Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Rôm sảy, "kẻ phiền nhiễu" cho làn da bé pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.11 KB, 7 trang )

Rôm sảy, "kẻ phiền nhiễu"
cho làn da bé
Mùa hè, thời tiết nóng bức, không khí bị ô nhiễm
là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh nhiều
bệnh của trẻ em. Rôm sảy là một trong số những
"kẻ gây phiền nhiễu" cho tất cả những ai được
gọi là trẻ con.

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết trở nên nóng
bức.
Rôm sảy là một trong những bệnh trẻ em thường
gặp, nguyên nhân là do không khí nóng bức, cơ thể
tiết mồ hồi và ứ đọng ở ống bài tiết, lỗ chân lông trên
da của bé bị bít lại do bụi bẩn hoặc cáu ghét gây viêm
nhiễm, làm nổi lên những túi nước nhỏ, mọc từng
mảng dày, làm tấy đỏ vùng da đó gọi là rôm sảy. Khi
trời nắng nóng rôm sảy gây xót, ngứa. Trẻ thường
khó chịu và đòi người lớn gãi hoặc trẻ tự gãi để bớt đi
cảm giác ngứa. Những nốt mụn này khi gãi sẽ vỡ ra,
vài ngày sau tự khô, bong tróc để lại từng mảng vảy
trắng, nhỏ trên da của bé.

Giữ vệ sinh đúng cách và chăm sóc bé một cách cẩn
thận sẽ giảm bớt bệnh rôm sảy

Khu lưu trú lý tưởng cho rôm sảy là những vùng da
tiết nhiều mồ hôi như vùng cổ, trán, cánh tay, lưng,
ngực, da đầu và những nếp gấp trên cơ thể bé như
vùng sau đùi, vùng bụng.

Rôm sảy không gây nguy hiểm cho bé, nhưng là


nguyên nhân gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu làm bé
mất ngủ, quấy khóc ảnh hưởng đến sức khỏe của
con bạn. Ở một số bé, do bố mẹ không giữ vệ sinh tốt
cho con, trẻ gãi vào chỗ ngứa sẽ làm rách da và dễ
dẫn đến mụn nhọt, chốc lở, nặng hơn là biến chứng
viêm da và mưng mủ. Để khắc phục tình trạng trên,
các bà mẹ nên chú ý chăm sóc cẩn thận về vấn đề vệ
sinh cá nhân, ăn uống và áp dụng các biện pháp
chữa rôm sảy.

Vệ sinh cá nhân:

Nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong
các thứ thuốc dân gian như:
- Mướp đắng (người miền Nam gọi là khổ qua) cho
vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc
chặt, nấu lấy nước cho bé tắm.
- Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước,
dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm
mát da.
- Lá kinh giới, cây sài đất, lá đậu ván nấu với
lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé.
- Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá
mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm
vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho
cảm giác mát mẻ. Nếu cho muối và chanh quá nhiều
sẽ làm rát da bé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm cho bé ít nhất một ngày
một lần với dung dịch thuốc tím pha loãng tỷ lệ

1/10.000 hoặc lactaxcyd. Lưu ý, không nên tự ý bôi
corticoid vì da bé rất mỏng, dễ gây phồng rộp, tổn
thương da.

Có thể tắm cho bé bằng nước có pha lượng muối vừa phải để
phòng rôm sảy. Ảnh: Getty images.
Mẹ cũng có thể tắm để phòng rôm sảy cho da bé,
dùng nước tắm bình thường và cho vào một lượng
muối vừa phải. Nước tắm có muối sẽ có tác dụng
kháng khuẩn, sát trùng góp phần giữ ẩm, vừa giúp da
tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cho bé cảm giác mát mẻ
sau khi tắm.

Sau khi tắm xong, nên cho bé mặc quần áo bằng chất
liệu 100% cotton dễ thấm hút mồ hôi và thường
xuyên thay áo quần nhiều lần trong ngày.

Đặt bé ở phòng ở thoáng mát có nhiều gió và cửa sổ,
vào những lúc trời thật nóng như buổi trưa, chiều phụ
huynh có thể mở điều hòa với nhiệt độ từ 260C-
280C, nếu ở trong phòng mà máy điều hòa để nhiệt
độ thấp, khi đưa bé ra ngoài sự chênh lệch nhiệt độ
sẽ khiến bé dễ bị ốm.

Đặc biệt lưu ý nên cắt bớt tóc cho bé để thoáng da
đầu và thường xuyên cắt móng tay cho bé, tránh
trường hợp bé ngữa gãi làm rách da.

Chế độ ăn uống:


Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm
sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều
trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt. Ngoài ra các
món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn
dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho
cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc
những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé
bị viêm họng.

Khi thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ hạ thấp, rôm sảy
cũng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn đã áp
dụng một trong các cách trên nhưng bệnh của bé
không khỏi mà có chiều hướng biến chuyển xấu hơn
như rách da, bưng mủ, mụt nhọt lớn, biếng ăn, giảm
cân, mất ngủ thì phụ huynh không tự ý bôi kháng sinh
cho bé mà nên đưa bé đến bệnh viện khoa da liễu để
bác sỹ có những chẩn đoán và điều trị kịp thời.

×