Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dinh dưỡng cho người tiểu đường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.56 KB, 3 trang )

Dinh dưỡng cho người tiểu đường


Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người mắc bệnh tiểu đường ổn định mức đường trong
máu, giảm lượng thuốc cần sử dụng và ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện biến
chứng cũng như kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.
Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, phần lớn là ở Hà Nội và TP
HCM. Nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường chỉ gặp ở những người lớn tuổi hoặc béo
phì. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Mỹ gần đây cho thấy số người mắc bệnh tiểu đường tại
châu Á đang có xu hướng là giới trẻ và không bị thừa cân. Có nhiều nguyên nhân gây ra
bệnh tiểu đường, trong đó chủ yếu là do di truyền và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý. Bệnh
này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho việc điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh nên
ăn uống điều độ, không bỏ bữa và nên ăn 4 - 6 bữa nhỏ một ngày. Ngoài ra, cũng không
nên ăn quá no hay quá đói. Chế độ ăn nên ăn đảm bảo đủ 20 loại thực phẩm trở lên mỗi
ngày bằng cách ăn các món hỗn hợp, thực đơn đa dạng và nên thay đổi trong ngày, giữa
các ngày hay theo mùa… Người bệnh cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau
cải, bầu bí, mướp đắng, bông cải và các loại đậu; các loại trái cây tươi ít ngọt như thanh
long, bưởi, cam, mận, sơri



Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ.
Người mắc bệnh tiểu đường nên kiêng dùng các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo,
mứt, nước ngọt và hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu,
cháo Nên giảm tối đa lượng chất béo thu nạp vào, không nên ăn các loại da và phủ tạng
động vật. Không nên ăn mặn mà chỉ nên ăn những thức ăn tươi nguyên để ít bị mất đi các
chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn như mì tôm,
patê, lạp xường, giò chả Nên uống đủ nước, ít nhất là 2 lít một ngày.
Để hạn chế đến mức tối thiểu số lượng đường nạp vào cơ thể, cần hạn chế ăn trái cây có
độ ngọt cao như xoài, mít và nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C, củ quả ít ngọt như


mận, sắn, táo, lê. Bệnh nhân cũng cần hạn chế chuối vì trong chuối có chứa nhiều đường
fructoza, khi ăn vào sẽ được cơ thể hấp thu ngay khiến cho hàm lượng đường trong máu
tăng cao nhanh chóng.
Ngoài ra, có một cách khác để hạn chế lượng đường trong máu, đó là dùng đường ăn
kiêng thay thế cho đường thường trong chế biến món ăn, thức uống. Hiện nay, trên thị
trường đã có mặt nhiều loại đường ăn kiêng chứa ít calories hơn đường thường như
đường ăn kiêng Equal. Loại đường này đã được Viện tổ chức kiểm định thực phẩm và
dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong thực phẩm và thức uống tại trên 150 quốc
gia. Equal chỉ cung cấp 2 đơn vị calories mà vẫn giữ được độ đậm đà của thức ăn, thức
uống, trong khi cũng với lượng tương ứng, đường thường (đường mía, đường tổng hợp)
cung cấp đến 16 đơn vị calories.



Một gói đường Equal có độ ngọt bằng 2 thìa đường thường.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh còn phải rèn luyện thân
thể đều đặn tối thiểu 30 phút một ngày bằng cách chọn những môn thể thao nhẹ nhàng
như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội Tuyệt đối tránh những môn thể thao nặng như tập
tạ, hít đất, tập xà Nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để kịp thời có cách
điều chỉnh ngay khi có dấu hiệu tăng. Quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh phải có thái
độ nghiêm túc, lòng kiên trì và tinh thần lạc quan. Bên cạnh đó, sự quan tâm, ủng hộ của
gia đình và bạn bè cũng góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả trong việc chữa trị.

×