Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Năm 2010: Luồng xu hướng giao thoa tác động tới thương hiệu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.83 KB, 7 trang )

Năm 2010: Luồng xu hướng giao
thoa tác động tới thương hiệu
Năm 2010 bắt đầu với hai luồng xu hướng giao thoa dự tính sẽ
đem đến khá nhiều rủi ro cho việc dự đoán về các thương hiệu và
hình ảnh thương hiệu.
Hai luồng xu hướng giao thoa
Luồng xu hướng thứ nhất đến từ quốc tế, là hậu quả của cơn bão
tài chính đã tác động mạnh đến tất cả các thương hiệu cũng như
người tiêu dùng trong năm 2009 vừa qua. Hầu hết các thương
hiệu quốc tế đều tự trang bị kiến thức thương hiệu khá vững
vàng, và họ đang nhanh chóng thích nghi để có thể tồn tại khi đợt
sóng tiếp theo của cơn bão tài chính dâng lên và đe dọa sẽ nuốt
chửng lấy họ.
Luồng xu hướng thứ hai là từ trong nước, là kết quả của việc các
thương hiệu và người tiêu dùng Việt Nam đã thoát khỏi tác động
của cơn bão tài chính nói trên như thế nào.
Trong khi đó, người tiêu dùng trên thế giới phải đối mặt với việc
mất công ăn việc làm, giá nhà cửa và giá trị các khoản tiết kiệm
sụt giảm một cách báo động. Hiện cuộc khủng hoảng dường như
đã chạm đáy và nền kinh tế đang dần hồi phục trở lại, song người
tiêu dùng vẫn còn phải chịu nhiều thay đổi lâu dài và quá trình
phục hồi kinh tế sẽ diễn ra khá chậm.
Do vậy, hầu hết các ngành hàng đều có sự sụt giảm mạnh. Thị
trường sản phẩm như các loại thực phẩm và đồ uống không mấy
đắt tiền mà mang lại niềm vui thích nho nhỏ cho thấy có tín hiệu
khả quan về mặt tăng trưởng.
Tuy nhiên, doanh thu của hầu hết các loại hàng hóa nói chung và
các mặt hàng đắt tiền nói riêng phần lớn đều vẫn khá u ám. Thay
vì chú trọng việc sở hữu các món hàng, các gia đình hướng đến
tìm kiếm những trải nghiệm có thể giúp họ xích lại gần nhau hơn.
Đặc biệt đối với các tổ chức tài chính, mức độ tin tưởng nay đã


suy giảm mạnh, và giờ đây “to” không còn đồng nghĩa với “tốt”,
nữa. Phần lớn người tiêu dùng trên thế giới đều suy nghĩ kỹ hơn
về việc họ sẽ mua gì.
Người tiêu dùng ngày một khó tính hơn
Danh tiếng của thương hiệu vẫn là một yếu tố quan trọng tác
động đến quyết định mua hàng, song thương hiệu ngày càng khó
giành được sự trung thành của các khách hàng hơn. Quan trọng
là người tiêu dùng càng ít bị ảnh hưởng bởi các hình thức quảng
cáo truyền thống mang tính “phiền nhiễu”. Ở những thị trường tự
do và phát triển, trung bình người tiêu dùng tiếp cận với khoảng
3.000 thông điệp truyền thông tiếp thị mỗi ngày. Cùng với các
dạng thức truyền thông mới đang mọc lên như nấm, họ ngày
càng có khả năng sàng lọc thông tin sắc bén hơn. Người tiêu
dùng giờ đây cân nhắc nhiều hơn đến chất lượng và giá cả của
sản phẩm khi quyết định mua hàng. Những xu hướng này đã xuất
hiện trước khi diễn ra khủng hoảng, song nay lại ngày càng tác
động mạnh hơn đến việc người tiêu dùng đánh giá như thế nào
về giá trị thương hiệu các sản phẩm mà họ mua.
Những xu hướng tiếp thị mới
Những thương hiệu nhanh nhạy nhất đã nâng chiến lược
marketing của họ lên một mức phát triển mới, và hiện nay các
hoạt động “marketing có ý nghĩa” đã trở thành một chủ đề phổ
biến trên báo chí tiếp thị quốc tế. Ví dụ được trích dẫn nhiều nhất
đó là chiến dịch “Vẻ đẹp thực sự” của Dove, khi mà thay vì bán xà
bông họ đã truyền đi ý tưởng rằng “đẹp” không có nghĩa là phải
có vẻ bề ngoài như người mẫu thời trang. Xu hướng quan tâm tới
môi trường “xanh”' cũng là cơ hội cho nhiều thương hiệu tạo sự
khác biệt.
Thay vì chỉ đơn thuần chăm lo chào bán sản phẩm, các marketer
biết vận dụng ngân sách hợp lý cho việc tạo dựng các mối quan

hệ như vậy đang nhận được những phần thưởng đáng kể về mặt
doanh thu. Về công nghệ, sự gia tăng của các mạng xã hội như F
acebook hay Twitter cũng tạo cho thương hiệu thêm một kênh
truyền thông để liên hệ với người tiêu dùng. Mặt khác nó cũng
đồng thời góp thêm phần phức tạp cho lượng thông điệp truyền
thông mỗi ngày, bắt đầu tạo ra xu hướng phản ứng lại khi mà
người tiêu dùng hiện nay mong muốn tìm cách để đơn giản hóa
cuộc sống.
Hình ảnh thương hiệu Việt thời kỳ hậu suy thoái
Những xu hướng này hướng đến việc tạo lập các mối quan hệ
mật thiết hơn nhưng đơn giản hơn giữa thương hiệu với người
tiêu dùng. Điều đó có nghĩa việc phát triển bản sắc nhận diện
thương hiệu sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết trong quá
trình củng cố và nâng cao hiệu quả của hình ảnh thương hiệu.
Thay vì quảng bá thương hiệu một cách “thô bạo” và “gây phiền
nhiễu” tới cuộc sống của người tiêu dùng qua những thời lượng
quảng cáo ngắn ngủi, hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu
nếu được tạo lập tốt sẽ thúc đẩy ấn tượng mạnh mẽ về thương
hiệu bằng cách gắn kết và tối ưu hóa tất cả các phương tiện
truyền thông thương hiệu một cách nhất quán, từ nhãn sản phẩm
cho đến xe tải giao hàng.
Tuy nhiên, bản sắc nhận diện thương hiệu chỉ có thể giúp cho
thương hiệu thành công nếu giai đoạn đầu phát triển xác định
được rõ điều gì khiến cho thương hiệu có sự khác biệt chiến lược
trên thị trường, nhờ vậy quá trình triển khai sáng tạo tiếp sau có
thể dựa trên những nền tảng khác biệt độc đáo đó. Hệ thống
nhận diện thương hiệu không chỉ đơn thuần cần thiết kế đẹp, mà
còn yêu cầu định hướng truyền thông rõ ràng và mang tính chiến
lược. Nó chỉ thực sự hiệu quả nếu thiết lập được nền tảng thể
hiện về mặt ngôn ngữ và hình ảnh bao gồm tên gọi, câu định vị,

logo, màu sắc, kiểu chữ, mẫu định dạng và nhiều yếu tố khác.
Kết hợp lại, những yếu tố nhận diện cốt lõi này có thể nâng cao
hiệu quả của tất cả các phương tiện truyền thông marketing cho
thương hiệu, đồng thời thể hiện rõ tính cách riêng của thương
hiệu để tạo mối liên hệ gắn bó hơn với khách hàng.
Vậy các luồng xu hướng giao thoa trong năm 2010 sẽ có ảnh
hưởng tích cực như thế nào đến thương hiệu và hình ảnh các
thương hiệu của Việt Nam, điều đó phụ thuộc phần lớn vào các
doanh nghiệp Việt. Mặc dù tránh được cơn bão tài chính, song
quan trọng là doanh nghiệp làm sao để nhận biết tốt hơn về
những thay đổi trong hành vi thái độ của người tiêu dùng, đồng
thời nhận thức được những lợi ích chiến lược của bản sắc nhận
diện thương hiệu nhằm thiết lập các mối quan hệ khách hàng bền
chặt hơn.

×