CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2009-2010
MỘN TIN HỌC 11
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các kiểu dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ trong.
B. Dữ liệu kiểu File được lưu trữ ở bộ nhớ trong.
C. Dữ liệu kiểu file được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài.
D. Các dữ liệu trong máy tính đều bị mất đi khi tắt nguồn điện.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. File có cấu trúc là file mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất
định.
B. File chứa dữ liệu được tổ chức theo một cách thức nhất định gọi là file có cấu trúc.
C. File văn bản không thuộc loại file có cấu trúc.
D. File văn bản gồm các kí tự theo mã ASCII được phân chia thành một hay nhiều dòng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Số lượng phân tử của file là cố định.
B. Kích thước file có thể rất lớn.
C. Dữ liệu một file được lưu trữ trên đĩa thành một vùng dữ liệu liên tục.
D. File lưu trữ lâu dài trên đĩa, không thể xoá file trên đĩa.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. File nhị phân thuộc loại file có cấu trúc.
B. Các dòng trong file văn bản có độ dài bằng nhau.
C. Có thể hiểu nội dung các file văn bản khi hiển thị nó trên màn hình trong phần mềm
soạn thảo văn bản.
D. Không thể hiểu nội dung các file có cấu trúc khi hiển thị nó trên màn hình trong phần
mềm soạn thảo văn bản.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Muốn đọc/ghi dữ liệu trong một file, sau khi gắn biến file với tên file cần phải thực hiện
thao tác mở file đó.
B. Trong lệnh mở file, cần khai báo tên file để xác định đúng vị trí file trên đĩa
C. Trong lệnh gán tên file với biến file, cần khai báo tên file để xác định đúng vị trí file trên
đĩa.
D. Sau khi mở file, con trỏ file ở vị trí đầu file.
Câu 6: Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A. Sau khi đọc xong file, không đóng file cũng không gây ảnh hưởng gì cho việc quản lý
file.
B. Một file văn bản đang mở và con trỏ file không ở phần tử đầu tiên, muốn làm việc với
phân tử đầu tiên của file cần đóng file và mở lại.
C. Khi mở lại file, nếu không thay đổi biến file thì không cần gán lại biến file với tên file.
D. Khi ghi xong dữ liệu vào file, cần đóng file.
Câu 7: Hãy chọn thứ tự thực hiện các thao tác đọc dữ liệu từ file:
(a) Đóng file (b) Mở file (c) Gán tên file với biến file (d) Đọc dữ liệu từ
file
A. a b c d. B. c b d a C. b d c a. D. d a c b.
Câu 8: Trong Pascal, chương trình dưới đây sẽ ghi kết quả nào trong các kết quả cho dưới
đây vào file văn bản BT1.TXT?
Trang 1/4
A. 123+456. B. 123456. C. 579. D. 123 456
Câu 9: Trong Pascal, cho trước file văn bản BT2.TXT chỉ có một dòng, chứa dòng chữ:
CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH ngay ở đầu dòng. Chương trình sau đây sẽ hiện
kết quả nào trong các kết quả cho dưới đây:
A. CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH;
B. CHAO MUNG BAN;
C. CHAO MUNG BAN DEN VOI;
D. CHAO MUNG;
Câu 10: Trong Pascal, phát biểu nào sau đây đúng với chương trình dưới đây
A. Chương trình dùng để mở đọc một file đã có và hiện nội dung trong file này lên màn
hình.
B. Chương trình dùng để tạo một file mới và ghi nội dung nhập từ bàn phím vào trong
file.
C. Chương trình dùng để mở đọc một file đã có và cho phép nhìn thấy toàn bộ kí tự có
trong file này lên màn hình.
D. Cả 3 khẳng định trên đều sai.
Câu 11: Kiểu của một hàm được xác định bởi:
A. Kiểu của các tham số. B. Kiểu giá trị trả về.
C. Tên hàm. D. Địa chỉ mà hàm trả về.
Câu 12: Mô tả nào dưới đây về hàm là sai?
A. Phải trả lại kết quả. B. Phải có tham số.
C. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó. D. Có thể có các biến cục bộ
Câu 13: Mô tả nào dưới đây vế tham số là sai?
A. Một hàm có thể có cả tham số giá trị và tham số biến.
B. Có thể truyền biến số cho tham số giá trị.
C. Có thể truyền giá trị cho tham số biến.
D. Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả.
Câu 14: Hàm chuẩn nào dưới đây biến giá trị thực 6.6 thành 7?
Trang 2/4
A. odd B. round. C. trunc. D. abs.
Câu 15: Cho thủ tục sau
Phạm vi của biến n là:
A. trong toàn bộ chương trình. B. trong nội bộ thủ tục p.
C. trong toàn bộ file chương trình nguồn. D. tuỳ thuộc vào vị trí sử dụng thủ tục p.
Câu 16: Cho chương trình sau:
Chương trình trên thực hiện công việc gì?
A. In ra số thứ tự trong dãy Fibonacy;
B. In ra bốn số đầu tiên trong dãy Fibonacy;
C. In ra số thứ ba trong dãy Fibonacy;
D. Các phương án trên đều sai.
Câu 17: Cho hàm sau
Hàm trên thực hiện công việc gì?
A. Kiểm tra n có phải là hợp số không; B. In ra các ước số của n;
C. Các phương án trên đều sai
Câu 18: Cho chương trình sau:
Số dòng chương trình in ra màn hình là bao nhiêu?
A. 50 dòng; B. 6 dòng; C. 7 dòng; D. Vô số dòng;
Câu 19: Cho chương trình sau:
Chương trình trên in ra dãy số nào?
Trang 3/4
A. 2001 B. 1020 C. 2012 D. 1234
Câu 20: Trong các cách sử dụng thủ tục sau, cách nào là phù hợp nhất?
A. Khai báo lại thủ tục và gọi nó mỗi khi cần sử dụng
B. Khai báo thủ tục duy nhất một lần và gọi nó một lần duy nhất.
C. Chỉ cần khai báo;
D. Khai báo thủ tục một lần và gọi nó trong thân chương trình mỗi khi muốn sử dụng.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây về biến là sai?
A. Biến toàn cục có thể được sử dụng ở trong một thủ tục.
B. Biến cục bộ phải có tên khác với tên của biến toàn cục.
C. Biến cục bộ có thể có kiểu khác với kiểu của biến toàn cục có cùng tên.
D. Một hàm có thể có nhiều tham biến.
Câu 22: Mô tả nào dưới đây về chương trình có cấu trúc là phù hợp nhất?
A. Chương trình có sử dụng cấu trúc mảng và bản ghi.
B. Sử dụng các hàm và thủ tục thư viện chuẩn.
C. Được chia thành nhiều chương trình con.
D. a và b
Câu 23: Khai báo nào sau đây về phần đầu của hàm là đúng?
A. function nhan(x,y:real);
B. function nhan(x,y:real):real;
C. function nhan(x,y):real;
D. function nhan(x,y:array[1 100] of real):real;
Câu 24: Trong các cặp câu lệnh sau đây, cặp nào thực hiện nội dung gắn tên file và mở file
để đọc (giả sử biến file là f, tên file là hằng xâu fi=’DAYSO.DAT’)?
A. assign(f,fi); reset(f); B. assign(f); reset(fi);
C. assign(f,fi); reset(f,fi); D. assign(f); reset(f,fi);
Câu 25: Cho chương trình sau:
Chọn kết quả thực hiện chương trình trong các kết quả sau:
A. 100 200 300 B. 100 200 500 C. 200 200 500 D. 200 300 300
HẾT
Trang 4/4