Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Doanh nghiệp với Quảng cáo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.81 KB, 5 trang )

Doanh nghiệp với Quảng cáo
Quảng cáo những năm gần đây trở nên thu hút
sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp. Bài
viết này chỉ đề cập đối tượng là doanh nghiệp đi
thuê quảng cáo để mục đích thực hiện hoạt
động marketing. Nhiều doanh nghiệp rất đề cao quảng cáo, coi nó là hình thức truyền
thông marketing hữu hiệu nhất. Họ quan niệm: “Làm kinh doanh mà không có quảng
cáo thì cũng giống như nháy mắt tỏ tình với một cô gái trong bóng đêm….Biết mình
đang đang làm gì nhưng chẳng ai khác biết cả.”
Một thực tế là nhiều doanh nghiệp quá lạm dụng quảng cáo nên bị người tiêu dùng gán
cho tội “lừa bịp” vì quảng cáo không phản ánh đúng chất lượng sản phẩm. Hầu hết
doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm về thuê làm quảng cáo nên có tình trạng
doanh nghiệp thua lỗ trước khi chào bán sản phẩm vì chi quá nhiều tiền cho quảng cáo
nhưng quảng cáo không đạt yêu cầu. Rốt cuộc “tiền mất tật mang”.
Vấn đề chính là do doanh nghiệp hiểu sai hoặc đánh giá chưa chính xác vai trò của
quảng cáo trong tiếp thị, do đó dẫn đến việc sử dụng nó không hiệu quả. Bài viết dưới
đây gợi ý cách thức giúp doanh nghiệp giải bài toán khó này bằng cách cung cấp khái
niệm có bản về quảng cáo giúp doanh nghiệp phân biệt quảng cáo với các loại hình
truyền thông khác; làm rõ vai trò của quảng cáo trong tiếp thị và đặc biệt nhấn mạnh
làm rõ các yếu tố để tạo nên một quảng cáo đạt tiêu chuẩn.

Định nghĩa về Quảng cáo
Quảng cáo là một hoạt động truyền thông
marketing phi cá thể, được trả tiền để thực hiện.
Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác
nhân được xác định ví dụ như doanh nghiệp, tổ
chức, hoặc là một cá nhân trực tiếp thuê dịch vụ
quảng cáo. Và nội dung quảng cáo nhằm thuyết
phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng. Thông điệp quảng cáo được
chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Và thông
điệp quảng cáo trong marketing hướng tiếp cận chú ý vào một đại bộ phận khách hàng


tiềm năng, nhằm thuyết phục hoặc ảnh hưởng đến
hành vi mua hàng của họ.

Vai trò của quảng cáo trong tiếp thị
Quảng cáo nằm trong khâu chiến lược xúc tiến hỗn
hợp của marketing. Nó hỗ trợ cho hoạt động bán
hàng đạt hiệu quả tốt hơn nếu doanh nghiệp làm
theo đúng mục tiêu của quảng cáo. Thông thường
mục tiêu quảng cáo của công ty thường hướng vào những vấn đề như: Tăng số lượng
hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống; mở ra thị trường mới; giới thiệu sản phẩm
mới; và xây dựng và củng cố uy tín của nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của công ty
v.v Mỗi hình thức quảng cáo đảm nhận một vai trò nhất định trong tiếp thị. Quảng cáo
thông tin được dùng nhiều trong giai đoạn đầu của chu kì sống sản phẩm với mục tiêu
tạo nhu cầu ban đầu. Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng ở giai đoạn cạnh tranh
khi mục tiêu của công ty là làm tăng nhu cầu. Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong
giai đoạn trưởng thành của sản phẩm nhằm duy trì khách hàng.

5 yếu tố tạo nên một quảng cáo đạt chất lượng
mà doanh nghiệp cần quan tâm
Nhiều doanh nghiệp đau đầu, lúng túng mỗi khi cần
phải triển khai chiến dịch quảng cáo nên dẫn đến
kết quả hầu như không mong muốn. Nguyên nhân
do họ xác định sai hoặc không xác định đúng các
yếu tố cần thực hiện để có một quảng cáo đạt tiêu
chuẩn. Để có một quảng cáo như ý muốn, doanh
nghiệp cần quyết định quảng cáo dựa trên 5 chữ M
của quảng cáo, đó là: Misson- nhiệm vụ,
Message- thông điệp, Media-phương tiện truyền thông, Money- tiền, và
Measurement- đánh giá kết quả.
- Nhiệm vụ: Quảng cáo có thể có một trong số bốn nhiệm vụ, đó là: để thông tin, để

thuyết phục, để nhắc nhở, hoặc để củng cố thêm quyết định mua hàng. Với một sản
phẩm mới, doanh nghiệp nên thông tin hoặc/ và thuyết phục. Còn với một sản phẩm cũ
như Coca-cola chẳng hạn thif chỉ nên nhắc nhở khách hàng. Và với sản phẩm vừa mới,
quảng cáo của doanh nghiệp nên trấn an và củng cố quyết định mua hàng của khách
hàng.
- Thông điệp: Phải truyền đạt được giá trị đặc biệt của hàng hóa bằng lời lẽ và hình
ảnh. Tuy nhiên, không phải vì để nói lên những khía cạnh độc đáo, khác biệt của sản
phẩm doanh nghiệp so với những sản phẩm khác mà quảng cáo của doanh nghiệp vẽ
nên những giấc mơ không có thật cho người tiêu dùng “Đừng bao giờ viết ra một mẫu
quảng cáo mà bạn không muốn người trong gia đình bạn đọc. Bạn không nói dối vợ
mình. Vậy cũng đừng nói điều đó với tôi ” (David Ogilvy).
- Phương tiện truyền thông: Việc lựa chọn phương tiện nào để quảng cáo đang trở
thành một thách thức lớn. Các doanh nghiệp chọn phương tiện truyền thông quảng cáo
phải dựa trên khả năng vươn tới thị trường mục tiêu một cách hiệu qủa nhất. Doanh
nghiệp nên làm việc với bộ phận phương tiện truyền thông của hãng quảng cáo để
nhận định xem phạm vi tần suất, cường độ, và tác động của chiến dịch quảng cáo sẽ
đạt tới mức độ nào. Phạm vi quảng cáo chính là số khách hàng cần truyền tin đến họ.
Tần suất chính là số làn xuất hiện quảng cáo. Và cường độ là mức độ gây ấn tượng
của quảng cáo.
- Tiền: Doanh nghiệp phải xác định ngân sách dành cho quảng cáo dựa trên tính toán
từ những quyết định mức tiếp cận, tần suất xuất hiện, và tác động với mức giá nào.
Ngân sách này phải tính việc công ty phải trả tiền quảng cáo và các chi phí khác.
- Đánh giá, đo lường hiệu quả: Các chiến dịch quảng cáo cần phải có cách đánh giá
hiệu quả trước và sau đó. Mô hình quảng cáo nên được thử nghiệm trước để biết được
hiệu quả truyền đạt bằng những cách thức gợi nhớ, nhận ra, và thuyết phục. Khi đánh
giá hậu kì phải tính ra cho được tác động của thông tin truyền đạt hoặc của việc bán
hàng do chiến dịch quảng cáo đem lại. Dù là làm điều này không dễ, nhất là khi quảng
cáo bằng hình ảnh.


×