Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 29 Sinh học 11 Căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.42 KB, 4 trang )

Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên
GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết

Bài 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và điền được tên các giai đoạn của điện thế
hoạt động vào đồ thị.
- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
- Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thầnn kinh có
miêlin và không có miêlin.
2.Kỹ năng:
- Quan sát sơ đồ
- Phân tích sơ đồ suy luận và giải thích.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh đồ thị điện thế hoạt động hình 29.1 SGK.
- Tranh sơ đồ cơ chế hình thành điện thế hoạt động hình 29.2 SGK.
- Tranh phóng to sơ đồ lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh
không có miêlin và có mielin hinh 19.3 SGK.
- Có thể sử dụng giáo án điện tử thì càng tốt.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Đặt vấn đề :
- GV: Khi chạm tay vào lửa → rụt tay lại. Dựa cào kiền thức đã học, giải
thích?
- HS : KT (lửa) tác động vào TQCT ở tay → xuất hiện xung thần kinh truyền
theo dây hướng tâm đến TƯ thần kinh → phát sinh xung thần kinh li tâm truyền
theo dây li tâm đến cơ tay → rụt tay lại.


Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên
GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11
- GV : Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế
hoạt động → Vậy cơ chế hình thành điện thế hoạt động như thế nào ? Bản chất
của xung thần kinh là gì? Vì sao nó lan truyền được trong sợi thần kinh ? Đó là nội
dung sự nghiên cứu trong bài học này.
2. Hướng dẫn học bài mới :
Hoạt động của GV và HS Nội Dung
- GV : Treo tranh vẽ đồ thị điện thế hoạt động
của tế bào thần kinh mực ống -> giải thích.
Giáo viên cho học sinh đọc mục 2 trong SGK và
trả lời lệnh trong SGK.
- Giáo viên bổ sung và giải thích thêm.
Giáo viên cho học sinh đọc mục 1,2, nghiên cứu
hình -> yêu cầu so sánh:
+ Đặc điểm lan truyền xung thần kinh trên sợi
không có bao miêlin?
Trên sợi có bao miêlin?
+ Cơ chế?
+ Tốc độ lan truyền?
Học sinh trao đổi -> trả lời -> Giáo viên bổ sung
I. Điện thế hoạt động :
1. Đồ thị điện thế hoạt động
- Khi tế bào thần kinh bị kích thích → điện
thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động
- Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn :
+ mất phân cực
+ Đảo cực
+ Tái phân cực
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động :

- Khi bị kích thích, màng tế bào trở nên tăng
tính thấm với Na+ chỉ duy trì trong một thời
gian ngắn rồi giảm xuống → cổng K+ mở
rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại → K+đi từ
trong tế bào ra ngoài dẫn đến tái phân cực.
II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh :
- Điện thế hoạt động khi xuất hiện → gọi là
xung thần kinh hay xung điện.
- Xung thần kinh khi xuất hiện ở nơi bị kích
thích sẽ lan truyền doc theo sợi thần kinh.
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần
kinh không có bao miêlin
Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên
GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11
và hoàn thiện - Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng
này sang vùng khác kề bên.
- Do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực →
liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên
sợi thần kinh
- Tốc độ lan truyền xung thần kinh nhỏ
( khoảng 1m/s hoặc nhỏ hơn)
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần
kinh có bao miêlin.
- Một số sợi thần kinh có bao miêlin bao
quanh → bao bọc không liên tục mà ngắt
quãng tạo thành các bao Ranvie. Màng
miêlin có tính chất cách điện.
- Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy
cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

- Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên
sợi có miêlin nhanh hơn nhiều so với sợi
không có bao miêlin(khoảng 100m/s hay
hơn nữa)
3. Củng cố:
Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh?
4. Dặn dò:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
RÚT KINH NGHIỆM


Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên
GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11


Ngày , tháng , 2009
Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×