Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CĐGD Đak Pơ 5 năm XD và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.69 KB, 4 trang )

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN ĐAK PƠ
SAU 5 NĂM ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
Lê Trọng Kỳ
Công đoàn giáo dục huyện Đak Pơ được thành lập tháng 4 năm 2004, tháng 12
năm 2004 Công đoàn tổ chức Đại hội I nhiệm kỳ 2004-2009. Đi vào hoạt động trong bối
cảnh huyện mới được thành lập, tình hình kinh tế - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó
khăn, sự nghiệp giáo dục cũng nằm trong khó khăn chung ấy. Nhưng Ngành Giáo dục -
Đào tạo luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện Đảng bộ, Công đoàn
ngành giáo dục tỉnh và Liên đoàn Lao động huyện; sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các
ngành, các đoàn thể nhờ đó các chủ trương giáo dục của Đảng, Nhà nước được toàn
ngành triển khai đầy đủ và gặt hái được kết quả đáng tự hào. Chức năng, nhiệm vụ của
công đoàn được triển khai đầy đủ, hiệu quả; vai trò, vị trí của Công đoàn trong ngành
được giữ vững và phát huy. Công đoàn thực sự là nhân tố xây dựng khối đoàn kết nội bộ
trong ngành, là động lực thúc đẩy chuyên môn. Hệ thống Công đoàn Giáo dục các cấp
được kiện toàn, triển khai và tham gia có hiệu quả các chương trình hoạt động như:
Nâng cao phẩm chất đạo đức năng lực và trình độ nghề nghiệp của Nhà giáo và lao
động để đáp ứng nhiệm vụ cơ bản của ngành “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”;
Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà giáo và lao động
tạo động lực nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo; tổ chức thực hiện tốt
các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn trong ngành; tiếp
tục đổi mới tư duy và hoạt động thực tiễn để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh
cụ thể là: Công đoàn thường xuyên quan tâm việc nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực
và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành như tuyên truyền về các ngày lễ lớn của đất nước,
của địa phương hàng năm nhằm bồi dưỡng nhận thức, lòng tự hào dân tộc cho đội ngũ
người lao động; tổ chức cho ĐV-LĐ tham gia các cuộc thi tìm hiểu theo các chủ đề do các
cấp, các ngành phát động; tổ chức cho ĐV-LĐ tích cực hưởng ứng thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “Hai
không”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phối
hợp với chuyên môn cùng cấp tổ chức cho ĐV-LĐ tham gia học tập và nghiên cứu các
Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, chỉ thị nhiệm vụ từng năm học của Ngành,


và nghị quyết Công đoàn cấp trên. Hàng năm, CĐGD phối hợp với lãnh đạo phòng Giáo
dục- Đào tạo tổ chức mở lớp bồi dưỡng hè để triển khai học tập các Nghị quyết của Đảng,
thời sự trong nước và thế giới, nhiệm vụ năm học cho đội ngũ cán bộ cốn cán trường học
(Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn cơ sở). Công đoàn cùng với lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo phối hợp với Đảng ủy 8 xã cử cán bộ, nhà giáo đi học lớp Trung cấp lý luận
chính trị, trong nhiệm kỳ đã có 16 người hoàn thành chương trình trung cấp chính trị. Có
02 người hoàn thành chương trình cao cấp chính trị. Đến nay, toàn ngành có 25/52 cán bộ
quản lý giáo dục có trình độ trung cấp chính trị. Ngoài việc triển khai các chủ trương của
Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết 40/2000/QH của
Quốc hội khóa X, Công đoàn kiến nghị với Phòng Giáo dục và Đào tạo đề ra chủ trương
1
khuyến khích nhà giáo tự học như cho phép soạn giáo án (thiết kế bài học) bằng máy vi
tính, dạy học bằng giáo án điện tử, soạn giáo án bổ sung, tính điểm thi đua trong việc xét
luân chuyển công tác, v.v,… đã khuyến khích được đội ngũ tích cực tham gia tự học để
nâng cao trình độ và năng lực quản lý, dạy học. Đến nay toàn ngành đã có trên 200 người
được soạn giáo án bằng máy vi tính, có trên 110 người tham gia học từ xa để nâng trình độ
đào tạo lên trên chuẩn, tỉ lệ đạt chuẩn toàn ngành ở cả 3 cấp học là 100%, trong đó trên
chuẩn đạt 44,5%. Gồm: Giáo viên Mầm non đạt chuẩn: 100%; Trên chuẩn: 14,5%(10/69),
Giáo viên tiểu học đạt chuẩn: 100%; Trên chuẩn: 67,7% (132/192), Giáo viên THCS đạt
chuẩn: 100%; Trên chuẩn: 51,4% (92/179). Ngoài việc bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo Công
đoàn Giáo dục huyện đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quy hoạch cử cán bộ đi học bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại tỉnh, trong nhiệm kỳ đã có 12 cán bộ quản lý được đi học.
Nâng số CBQL có nghiệp vụ lên 31/52 người, đạt tỉ lệ 59,6%. Phong trào học ngoại ngữ, tin
học, học tiếng BahNar được cán bộ, đoàn viên và lao động hưởng ứng mạnh mẽ; nhiều cán
bộ, giáo viên công tác ở trường Phổ thông dân tộc Nội trú và các trường có học sinh là
người dân tộc BahNar biết sử dụng ngôn ngữ Bahnar để hỗ trợ cho việc vận động học sinh
ra lớp và giảng dạy đạt chất lượng hơn.
Bên cạnh nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ, việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, lao động trên cả hai phương diện vật chất và

tinh thần đều được Công đoàn quan tâm một cách đồng bộ nhằm tạo động lực nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Ngoài việc giám sát việc thực hiện các chế độ
chính sách của nhà giáo về lương, nâng lương, các chế độ phụ cấp lương, phụ cấp nghề,
phụ cấp chức vụ, trách nhiệm; rà soát việc thực hiện các quy định của Pháp luật về Bảo
hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thân thể; các chế độ ưu đãi khác của tỉnh, huyện;
giám sát việc thực hiện biên chế, tuyển dụng đội ngũ, định mức giờ dạy và chế độ làm thêm
giờ các cấp Công đoàn còn thực hiện tốt việc thăm hỏi đoàn viên đoàn viên ốm đau, thai
sản, hiếu hỉ, sử dụng kinh phí thăm hỏi kịp thời, đúng mục đích. Đồng thời tham mưu cho
huyện cấp đất ở có trợ giá cho cán bộ giáo viên được 40 người; Khảo sát nhu cầu nhà ở của
cán bộ giáo viên để ngành tham mưu cho các cấp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên được
13 phòng. Ký hợp đồng với Ngân hàng đầu tư để đoàn viên được vay vốn giải quyết công
việc gia đình. 100% người vay vốn đã sử dụng đúng mục đích vốn vay góp phần đáng kể
vào việc nâng cao đời sống, tạo việc làm cho người thân, giải quyết phương tiện đi làm,
trang bị nội thất và nuôi con học nghề. Công đoàn Giáo dục huyện đã xây dựng và phát huy
tốt hiệu quả của “Quỹ tình thương”. Trong nhiệm kỳ, công đoàn đã huy động được 134
triệu đồng, đã trợ cấp cho 200 lượt Đoàn viên, lao động gặp khó khăn đột xuất, số tiền trợ
cấp là 110.000.000 đồng. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để chào mừng
các ngày lễ lớn trong năm được các cấp Công đoàn tổ chức sổi nổi, giao lưu văn nghệ, thể
thao với các đơn vị bộ đội kết nghĩa, với thanh niên các thôn trong xã và giữa các trường
với nhau. Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục đã duy trì phong trào văn nghệ, thể thao
trong ngành thường xuyên để tham gia các lần Hội thao, hội diễn do huyện và Liên đoàn
lao động huyện tổ chức và luôn đạt thành tích cao. Từ năm 2008 đến nay CĐGD đã tổ chức
thành công Hội thao trong ĐV-LĐ trong ngành và đã nâng thành Hội thao truyền thống
hàng năm. Công đoàn cơ sở đã quan tâm đến việc cung cấp báo chí, tài liệu cho đoàn viên
đọc để nâng cao nhận thức, cập nhật thông tin. Ngoài số đầu báo do ngành cấp và bản tin
2
Công đoàn do công đoàn cấp trên cấp, các trường còn mua thêm nhiều tạp chí, tài liệu khác
nhằm làm phong phú thêm kho tài liệu của đơn vị đáp ứng yêu cầu của người lao động.
Tham gia quản lý Nhà nước, tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận
động mang tính xã hội rộng lớn được các cấp công đoàn quan tâm triển khai nhằm thực

hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành. Với chức năng tham gia quản lý Nhà nước
các cấp công đoàn đã tích cực thực hiện đầy đủ chức năng theo quy định của pháp luật góp
phần cùng toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo từng năm học như mở Hội nghị
cán bộ công chức để xây dựng kế hoạch, nghị quyết năm học hàng năm vào đầu mỗi năm
học; Công đoàn cơ sở đã chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả đúng theo
tinh thần Nghị định 99 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thanh tra; các cấp Công đoàn tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong các Hội đồng của
ngành và của nhà trường. Tham gia làm thành viên tích cực trong các Ban chỉ đạo các hoạt
động của ngành của trường. Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt
động của cơ quan, nhà trường, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, vv… Phong trào thi đua
“Hai tốt” phong trào ứng dụng Công nghệ thông tin, phong trào viết sáng kiến kinh
nghiệm, phong trào “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” được các các cấp Công đoàn duy trì
thường xuyên và đạt hiệu quả. Hàng năm toàn ngành có từ 100-110 người đạt tay nghề giỏi
cấp huyện, có 80-100 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện. Hàng năm duy trì từ 17-21 em học
sinh lớp 9 đạt học sinh giỏi cấp tỉnh giữ vững vị trí thứ ba hoặc thứ tư trong 16 đơn vị tham
gia cấp tỉnh. Huyện đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Công đoàn
Giáo dục huyện đã trao giải cho 3 trường vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tham gia
Hội thi viết “Chữ Việt đẹp” truyền thống cấp tiểu học.
Công tác Nữ công và phong trào “Hai giỏi” đạt nhiều tiến bộ. Nữ cán bộ, nhà giáo
đã tích cực tham gia các hoạt động góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của
ngành. Tỉ lệ nữ tham gia công tác quản lý giữ vai trò chủ chốt trong ngành đạt cao, đến nay
có 29/52 cán bộ quản lý là nữ, trong đó 13 chị là Hiệu trưởng; hệ thống công đoàn có 21
chị là chủ tịch công đoàn cơ sở. Hàng năm có từ 75-80% nữ CBGVNV đạt danh hiệu Hai
giỏi. trong 5 năm có 06 chị được Công đoàn ngành Giáo dục Gia Lai tặng giấy khen giai
đoạn 2004 - 2006, Có 30 chị được các cấp Công đoàn khen thưởng giai đoạn 2004-2009,
có 10 % chị được Liên đoàn Lao động huyện tặng giấy khen. Trong nhiệm kỳ có 05 chị
được nhận kỷ niệm chương “vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam”; có 08 chị đạt danh
hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh. Hàng năm có 50% chiến sỹ thi đua cấp cơ sở là nữ (20
người), có 50% đề tài SKKN cấp huyện là của nữ cán bộ, giáo viên…
Các cuộc vận động lớn như Cuộc vận động”Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận đông “hai không”, cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là tấm
gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xã hội hóa giáo dục”, hoạt động từ thiện nhân
đạo đạt kết quả tốt. Ngoài ra trong nhiệm kỳ Công đoàn Giáo dục huyện đã xây dựng một
ngôi nhà tình nghĩa trị giá 15.920.000 tặng gia đình liệt sĩ.
Nhiệm vụ xây dựng tổ chức Công đoàn trong sạch vững mạnh và phát triển đoàn
viên cũng đạt kết quả tốt . Trong nhiệm kỳ đã phát triển được 120 đoàn viên. Hàng năm
học có 75 - 80% CĐCS đạt danh hiệu CĐCS vững mạnh, trong đó có 32 - 40 % CĐCS đạt
vững mạnh xuất sắc. Có trên 80 % đoàn viên đạt danh hiệu đoàn viên xuất sắc, hàng năm
có 10% cá nhân được Liên đoàn Lao động huyện khen, có 1,5% cá nhân được Công đoàn
3
ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai khen, có 2% cá nhân được Liên đoàn Lao động tỉnh khen.
Trong nhiệm kỳ có 03 cá nhân được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen, có 02
cá nhân được Tỏng Liên đoàn Lao động tặng bằng khen; có 16 cán bộ quản lý giáo dục và
cán bộ Công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây
dựng tổ chức Công đoàn”. Ngoài ra, công đoàn giáo dục huyện đã tổ chức khen thưởng kịp
thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào, các cuộc thi đạt
thành tích cao.
Năm năm đi vào hoạt động thời gian chưa nhiều nhưng bằng sự nỗ lực vượt bậc của
đội ngũ; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ huyện và của các cấp Công
đoàn; sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan đơn vị nên việc làm, đời sống, tư tưởng, tâm
trạng của đội ngũ nhà giáo ổn định. Việc làm của cán bộ, đoàn viên, người lao động tương
ứng với yêu cầu của ngành, phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực thực hiện nhiệm vụ; cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện để nhà giáo làm việc từng bước được trang bị
hiện đại. Đời sống và thu nhập theo tiền lương khá ổn định, đời sống tinh thần được nâng
cao. Đội ngũ người lao động trong ngành phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước từ đó nỗ lực chung tay xây dựng sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo huyện
nhà tiếp tục đổi mới, phát triển.
4

×