nhận diện thật chính xác, đầy đủ và
nghiên cứu các biện pháp phòng trừ cụ thể để giảm chi phí trong sản xuất.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
11
3.2. Các loài bệnh hại thuốc lá:
Bệnh hại thuốc lá thường xuyên là mối đe dọa đến kết qủa tốt đẹp của cây
trồng. Có nhiều loại bệnh khác nhau gây hại cho thuốc lá mà mức thiệt hại từ nhẹ đến
hư hại hoàn toàn. Một số bệnh tuy ít xuất hiện ở một nơi nào đó nhưng cùng lúc đó
một số loại bệnh khác lại xảy ra nghiêm trọng từ năm này qua năm khác tại những
vùng tập trung hay một vài cánh đồng thuốc lá. Bệnh xâm nhập vào cây thuốc lá
bằng nhiều con đường khác nhau, có thể từ nguồn hạt giống, thân-lá đã mang mầm
bệnh, tàn dư thực vật trên đồng ruộng, tồn tại trong nguồn nước tưới hay ở cỏ dại,…
Trong điều kiện môi trường thuận lợi, các mầm mống nguy hiểm này sẽ phát
sinh và gây hại. Một điều mà các nhà nông học và người trồng thuốc lá cần quan tâm
là điều kiện ngoại cảnh giúp cho cây thuốc lá phát tiển tốt cũng là điều kiện khá thích
hợp cho các loại bệnh hại thuốc lá xâm nhập và gây hại. Chính vì vậy, yếu tố con
người trong hệ sinh thái cây thuốc lá nầy cần hiểu biết một cách khoa học trong công
tác phòng trừ hữu hiệu mà không ảnh hưởng đến các hệ phụ khác trong quần thể sinh

vật.
Các loại bệnh hại chính trên thuốc lá được ghi nhận gồm:
- Các loại bệnh do nấm: Bệnh đốm mắt cua, đốm vòng, đốm nâu, cháy rìa lá,
thối đen thân, thối cổ rễ,….
- Các loại bệnh do vi khuẩn: thối nhũn lá khi phơi, héo rũ vi khuẩn, cháy lá do
vi khuẩn,….
- Các loại bệnh do Virus: như xoắn lá, bệnh da ếch, bệnh khảm thuốc lá,….
3.3. Động vật hại thuốc lá:
Động vật hại thuốc lá vừa mang tính gây hại trực tiếp (như ăn lá cây, thân và
đục qủa…) và gây hại gián tiếp (môi giới truyền bệnh). Tổn thất do động vật gây hại
đối với thuốc lá không phải là nhỏ (trên dưới 20% giá trị tổng sản lượng) và càng
nguy hiểm hơn đối với những quốc gia có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm hay
những tiểu vùng thuốc lá có nhiệt độ và ẩm độ cao như Việt Nam.
Việc phòng trừ động vật gây hại cho thuốc lá cần theo một nguyên tắc là
phòng trừ tổng hợp, trong đó lấy công tác phòng là chính, trừ kịp thời và triệt để.
Hiệu qủa của công tác phòng trừ tuỳ thuộc vào độ chính xác của công tác dự tính, dự
báo, tuỳ thuộc vào chế độ và biện pháp canh tác cũng như áp dụng các biện pháp
phòng trừ. Các loài động vật gây hại chính trên thuốc lá có thể được đề cập trên vườn
ươm và ngoài đồng ruộng là: dế, kiến, ốc sên, giun, sâu ăn lá, rệp sáp, cào cào,
3.4. Tuyến trùng hại thuốc lá:
Là một loài thuộc nhóm giun tròn mà mắt thường không thể quan sát được;
hiện nay đã có một vài vùng thuốc lá trong nước bị gây hại bởi đối tượng này. Tuyến
trùng chủ yếu sống trong đất có độ ẩm thích hợp và gây hại hệ thống rễ cây thuốc lá
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
12
làm hạn chế đến cơ chế hấp thu dinh dưỡng trong đất lên thân lá để nuôi cây. Mức độ
gây hại lớn nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào nhà nông học hoặc người trồng thuốc lá áp
dụng chế độ luân canh, cày bừa, thời vụ gieo trồng, chế độ tưới,….có hợp lý hay
không mà các loài tuyến trùng cũng gia tăng mật độ để gây hại. Ngoài việc làm hạn
chế sự hấp thu khoáng chất của hệ thống rễ, tuyến trùng còn tạo nhiều vết thương

trên bộ phận gây hại và là ngưỡng cho các loại bệnh xâm nhập gây hại cây thuốc lá.
Trong các vùng nóng ẩm, việc áp dụng chế độ canh tác không hợp lý sẽ giúp
cho sự tăng trưởng của tuyến trùng. Trên cây thuốc lá những loài thường gặp là:
tuyến trùng gây sưng rễ, tuyến trùng gây sưng đầu rễ,…
III. Các cấp trong hệ sinh thái & Vai trò, chức năng trong chuỗi dinh dưỡng:
Sự phân định các cấp trong chuỗi dinh dưỡng giúp người nông dân hiểu được
vai trò của từng loài ở các cấp trong hệ sinh thái đồng ruộng. Hiểu biết này giúp cho
người nông dân có các quyết định đúng đắn trong việc quản lý đồng ruộng, quản lý
cây trồng. Trong hệ sinh thái đồng ruộng, người ta phân chia làm 4 cấp:
- Cấp 1: thực vật, là những loài có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời tổng
hợp ra chất hữu cơ, nguồn gốc của sự sống.
- Cấp 2: những loài sinh vật dùng thực vật làm thức ăn, còn gọi là ký sinh cấp
1. Các loài dịch hại cây trồng như côn trùng, nấm, vi khuẩn, tuyến trùng,…nằm trong
nhóm này. Xét về ý muốn chủ quan, đây là cấp có hại cho sản xuất nông nghiệp cần
phải loại trừ.
- Cấp 3: các loài sinh vật dùng các loài trong cấp 2 làm thức ăn. Chúng ta gọi
đây là nhóm thiên địch hay ký sinh cấp 2. Đó là các loài côn trùng, nấm,vi khuẩn
hoặc virus ký sinh trên các loài cấp 2. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất thuốc lá nói riêng, bảo vệ các loài trong cấp 3 đồng nghĩa với việc hạn chế phát
triển và tác hại của nhóm cấp 2. Đây cũng là một trong 4 nguyên tắc căn bản của
Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp-IPM.
- Cấp 4: bao gồm các loài sử dụng xác bã động, thực vật đã chết làm nguồn
thức ăn. Đó là côn trùng, nấm, vi khuẩn,…ăn hoặc phân hủy xác bã động-thực vật,
biến nguồn dinh dưỡng chứa trong xác bã đó thành thức ăn nuôi cây. Cấp này là mắc
xích cuối cùng trong chuỗi dinh dưỡng khép kín.
IV. Hướng dẫn học viên điều tra Hệ sinh thái đồng ruộng.
1. Hướng dẫn học viên cách điều tra phân tích Hệ sinh thái:
● Tình hình sinh trưởng của cây như thế nào? Cách xử lý tiếp theo?
● Tình hình sâu bệnh hại như thế nào ? Biện pháp tác động cho tuần tới là gì?
● Độ ẩm, cỏ dại, xới xáo, tưới nước…

Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
13
2. Các chỉ tiêu điều tra phân tích hệ sinh thái:
● Chiều cao cây (cm)
● Số lượng lá trên cây (lá/cây)
● Chiều dài, chiều rộng của lá (cm)
● Đánh giá chất lượng lá thuốc lá trước khi sấy
● Đánh giá chất lượng lá thuốc sau khi sấy
● Năng suất (tạ/ha)
● Nhận diện, đếm sâu hại và thiên địch
● Nhận diện, tính tỷ lệ bệnh hại và cấp độ bệnh
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
14
Module 3:
SỬ DỤNG AN TOÀN CÁC LOẠI HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÊN CÂY THUỐC LÁ
Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại thuốc lá là sự kết hợp lý tưởng các biện pháp
sinh học, canh tác Biện pháp hoá học mặc dù có nhiều nhược điểm như gây độc cho
người sử dụng, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái trong tự nhiên, diệt cả
thiên địch, làm tăng cường khả năng chống thuốc của sâu hại, gây hiện tượng tái phát
dịch hại, để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, nhưng vẫn phải sử
dụng do 1 số ưu việt của chúng là khả năng diệt trừ sâu nhanh, rẻ tiền, dễ áp dụng,…
Nội dung chương trình này chỉ nêu sơ lược về biện pháp hoá học. Đây là biện pháp
cuối cùng phải sử dụng khi các biện pháp khác không đủ phát huy tác dụng.
Thuốc bảo vệ thực vật (sau đây gọi là BVTV) là những hợp chất độc có nguồn
gốc tự nhiên hay tổng hợp hoá học được dùng để phòng trừ các loài sâu, bệnh, cỏ dại,
chuột, gây hại cho cây trồng và nông sản nói chung và cây thuốc lá nói riêng.
I. Tiêu chuẩn một loại thuốc BVTV:
- Có khả năng tiêu diệt hay ngăn chặn sự phá hại của dịch hại.
- Có độc tính cao với dịch hại nhưng an toàn với cây trồng, không ảnh hưởng

đến chất lượng sản phẩm. Không ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển
của sinh vật có ích.
- Có thời gian phân huỷ ngắn, không gây ô nhiễm môi trường.
- Cách vận chuyển, chuyên chở, bảo quản không quá phức tạp.
- Giá cả phù hợp và được người sản xuất chấp nhận. Khi sử dụng đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
II. Phân loại thuốc trừ sâu - bệnh theo đối tượng sử dụng:
1. Theo đối tượng phòng trừ:
- Thuốc trừ sâu .
- Thuốc trừ nhện.
- Thuốc trừ bệnh nấm.
- Thuốc trừ bệnh vi khuẩn-Thuốc trừ cỏ dại.
- Thuốc trừ tuyến trùng.
- Thuốc trừ sên.
- Thuốc trừ chuột,
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
15
2. Phân loại theo dạng chế phẩm sử dụng:
-Thuốc bột.
-Thuốc hạt.
-Thuốc sữa,
3. Phân loại thuốc trừ sâu bệnh theo kiểu tác động:
-Thuốc vị độc
-Thuốc tiếp xúc
-Thuốc nội hấp (lưu dẫn)
-Thuốc xông hơi,
III. Bốn nguyên tắc khi sử dụng thuốc hoá học BVTV:
- Đúng thuốc.
- Đúng lúc.
- Đúng liều lượng.

- Đúng kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho con người và môi trường.
IV. Một số kỹ thuật an toàn khi sử dụng thuốc hoá học BVTV:
1- Nguyên tắc chung:
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
+ Pha thuốc cách nguồn nước ít nhất 50m. Không rửa dụng cụ, quần áo ở đầu
nguồn nước.
+ Sử dụng bảo hộ lao động: quần áo, mũ, kính, găng tay, khẩu trang, khi phun
+ Không ăn, hút thuốc lá trong khi đang sử dụng thuốc.
+ Bảo đảm thời gian cách ly khi cần vào ruộng và khi thu hoạch.
+ Khi có người bị ngộ độc, cần nhanh chóng sơ cứu theo hướng dẫn và nhanh
chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
+ Không phun thuốc vào giữa trưa nắng nóng và luôn đi cùng với chiều gió.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
16
2. Công cụ phun-rải thuốc:
Bao gồm các loại bơm tay, bơm động cơ, bơm phun mù, bơm hạt cực nhỏ và
được sử dụng tuỳ loại thuốc.
3. Phương pháp phun-rải thuốc BVTV:
Tuỳ thuộc vào công cụ phun-rải, nhưng cần bảo đảm nguyên tắc rải đều lượng
thuốc trên diện tích cần phòng trừ. Có các cách phun-rải sau đây:
- Rắc, phun bột.
- Phun dung dịch:
+ Phun mưa: Cỡ hạt phun 150-400µ, lượng nước thuốc cần phun để phủ
kín một Hecta khoảng 600-1000 lít.
+ Phun sương: Cỡ hạt phun 50-200µ, lượng nước thuốc cần phun để phủ
kín một Hecta khoảng 300-600 lít.
+ Phun mù: Cỡ hạt phun <50µ, lượng nước thuốc cần phun để phủ kín một
Hecta khoảng 3-5 lít.
V. Giới thiệu một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh:
1. Thuốc trừ bệnh nấm và một số bệnh vi khuẩn:

1.1. Nhóm thuốc chứa đồng:
Là nhóm thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại bệnh nấm và cả 1
số vi khuẩn song hiệu lực thấp, tác dụng phòng bệnh là chính. Dạng sử dụng phổ
biến là Bordeaux với cách pha như sau: Hoà tan 0,1 kg Sulphate Đồng (CuSO
4
) trong
8 lít nước (để tan nhanh, có thể hoà tan trước trong 1 ít nước ấm). Khuấy đều 0,1 kg
vôi bột (hoặc 0,2-0,3kg vôi tôi) riêng vào 2 lít nước. Đổ từ từ đồng loãng vào vôi đặc
(không được làm ngược lại), vừa đổ vừa khuấy lắc đều. Thuốc sau khi pha sẽ có màu
xanh da trời (màu bordeaux), không đông vón, pH của thuốc đạt trên 7 (Có thể thử
bằng dụng cụ đo pH hoặc bằng cách mài sáng 1 miếng sắt mỏng hay lưỡi dao rồi
nhúng vào thuốc; sau 1-5 phút, nếu lấy ra không thấy phần mài sáng bị bám đồng
màu xanh hoặc đen xỉn là được. Nếu thấy còn bám đồng thì đổ thêm vôi và thử lại
bao giờ không thấy bám đồng thì được. Chú ý: nếu không thử mà phun ngay, cây con
thuốc lá trên vườn ươm có thể bị cháy do thuốc và gây chết giống như hiện tượng
bệnh chết rạp).
*
Cần chú ý: Không pha thuốc bằng dụng cụ kim loại
vì dụng cụ sẽ bị hỏng sau khi sử dụng.
* Yêu cầu sử dụng:
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
17
+ Lượng phun khoảng 10 lít/100m
2
vườn ươm để bảo đảm thuốc ướt đều mặt
lá thuốc.
+ Sử dụng ngay sau khi pha và không hỗn hợp với bất kỳ thuốc nào khác.
Hiện nay, để thuận lợi và dễ dàng khi sử dụng, các nhà sản xuất thuốc BVTV
đã đưa ra thị trường các danh mục thuốc khác có tác dụng tương tự như: thuốc trừ
nấm Oxychlorua đồng, Champion,…để pha trực tiếp vào nước lã với nồng độ 1-3%

(loại 30%) (1-3 phần thuốc pha vào 100 phần nước),
1.2. Thuốc Zineb:
Là một loại thuốc có tác dụng phòng bệnh ở dạng bột thấm nước. Có thể pha
thẳng vào nước lã với nồng độ 1-3% để phun phòng các loại bệnh nấm.
1.3. Thuốc Ridomyl:
Là 1 loại thuốc nội hấp có hiệu lực phòng trừ nhiều loại nấm bệnh, đặc biệt là
các bệnh nấm hại trong vườn ươm như: bệnh đen thân, bệnh mốc xanh. Thuốc có tác
dụng thấm sâu vào cây. Nồng độ sử dụng 0,1-0,3%
1.4. Thuốc Topsin M:
Là một loại thuốc trừ nấm có tác dụng nội hấp, có khả năng phòng trừ nhiều
loại bệnh nấm như: lỡ cổ rễ, chết rạp, đốm mắt cua, mốc xanh và một số bệnh nấm
khác hại cây con thuốc lá trong vườn ươm hoặc ruộng sản xuất. Nồng độ sử dụng từ
0,1-0,3%
Bên cạnh các loại thuốc phòng trừ bệnh hại thuốc lá nêu trên, hiện nay ngoài
thị trường có rất nhiều loại hoá chất BVTV khác rất đa dạng và có xuất xứ nhiều
nguồn gốc khác nhau, là cán bộ nông học hoặc là người trồng thuốc lá khi sử dụng
cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và các khuyến cáo khi sử dụng.
2. Một số loại thuốc trừ sâu:
2.1. Thuốc BT (Bacillus Thuringiensis):
Là loại thuốc có nguồn gốc vi khuẩn, tác động diệt sâu nhờ bào tử và độc tố vi
khuẩn Bacillus Thuringiensis. Thuốc có hiệu lực cao với sâu xanh, sâu khoang, và
diệt sâu nhờ cơ chế gây độc đường ruột, làm sâu chán ăn và chết. Nồng độ sử dụng là
0,1% (10gr thuốc cho 1 bình 10 lít nước) và nên phun trực tiếp vào chồi và 1/3 thân
phía trên vào sáng sớm hoặc chiều tối để thuốc có điều kiện tiếp xúc với sâu. Ngoài
ra có thể chấm, rót trực tiếp vào chồi cũng có tác dụng tốt.

2.2. Thuốc Ofatox:
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
18
Là loại thuốc hỗn hợp của Fenitrothion+Dipterex do Công ty BVTV I sản

xuất. Thuốc còn có tên Sumithion. Thuốc có dạng dung dịch, có tác dụng tiếp xúc, vị
độc và xông hơi. Với nồng độ 0,1% thuốc có khả năng trừ: sâu xám, sâu xanh, rệp,
sâu khoang,
2.3. Thuốc Dipterex:
Là loại thuốc trừ sâu ở dạng bột có tác dụng trừ sâu kiểu tiếp xúc, vị độc, xông
hơi. Với nồng độ 0,1% thuốc có hiệu lực tốt trừ sâu bộ 2 cánh, bộ cánh vẩy, bộ cánh
phấn như: sâu xanh, sâu xám, sâu khoang, rệp,
2.4. Thuốc Lannate:
Thuốc được chế tạo ở dạng bột hoà nước, có tác dụng trừ sâu kiểu tiếp xúc, nội
hấp. Với nồng độ 0,1% thuốc có khả năng diệt sâu xanh hại thuốc lá.
2.5. Thuốc Monitor:
Là loại thuốc trừ sâu dạng dung dịch có độ độc cao và đã bị hạn chế sử dụng
tại Việt Nam. Thuốc có tác dụng tốt trừ: sâu xanh, sâu xám, sâu khoang, rệp. Nồng
độ sử dụng là 0,1% và do độ độc cao nên khi sử dụng cần lưu ý bảo đảm an toàn cho
người, động vật và môi trường.
Tương tự như các loại thuốc phòng trừ bệnh hại thuốc lá, hiện nay ngoài thị
trường cũng có rất nhiều loại hoá chất BVTV khác rất đa dạng và có xuất xứ nhiều
nguồn gốc khác nhau, là cán bộ nông học hoặc là người trồng thuốc lá khi sử dụng
các loại thuốc phòng trừ sâu hại thuốc lá cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và
các khuyến cáo khi sử dụng.
VI. Hướng dẫn và thực hành các biện pháp an toàn cho người lao động:
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp.
- Sử dụng bình phun, máy phun hợp lý.
- Vệ sinh trong và sau khi phun thuốc.
- Các biện pháp cách ly an toàn cho người, gia súc tại khu vực phun thuốc.
- Vận chuyển, bảo quản thuốc và tiêu hủy bao bì an toàn.
- Phương pháp sơ cấp cứu và xử lý đối với người bị ngộ độc hoá chất BVTV.
Module 4:
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
19

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
CÂY THUỐC LÁ
Trồng thuốc lá là quá trình chuyên môn hóa phức tạp có quan hệ đến nhiều
mặt, trước hết là đặc điểm sinh học của nó.Thuốc lá là một trong những cây trồng rất
nhạy cảm với điều kiện sinh thái để sinh trưởng, phát triển, thay đổi hàm lượng vật
chất trong cây và do đó chất lượng của sản phẩm biến động mạnh dưới tác động của
điều kiện tự nhiên và các biện pháp kỹ thuật nông học.
Tính mẫn cảm của cây thuốc lá với điều kiện sinh thái đã giúp con người có
khả năng điều khiển được năng suất và chất lượng của nó. Đồng thời với đặc tính
như thế đòi hỏi người sản xuất phải có kiến thức nhất định về quá trình sinh lý diễn
ra qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá trên đồng ruộng. Trên
cơ sở những hiểu biết cơ bản về bản chất sinh học của cây, có thể áp dụng các biện
pháp kỹ thuật nông học, biện pháp thâm canh cụ thể cho từng giống, từng loại đất và
từng điều kiện sinh thái tự nhiên.
Qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây thuốc lá có những đòi hỏi
cụ thể về môi trường, về chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác. Sự thỏa mãn đầy đũ
nhất cho cây ở từng thời kỳ, từng giai đoạn là nhiệm vụ cơ bản nhất của kỹ thuật
trồng thuốc lá.
I. Đặc điểm thực vật học:
1. R ễ cây thuốc lá:
Rễ cây thuốc lá là một hệ thống, bao gồm: rễ cái, rễ nhánh và rễ hấp thu.
Ngoài ra thuốc lá còn có rễ bất định mọc ở cổ rễ, phần trên sát mặt đất.
Rễ cái (rễ trụ) được hình thành từ
phôi rễ trong hạt thuốc lá. Nó thường ăn
sâu xuống đất từ 1,5 đến 2,0 m nếu gặp trở
ngại như đất quá cứng, mực nước ngầm
nông, thì rễ cái không thể phát triển bình
thường được. Rễ nhánh được phát sinh từ
trục của rễ cái, thường có độ xiên 30 đến
40

o
. Trên các rễ nhánh là rễ hấp thu phát
triển có nhiệm vụ cung cấp nước và dinh
dưỡng cho cây. Rễ bất định phát sinh khi
độ ẩm không khí cao và khi cây được vun
xới đầy đủ, đúng lúc.
Rễ thuốc lá, nhất là rễ hấp thu tập trung dầy đặc ở lớp đất từ 0-30cm chúng
phát triển theo các hướng, tỏa rộng và càng ở phía trên lớp đất mặt thì hệ thống rễ
càng tập trung nhiều hơn vì rễ thuốc lá rất háo khí, thích ầm nhưng rất sợ úng nước.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
20
Rễ thuốc lá
Phần võ
Ruột
Tế bào mô mạch
Phần võ
Tế bào mô mạch
Mặt cắt dọc
Mặt cắt ngang
Giải phẫu rễ thuốc lá
Do đặc điểm nầy, khi trồng thuốc lá vào vụ khô cần tạo điều kiện cho hệ thống rễ ăn
sâu để chống hạn và trồng vào vụ mưa cần phải trồng trên luống, phải thoát nước thật
tốt. Nếu bị ngập nước 2 ngày hệ thống rễ sẽ bị hư hại và nếu kéo dài hơn 3 ngày cây
thuốc lá không còn khả năng để phục hồi sinh trưởng.
Khi bị tác động cơ học làm đứt rễ nhánh do nhổ cây con cấy bầu hoặc đem
trồng hay do xới xáo, do động vật cắn vào rễ, cây thuốc lá có khả năng phát sinh rễ
nhánh rất mạnh. Vì thế việc làm tơi đất, xới xáo theo quy trình kỹ thuật, vun gốc, bón
các loại phân hữu cơ hoặc vô cơ, đều có tác động tích cực đến bộ rễ. Thuốc lá được
xếp vào loại cây " ưa xới xáo " và biện pháp kỹ thuật nầy đã góp phần không nhỏ vào
việc tăng năng suất và chất lượng thuốc lá.

Tóm lại, đặc điểm của rễ thuốc lá có các chức năng sau:
- Thích hợp trong môi trường háo khí.
- Có khả năng tái tạo rễ mạnh.
- Giúp cho cây thuốc lá đứng vững ngoài đồng ruộng.
- Thực hiện chức năng vận chuyển dinh dưỡng trong đất lên thân cây thuốc lá.
- Thực hiện chức năng sinh tổng hợp Nicotine.
2. Thân cây thu ốc lá:
Cây thuốc lá có 2 dạng thân: thân bò và thân đứng. Những cây thuộc dạng bò
không sử dụng trong sản xuất, do đó ở đây chỉ đề cập đến loại thân cây có dạng thân
đứng. Thuốc lá là cây trồng, ở điều kiện Việt Nam chu kỳ sinh trưởng và phát triển
của cây thuốc lá từ 75 đến 110 ngày, tuỳ thuộc vào: giống, thời vụ, loại đất canh tác
và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp. Sau khi thu hoạch hết lá trên thân
chính, người ta có thể áp dụng kỹ thuật chặt thân chính để nuôi thêm 1 đến 3 chồi
mới và thu thêm một phần sản lượng nữa. Tuy nhiên do kết quả về chất lượng không
đạt yêu cầu chế biến và hiệu quả kinh tế kém nên biện pháp này chỉ áp dụng ở phạm
vi hẹp.
Thân cây thuốc lá cao từ 1 đến 3m. Trên thân có nhiều lóng được ngăn cách
bởi những đốt. Đường kính thân đạt 2 đến 4cm, chiều cao và đường kính thân có
quan hệ mật thiết đến đặc tính giống và kỹ thuật canh tác được áp dụng, đồng thời
thể hiện khả năng sinh trưởng của cây.
Ở mỗi nách trên thân, có từ 1 đến 2 chồi nách. Trong thời kỳ sinh trưởng
mạnh, do quá trình kìm hãm sinh trưởng nên các chồi nách thường ở trạng thái "tiềm
sinh", hoặc phát triển rất ít. Khi xuất hiện nụ hoa hoặc bị tác động cơ học như ngắt
nụ, ngắt ngọn, sâu cắn ngọn, hiện tượng kìm hãm do các auxin bị phá vỡ, lập tức
các chồi nách phát triển rất mạnh. Đó là qui luật sinh lý của cây, là quá trình ưu thế
ngọn. Trong quá trình sinh trưởng, đỉnh ngọn sản sinh ra chất auxin, auxin được vận
chuyển xuống các bộ phận trên cây, trong đó có chồi nách ở nồng độ cao, auxin có
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
21
tác dụng kìm hãm sinh trưởng, khi ngắt ngọn hoặc ra hoa, ưu thế sinh trưởng ngọn bị

phá vỡ và các chồi nách phát triển.
Khi các lá trên chồi nách phát triển, chúng tiêu hao một lượng dinh dưỡng
khá lớn từ các lá trên thân chính. Vì thế, các vật chất được tích lũy trên lá bị giảm
dẫn đến năng suất và chất lượng kém. Do đó khi ngắt ngọn cần tiến hành ngay biện
pháp bấm bỏ các chồi nách.
3. Lá cây thu ốc lá:
Trên thân chính của cây thuốc lá có nhiều lá nhưng trong thực tế sản xuất
người ta thường khống chế số lá kinh tế từ 18 đến 22 lá/cây đối với thuốc lá Vàng
sấy và 24 đến 28 lá/cây đối với thuốc lá Nâu phơi gió (giống Burley). Trên thân
chính của cây, lá thuốc được sắp xếp theo công thức diệp tự thường gặp là 1/3, 2/5,
3/5, hoặc 5/13. Mỗi giống có công thức diệp tự khác nhau nhằm hợp lý hóa trong
việc sử dụng năng lượng trong không gian.
Về mặt hình thái, lá thuốc thay đổi rất lớn về kích thước, hình dạng, độ dày lá;
chúng có khoảng 15 đến 17 đặc điểm của lá, góp phần quan trọng trong việc phân
loại giống cũng như sử dụng chúng trong công nghệ chế biến. Nếu cắt ngang lá thuốc
lá và quan sát dưới kính hiển vi, lớp ngoài của biểu bì có tầng cutin trong suốt và có
lớp phấn phủ lên khi lá thuốc chín đúng kỹ thuật. Lớp tế bào mô dậu và tế bào mô
khuyết trong cấu trúc lá quyết định đến độ dày mỏng, độ đàn hồi của lá thuốc. Ở trên
mặt lá còn phủ nhiều tuyến lông đa bào, có hình dạng và kích thước khác nhau. Các
tuyến này chứa nhựa, hợp chất thơm tự nhiên và sẽ tích lũy nhiều khi lá thuốc đạt độ
chín kỹ thuật.
Trên mặt lá, có gân chính
và nhiều gân phụ. Với những
giống có tỷ lệ gân chính lớn
thường không thích hợp cho
việc sấy thuốc lá vì chứa nhiều
nước; mặt khác nếu gân chính
lớn sẽ khó khăn trong việc chế
biến chế biến nguyên liệu thuốc
lá vì hiệu suất sử dụng phiến lá

thấp.
Vì lá thuốc lá là bộ phận kinh tế nên sẽ được trình bày kỹ ở phần sau.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
22
Chồi nách
Giải phẫu lá thuốc lá
Tế bào hình dậu
Tế bào hình dậu
Mặt trên biểu bì
Mặt dưới biểu bì
Các loại tế bào mềm {
Biểu đồ cấu trúc lá cây thuốc lá
4. Cơ quan sinh sản cây thuốc lá:
Hoa thuốc lá thuộc loại hoa tự hữu hạn, hình sin, được hình thành do sự phân
hóa của đỉnh sinh trưởng thân. Chính giữa chùm hoa có hoa trung tâm và có các
nhánh hoa mọc từ trục chính của chùm hoa. Hoa thuốc lá thuộc loại hoa đơn, lưỡng
tính, có 5 cánh. Nhụy cái ở giữa, chung quanh có 5 nhụy đực và mọc cao hơn nhụy
cái. Phương thức thụ phấn của thuốc lá là tự phối (chiếm 97-98%) còn lại có thể do
thụ phấn chéo ngẫu nhiên, tạp giao cơ giới hoặc sinh học.
Quả thuốc lá được hình thành trên đài hoa. Khả năng đậu quả của thuốc lá rất
lớn. Bình thường, mỗi cây có 100 đến 150 quả trên một chùm hoa. Khi chưa chín, võ
quả màu xanh và chuyển thành màu nâu khi quả chín. Mỗi quả có 2 ngăn, khi chín
chúng tự tách ra.
Hạt thuốc lá rất nhỏ. Trong điều kiện Việt Nam trọng lượng 1.000 hạt ở giống
thuốc lá nâu là 0,02-0,03 gram; giống thuốc lá Vàng sấy là 0,05-0,09 gram. Như thế,
trong 1 gram hạt thuốc lá sẽ có từ 10.000 đến 15.000 hạt.
Lớp vỏ ngoài của hạt có tầng cutin
trong suốt, rất khó thấm nước nhằm bảo vệ
hạt. Vì thế khi gieo hạt, hạt giống thuốc lá
phải được xử lý bằng tác động cơ học (xát

nhẹ vào lớp vỏ hạt) để tạo điều kiện cho
quá trình nẩy mầm.
Lớp tế bào vách dầy chứa nhiều lignin, vừa có tác dụng bảo vệ, vừa có tác
dụng thẩm thấu chọn lọc và một phần dự trữ dinh dưỡng.
Lớp tế bào vách mỏng có nhiệm vụ chủ yếu là dự trữ chất dinh dưỡng. Phần
nhân của hạt gồm: phôi nhũ tạo thành 2 lá nhỏ sau khi nẩy mầm, phôi mầm tạo thành
thân và phôi rễ.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
23
Hoa thuốc lá
II. Các giai đoạn sinh trưởng - phát triển:
Đời sống của cây trồng được quyết định bởi yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài. Yếu tố bên trong được xem là yếu tố sinh lý, là kết quả của các hoạt động di
truyền, các chức năng trao đổi, tích lũy, phân giải vật chất, Những đặc điểm này
quyết định về mặt hình thái, về bản chất của giống mà chúng được phát triển trong
điều kiện nào đó. Yếu tố bên ngoài, còn gọi là yếu tố sinh thái, là sự tác động toàn
diện của môi trường và quyết định đến sự tồn tại của cây trồng. Những yếu tố đó là
điều kiện tự nhiên, sự tác động của con người và sự tương tác của hệ sinh vật chung
quanh cây trồng đó.
Cây thuốc lá xét về hình thái có 2 giai đoạn: sinh trưởng dinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực. Nếu đứng trên quan điểm di truyền thì giới hạn giữa 2 giai đoạn
nêu trên chỉ là tương đối. Do đặc điểm sinh lý, đặc điểm sinh trưởng, cây thuốc lá
phải được gieo hạt trong vườn ươm sau đó đem trồng ra đồng ruộng. Vì thế người ta
chia các giai đoạn sinh trưởng ra nhiều thời kỳ nhỏ, mỗi thời kỳ thích ứng với một
biện pháp kỹ thuật chủ yếu.
1. Giai đoạn sinh trưởng trong vườn ươm:
Thời gian cây con trong vườn ươm có thể kéo dài từ 40 đến 60 ngày, tùy thuộc
vào điều kiện khí hậu trong giai đoạn vườn ươm và khí hậu thời tiết khi đưa cây con
trồng ra ngoài đồng ruộng (thời vụ trồng). Trồng thuốc lá, một yêu cầu bắt buộc là
phải sản xuất cây con trong vườn ươm nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt,

chủ động phòng chống sâu-bệnh và huấn luyện tính chống chịu của cây con với điều
kiện ngọai cảnh khi trồng cây ra sản xuất.
1.1. Thời kỳ nẩy mầm:
Hạt thuốc lá được bảo quản ở nhiệt độ 12-18
o
C, ẩm độ không khí từ 60-70%,
có thể tồn trữ được từ 4-6 năm. Trong hạt thuốc lá có dự trữ nội nhũ là những hợp
chất năng lượng cao như: chất béo 36%-39%, protein 24-26%, hàm lượng hydrat
Carbon trong hạt không quá 4%, không có tinh bột và nicotine. Vì hàm lượng hydrat
Carbon thấp nên khi hạt bị vùi sâu ở lớp đất khoảng 1cm thì thân mầm không thể
vươn ra khỏi mặt đất được, trong khi đó chất dinh dưỡng trong hạt đã hết. Do đó việc
gieo hạt sâu trong lớp đất mặt và thao tác cào đi, cào lại nhiều lần làm cho hạt thuốc
lá bị vùi trong đất quá sâu là không có lợi cho qúa trình nẩy mầm của hạt.
Trước khi gieo hạt, độ ẩm của hạt thường từ 12-13%, độ ẩm tăng dần lên 30-
32% khi ngâm hạt vào nước. Đến thời điểm này, các quá trình sinh hóa diễn ra mãnh
liệt trong hạt thuốc lá. Đó là quá trình hô hấp của hạt để tiến hành phân giải các vật
chất phức tạp sang các dạng đơn giản hơn để phục vụ cho sự nẩy mầm. Nhiệt độ
thích hợp nhất cho hạt thuốc lá nẩy mầm từ 25-28
o
C, hạt sẽ nứt nanh trong khoảng
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
24
16-18 giờ. Nhiệt độ thấp 12-17
o
C hạt nẩy mầm chậm và thời gian có thể kéo dài từ 5-
7 ngày. Nhiệt độ cao hơn 30
o
C hạt nẩy mầm và sinh trưởng rất chậm. Khi nhiệt độ
vượt quá 35
o

C mầm hạt sẽ chết.
Để giúp cho hạt giống nẩy mầm tốt, trước hết phải đủ độ ẩm, nhưng nếu ẩm độ
qúa cao, lớp vỏ của hạt bị nước bao phủ, làm không khí khó thấm qua vỏ vào hạt,
làm cản trở quá trình trao đổi vật chất, cản trở quá trình sinh hóa trên cơ sở các phản
ứng oxy hóa khử. Khi hạt nẩy mầm, nó không yêu cầu về ánh sáng. Chỉ cần cho hạt
tiếp xúc vài phút với ánh sáng là hạt phát triển bình thường.
Để tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm nhanh đồng thời là cơ sở tốt cho quá trình
sản xuất cây con trong vườn ươm, nếu gieo hạt khô vào đất, phải cần 10-12 ngày hạt
mới nẩy mầm, trái lại xử lý cho hạt trương nước, nứt nanh mới đem gieo thì cây
vươn ra khỏi mặt đất chỉ cần 4-5 ngày.
Trong suốt thời kỳ hoạt động sinh trưởng này, cây mầm được nuôi dưỡng bằng
các vật chất dự trữ trong hạt, không phụ thuộc vào môi trường dinh dưỡng bên ngoài.
Vì vậy, độ lớn của phôi hạt, kích thước và trọng lượng hạt rất có ý nghĩa và hết sức
quan trọng đối với sự phát triển bình thường của cây con thuốc lá. Rễ mầm ở thời kỳ
này rất yếu ớt và cần có độ ẩm thích hợp; khi bị khô hạn hoặc đất bị thừa nước hoặc
lớp đất mặt bị dí chặt, đều làm cho hệ thống rễ kém phát triển. Khi lá tử diệp xuất
hiện trên mặt đất, lúc đó cây đã sử dụng hết chất dự trữ trong hạt, nó chuyển qua hoạt
động tổng hợp tự dưỡng. Vì vậy, ở giai đoạn này cần thiết phải tăng cường dinh
dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân vô cơ ở dạng loãng để cây dể dàng hấp thu
nhanh chóng.
Khi có lá, cây con thuốc lá rất cần ánh sáng và rất mẫn cảm với chất dinh
dưỡng, mặc dù lúc đó cần khối lượng rất nhỏ. Các chất khoáng đậm đặc bón cho cây
hoặc lượng phân khoáng cao ở giai đoạn nầy đều không có lợi cho cây con thuốc lá.
1.2. Thời kỳ ra rễ:
Thời kỳ nầy được phát triển mạnh khi cây con có 2 lá thật, cùng với 2 tử diệp
chúng tạo thành chữ thập nên còn gọi là thời kỳ "chữ thập". Khoảng 4-5 ngày chúng
ra được 1 lá, thân cây sinh trưởng chậm nhưng rễ phát triển rất mạnh, rễ cái có thể
dài 8-10cm.
Vào cuối thời kỳ ra rễ (khoảng 15 đến 20 ngày sau khi gieo), bộ phận trên mặt
đất phát triển mạnh, lá cây đã phủ mặt luống ươm. Thời kỳ ra rễ, đặc biệt là sau khi

gieo 7-10 ngày, cây con thuốc lá rất cần ánh sáng để tiến hành quang tổng hợp. Nếu
thiếu ánh sáng hoặc cây con bị các vật chất khác che phủ kín, thân cây sẽ có hiện
tượng mọc vống (cây cao nhưng yếu ớt), rễ sinh trưởng và phát triển chậm. Ở thời lỳ
này cây con thuốc lá rất cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như: Lân làm cho rễ phát
triển, Kali làm tăng sức đề kháng của cây. Không nên sử dụng nhiều đạm vì sẽ làm
cho thân lá phát triển nhanh trong khi bộ rễ chưa kịp cân bằng về sinh trưởng.
Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×