Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.02 KB, 144 trang )

Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới
các ngành
Khủng hoảng tài chính đang ngày càng lan rộng, thấm sâu vào từng
nền kinh té, trong đó có cả Việt Nam. Cuộc khủng hoảng đang gây
những tác động lớn và thể hiện khá rõ tới Việt Nam, tác động tới
các ngành.
DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ..................2
15 nước EU rơi vào suy thoái .............................................................................................3
Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái ..........................................................................4
OECD: Kinh tế Canađa đang bị suy thoái ..........................................................................6
Hàn Quốc: Các công ty chứng khoán và quản lý tài sản thua lỗ nặng ...............................7
Thêm 3 ngân hàng của Mỹ bị đóng cửa ............................................................................8
Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái ..............................................................12
Trung Quốc: nhà máy đóng cửa, đơn hàng thu hẹp, nhân công mất việc .......................14
Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga ...........................................................................15
Fed dự báo bi quan về kinh tế Mỹ cuối 2008 - đầu 2009 .................................................18
Standard &Poor’s: Thế giới có 85 tập đoàn phá sản trong năm 2008 .............................20
Dân Mỹ thi nhau xin phá sản ............................................................................................21
Tháng 10/2008: Số công ty Hàn Quốc phá sản cao nhất trong 3 năm .............................23
Anh: Lạm phát giảm mạnh, nguy cơ thiểu phát cận kề ....................................................24
Các ngân hàng ở châu Á bắt đầu bất ổn trước nguy cơ đang lớn dần .............................25
G20 thất bại trong việc tìm giải pháp chung cho suy thoái ..............................................27
Khủng hoảng tài chính: các nước mới nổi chịu hiểm nguy nhiều hơn Mỹ .....................29
IMF: Tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ giảm mạnh ................................................30
Dự kiến GDP quí IV/2008 của Trung Quốc sẽ giảm còn 8,2% .......................................31
Kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ 16 năm qua .......................32
Thị trường ôtô châu Âu rơi vào khủng hoảng ..................................................................33
Các ngân hàng Nhật thua lỗ hơn 10 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng ...........................34
Mỹ: Sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô sẽ làm đổ vỡ nền kinh tế ...........................36
Nhật: Ngành sản xuất ô tô gặp khó khăn tác động tới cả nền kinh tế ..............................37
IMF dự báo phát triển kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2009 .........................................38


Hồng Công: Thị trường bất động sản sa sút nặng nề .......................................................39
10 tháng đầu năm: Chứng khoán toàn cầu mất hơn 16.000 tỷ USD ................................40
Mỹ chứng kiến ngân hàng thứ 17 bị đóng cửa trong năm 2008 ......................................40
TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ VIỆT NAM..............................................................................43
Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng ......................................................43
Thủ tướng: Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2009 ...................................45
Đề nghị lùi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đến 1/7 .............................................46
TPHCM: Tăng trưởng GDP năm 2009 sẽ thấp hơn 2008 ................................................49
Xuất khẩu gặp khó do khủng hoảng tài chính thế giới .....................................................50
Tháng 11/2008: xuất khẩu tiếp tục đà suy giảm ...............................................................53
11 tháng 2008: Nhập siêu lên mức 16,9 tỷ USD khi xuất khẩu giảm tốc ........................54
Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với 4 vấn đề căn bản ......................................56
Mục tiêu lạm phát 2009 sẽ thấp hơn 2008 và ở mức trên 15% ........................................59
NHNN: thời suy thoái, ngân hàng và tiền tệ trong nước vẫn ổn định ............................60
Dự báo diễn biến tiền tệ từ nay đến cuối năm .................................................................63
Dự báo CPI cả năm 2008 không vượt quá 24% ...............................................................68
Kinh tế 2009: Vẫn nặng nỗi lo lạm phát ...........................................................................71
Standard & Poor’s: Việt Nam có khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm ..........................73
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục ổn định song vẫn tồn tại thách thức ..............................75
Tiêu thụ trong nước tăng chậm lại ...................................................................................77
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2008 tiếp tục giảm 0,76% ......................................79
TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NGÀNH CỤ THỂ .......................................................................80
Tiền gửi ngân hàng có khuynh hướng giảm .....................................................................80
Tín dụng khó giải ngân ....................................................................................................82
Tổng nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng khoảng 35.000 tỷ đồng ................................85
Cổ phiếu ngân hàng vẫn khó thu hút nhà đầu tư trong ngắn hạn .....................................88
Dự báo lợi nhuận ngân hàng giảm rất nhiều trong quí IV/2008 - đầu 2009 ...................90
Ngành thép VN đối mặt với những khó khăn khó lường .................................................92
Xuất khẩu nông sản: khó khăn chồng chất trong năm 2009 ............................................95
Năm 2009, dự báo xuất khẩu dầu thô Việt Nam nhiều biến động ...................................98

Tồn kho phân bón gần nửa triệu tấn ...............................................................................100
Xuất khẩu gặp khó khăn, DN thủy sản tăng cường cạnh tranh tại sân nhà ..................102
Từ năm 2009 sẽ không còn khan hiếm ximăng ..............................................................104
Bất động sản giảm 40 - 60%, khách hàng vẫn lo mua hớ! .............................................104
Sức cầu yếu "nhấn chìm" thị trường nhà đất ..................................................................106
Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa thua lỗ ........................................................................108
Dự báo chưa chuẩn, doanh nghiệp thép lao đao .............................................................109
Nhiều rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ...............................................................112
Quý IV, ngành thép vẫn gặp khó ...................................................................................114
Nông sản Việt Nam gặp bất lợi vì tỷ giá ........................................................................115
Xuất khẩu đồng loạt xin hạ chỉ tiêu và giảm thuế .........................................................118
Petro Vietnam không hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí .......................................121
Dự báo giá bất động sản còn giảm .................................................................................122
Thị trường xi măng: Báo động sụt giảm tiêu thụ ...........................................................123
Tỷ giá USD/VND biến động mạnh: DN xuất nhập khẩu thiệt hại lớn .........................124
Xuất khẩu nông sản lùi dần về mức năm ngoái .............................................................127
Ngành gỗ đối mặt khó khăn ............................................................................................129
Công nghiệp dệt may gặp khó khăn bởi suy thóai kinh tế toàn cầu .............................131
Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ ........................................................................134
Cá tra Việt Nam lại vấp phải rào cản mới từ Mỹ ...........................................................137
80% nhà máy điều đóng cửa vì thiếu nguyên liệu .........................................................138
DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
THẾ GIỚI
15 nước EU rơi vào suy thoái
Liên tiếp trong hai quý, hai và ba, GDP 15 nước sử dụng đồng tiền
chung euro đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử
hình thành khu vực gần một thập kỷ qua.
Số liệu công bố ngày 14/11 cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong khu
vực ở mức âm 0,2% trong quý ba, sau khi đã xuống dốc với tốc độ
tương tự trong quý hai. GDP giảm trong hai quý liên tiếp là một

minh chứng rõ ràng cho thấy kinh tế rơi vào suy thoái.
Thông tin chính thức phát đi từ cơ quan chức năng EU là đòn trời
giáng với giới đầu tư sau 9 năm thành lập khu vực đồng tiền chung
châu Âu.
"Không phải chờ cho tới khi số liệu GDP quý ba được công bố
người ta mới nghĩ EU rơi vào suy thoái. Những số liệu và nghiên
cứu gần đây cho thấy GDP trong quý tư thậm chí còn tồi tệ hơn vì
cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng để lại hậu quả nặng nề", ông
Howard Archer, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Global Insight
bình luận.
Không khí tại Đức, đầu tàu kinh tế của cả khu vực, ảm đạm nhất.
GDP quý ba ở đây giảm tới 0,5% sau khi đã giảm 0,4% trong quý
hai. Tây Ban Nha, Italy cũng gia nhập câu lạc bộ suy thoái. Riêng
Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai trong eurozone, tăng nhẹ 0,1%.
Tình hình tồi tệ cũng đe dọa các nước ngoài khu vực đồng tiền
chung. Tại Anh, GDP quý ba đã giảm 0,5%, lần đầu tiên sau mười
sáu năm qua. Ngân hàng Trung ương Anh quốc cho biết nước này
đang đứng trước nguy cơ thiểu phát.
Trong khu vực đồng euro, lạm phát tháng mười giảm xuống còn
3,2%, thấp nhất trong 9 tháng qua. Các chuyên gia dự báo giá cả sẽ
tiếp tục giảm trong những tháng tới và rất có thể Ngân hàng Trung
ương châu Âu phải mạnh tay cắt giảm lãi suất để hỗ trợ kinh tế.
(Nguồn: VNE, 15/11)
Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái
Các số liệu thống kê công bố ngày 17/11 cho thấy, kinh tế Nhật Bản
- nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn nhất ở châu Á - đã chính
thức rơi vào suy thoái.
Đây là lần suy thoái đầu tiên của nền kinh tế này trong 7 năm trở lại
đây.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý 3 vừa qua, GDP của

Nhật tăng trưởng âm 0,1% so với quý trước, sau khi đã tăng trưởng
âm 0,3% trong quý 2. Từ đầu năm tới nay, GDP của Nhật đã sụt
giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo định nghĩa mang tính
kỹ thuật, một nền kinh tế bị coi là suy thoái khi tăng trưởng âm hai
quý liên tiếp.
Theo giới quan sát, việc kinh tế Nhật rơi vào suy thoái không phải là
một sự kiện gây bất ngờ. Trước đó, khủng hoảng tài chính đã “lái”
kinh tế Nhật tới bờ vực suy thoái.
Sự chao đảo của thị trường tài chính quốc tế đã khiến giới đầu tư
“carry trade” ồ ạt rút vốn khỏi những thị trường có lãi suất cao để
chuyển về các đồng tiền có lãi suất thấp mà họ vay trước đó để đầu
tư. Trong hoạt động đầu tư “carry trade”, các nhà đầu tư vay tiền ở
một nước có mức lãi suất thấp hơn để đầu tư vào các loại tài sản ở
các quốc gia có mức lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.
Mặt khác, những đồng tiền có lãi suất thấp cũng được giới đầu tư
coi là các “vịnh tránh bão” an toàn trong thời điểm khủng hoảng.
Điều này khiến các đồng tiền có lãi suất thấp - trong đó có Yên
Nhật và USD - tăng giá mạnh.
Sự lên giá của Yên Nhật, cùng với sự sụt giảm nhu cầu của thế giới,
đã làm khó các nhà xuất khẩu như Canon, Toyota… - vốn là đầu tàu
chính của kinh tế Nhật Bản. Các công ty Nhật gặp khó, kéo theo
việc cắt giảm đầu tư, sa thải nhân công và sự chao đảo mạnh mẽ của
thị trường chứng khoán Nhật, khiến tình hình kinh tế nước này thêm
tồi tệ.
Để đối phó với tình hình, tháng trước, ngày 30/10, Chính phủ của
Thủ tướng Taro Aso đã công bố một kế hoạch kích thích kinh tế
trọn gói trị giá 51 tỷ USD để giảm thiểu tác động của sự sụt giảm
của thị trường chứng khoán và sự lên giá mạnh của đồng Yên. Ngày
31/10, Nhật Bản tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu sau 7 năm, đưa
lãi suất đồng tiền này từ mức 0,5% xuống còn 0,3%.

Tới thời điểm này, đã hai trong số các đầu tàu của kinh tế thế giới là
Nhật Bản và khu vực 15 nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) rơi
vào suy thoái. Cuối tuần trước, EU công bố số liệu cho thấy, GDP
của Euro sụt 0,2% trong quý 3, sau khi đã tăng trưởng âm 0,2%
trong quý 2, đồng nghĩa với việc nền kinh tế này đã suy thoái.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, kinh tế Nhật
sẽ tăng trưởng âm 0,1% trong năm nay, so với các mức tăng trưởng
âm 0,9% và âm 0,5% ở Mỹ và châu Âu.
Trong cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần qua tại Washington, lãnh đạo
20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-20) đã đi tới một tuyên bố
chung kêu gọi thế giới tiếp tục hợp sức để chống khủng hoảng.
Trong đó, một biện pháp được đề xuất là cải tổ hệ thống tài chính
toàn cầu, cắt giảm thêm lãi suất và tăng cường kích thích kinh tế.
Tuy nhiên, tuyên bố của G-20 phần nào khiến giới quan sát thất
vọng vì không có một biện pháp hành động cụ thể nào được đưa ra.
Đối với Nhật Bản nói riêng, việc vực dậy nền kinh tế lúc này xem ra
rất khó khăn, vì lãi suất đồng Yên hiện đã ở mức thấp (0,3%). Đồng
thời, nợ Chính phủ của Nhật đã vượt quá 180% GDP của nước này,
khiến việc tăng cường thêm chi tiêu của Chính phủ là việc khó thực
hiện.(Nguồn: TBKT, 17/11)
OECD: Kinh tế Canađa đang bị suy thoái
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),
kinh tế Canađa đang trong giai đoạn suy thoái và tình trạng này sẽ
kéo dài gần hết năm 2009, trong bối cảnh nền khi nền kinh tế thế
giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ đầu thập
kỷ 1980.
OECD dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Canađa sẽ giảm trung
bình 0,5% trong năm 2009, khác xa so với bất cứ dự đoán nào của
các quan chức hoặc các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế
Canađa trong thời gian tới. OECD cho rằng Canađa đang bị ảnh

hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,
đồng thời nhận định hầu hết các chỉ số kinh tế của Canađa sẽ giảm
trong năm tới. Trong năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp của Canađa sẽ
tăng trên 7%, so với mức 6,2% năm 2008. Chính phủ liên bang và
các bang sẽ bị thâm hụt ngân sách khoảng 1,3% GDP xuất phát từ
tình trạng suy thoái trầm trọng của các thị trường tài chính toàn cầu,
suy thoái kinh tế Mỹ và sự sụt giá của các mặt hàng do xuất khẩu
yếu và chi tiêu trong nước cũng giảm. Sức tiêu dùng của Canađa
trong năm 2009 cũng sẽ giảm 0,6%.
Để khắc phục tình trạng trên, OECD cho rằng Ngân hàng Trung
ương Canađa (BoC) nên tiếp tục cắt giảm tỷ lệ lãi xuất. Một số
chuyên gia kinh tế dự đoán động thái này sẽ được BoC sẽ được triển
khai vào ngày 9/12.
OECD dự đoán kinh tế Canađa sẽ hồi phục trở lại và tăng 2,1% vào
năm 2010, một sự tăng trưởng khá ấn tượng mặc dù bị suy thoái
trong cả năm 2009.
Ngày 24/11, Bộ trưởng Tài chính Canađa Jim Flaherty cho biết ông
hy vọng chính phủ sẽ đưa ra một gói chính sách kích thích tăng
trưởng cho phần lớn các dự án nhằm tái xây dựng cơ sở hạ tầng
trong báo cáo dự trù ngân sách năm 2009-2010. Ông Flaherty dự
kiến trình kế hoạch ngân sách này vào đầu năm 2009 để đảm bảo
gói chính sách kích thích kinh tế sẽ được triển khai càng sớm càng
tốt.
Ông Flaherty cũng cho hay Canađa đang xem xét lại các dự án cơ sở
hạ tầng, có thể được triển khai nhanh nhằm giảm thiểu tác động của
đà suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế đất
nước.(Nguồn: TTX, 26/11)
Hàn Quốc: Các công ty chứng khoán và quản lý tài sản thua lỗ
nặng
Cổ phiếu của các công ty chứng khoán Hàn Quốc đã giảm tới 57,3%

trong 10 tháng đầu năm 2008 và là mức sụt giảm cao thứ hai trên thị
trường sau lĩnh vực xây dựng. Lợi nhuận hoạt động theo quý của 7
công ty môi giới chứng khoán lớn nhất quốc gia này đã giảm xuống
chỉ còn 29,5 tỷ uôn (20,3 triệu USD) trong quý II/08, giảm 89,7% so
với cùng kỳ năm trước. Nếu so với quý I/08, các công ty này sụt
giảm kỷ lục tới 84,2%.
Các nhà phân tích cho rằng các thể chế tài chính nước ngoài đang
rút vốn khỏi các thị trường mới nổi khiến Hàn Quốc và Đài Loan
trở thành hai nạn nhân chịu thiệt hại lớn nhất.
Để ngăn chặn làn sóng bán tháo cổ phiếu, Chính phủ Hàn Quốc đã
ban hành quy định giảm lượng cổ phiếu được bán ra trong một
phiên giao dịch đồng thời giảm tỷ lệ hoa hồng của các công ty môi
giới, song vẫn không thể trấn an và giữ chân được các nhà đầu tư.
Việc giảm sút tỷ lệ hoa hồng trong môi giới, sự gia tăng rủi ro, bất
ổn trên thị trường tài chính và tình trạng thua lỗ trong đầu tư trái
phiếu, cổ phiếu là những nguyên nhân chính dẫn đến việc sụt giảm
nghiêm trọng doanh thu của các công ty chứng khoán.
Báo cáo tài chính của 25 công ty chứng khoán trình Ủy ban giám sát
tài chính Hàn Quốc cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2008, các công
ty này trả lương bình quân cho nhân viên 34 triệu uôn (23.500
USD), giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong bối cảnh thị trường sụt giảm nghiêm trọng, các công ty môi
giới chứng khoán và quản lý tài sản đang phải đối mặt với việc tái
cơ cấu và khởi kiện tập thể vì việc họ đã đầu tư cổ phiếu thua lỗ.
Công ty chứng khoán Hana Daetoo Securities đã phải sa thải 150
nhân viên trong nỗ lực thu hẹp hoạt động, đồng thời dự kiến sáp
nhập với công ty chứng khoán Hana IB Securities kể từ ngày 1/12
tới. Các ngân hàng lớn của Hàn Quốc cũng bắt đầu đóng cửa một số
chi nhánh giao dịch, giảm bớt nhân viên nhằm cắt giảm chi phí vận
hành.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban giám sát tài chính, tính đến cuối
tháng 9/08, tổng số tài khoản đầu tư cổ phiếu của Hàn Quốc lên tới
24,5 triệu, có nghĩa tới 50% dân số Hàn Quốc đầu tư vào chứng
khoán.(Nguồn: TTX, 24/11)
Thêm 3 ngân hàng của Mỹ bị đóng cửa
Ngày 21/11, các nhà chức trách của Mỹ đã đóng cửa thêm 3 ngân
hàng nữa ở nước này, nâng tổng số ngân hàng bị giải thể tại đây từ
đầu năm tới nay lên con số 22.
Cách đây 2 tuần, tức là vào ngày 8/11, cơ quan chức năng của Mỹ
cũng tiến hành các thủ tục để “xóa sổ” hai ngân hàng khác.
Trong số 3 ngân hàng bị đóng cửa ngày 21/11 này, có hai ngân hàng
tiết kiệm có trụ sở ở bang California mang tên Downey Savings and
Loan Association of Newport Beach và PFF Bank & Trust of
Downey, và một ngân hàng ở bang Georgia có tên Community
Bank.
Còn hai ngân hàng bị đóng cửa hôm 8/11 là hai ngân hàng có quy
mô tương đối lớn, mang tên Franklin Bank ở bang Texas và
Security Pacific Bank cũng ở bang California.
Theo Văn phòng Giám sát Tiết kiệm Mỹ (OTS), hai ngân hàng tiết
kiệm Downey Savings và PFF Bank có tống số 213 chi nhánh và
2.900 nhân viên.
Tính tới ngày 30/9, Downey Savings có tổng tài sản lên tới 12,8 tỷ
USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 9,7 tỷ USD. Cũng là một
ngân hàng tiết kiệm có quy mô lớn, PFF bank có tổng tài sản 3,7 tỷ
USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 2,4 tỷ USD.
Theo dàn xếp của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ
(FDIC), ngân hàng U.S. Bank có trụ sở ở bang Minneapolis sẽ mua
lại hai ngân hàng tiết kiệm này. Theo đó, U.S. Bank sẽ chịu trách
nhiệm về khoản thua lỗ 1,6 tỷ USD đầu tiên đối với tài sản của hai
ngân hàng này. Đối với phần thua lỗ vượt hơn số này, FDIC cùng

U.S. Bank chia sẻ.
Theo FDIC, U.S. Bank sẽ tiến hành một chương trình điều chỉnh các
khoản vay cho khách hàng, tương tự như chương trình mà ngân
hàng IndyMac bị FDIC tiếp quản hồi tháng 7 vừa qua đã thực hiện.
Bị đóng cửa cách đây 2 tuần, Ngân hàng Franklin Bank có tổng tài
sản 5,1 tỷ USD và 3,7 tỷ tiền gửi của khách hàng tính tới ngày 30/9
vừa qua.
Đáng chú ý, người đồng sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn mẹ
Franklin Bank Corp. của ngân hàng này, ông Lewis Ranieri, lại
chính là người được coi là cha đẻ của chứng khoán được đảm bảo
bằng nợ địa ốc (mortgage backed securities - MBS). Ông Ranieri đã
“phát minh” ra MBS cách đây khoảng 2 thập kỷ, khi ông còn là một
phó chủ tịch của ngân hàng đầu tư Salomon Brothers.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Prosperity ở bang Texas sẽ mua
lại toàn bộ tiền gửi của ngân hàng Franklin Bank và lượng tài sản
850 triệu USD của ngân hàng này. Phần tài sản còn lại của
Prosperity sẽ do FDIC quản lý và tìm khách mua sau.
Về phần mình, ngân hàng Community Bank có 4 chi nhánh, tổng tài
sản 681 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 611,4 triệu
USD.
Theo FDIC, ngân hàng Bank of Essex có trụ sở ở bang Virginia sẽ
bỏ ra 84,4 triệu USD để mua lại tài sản của Community Bank và 3,2
triệu USD để có quyền tiếp quản lượng tiền gửi của khách hàng
trong ngân hàng này. FDIC giữ lại phần tài sản còn lại để bán sau.
Cũng theo số liệu của FDIC, ngân hàng Security Pacific Bank bị
đóng cửa cách đây 2 tuần có tổng tài sản 261,1 triệu USD và số tiền
gửi của khách 450,1 triệu USD tính tới ngày 17/10.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Pacific Western Bank ở Los
Angeles sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của khách hàng tại Security
Pacific và 51,8 triệu USD tài sản. Số tài sản còn lại của hai ngân

hàng này sẽ được FDIC giữ lại để bán sau.
FDIC cho biết, vụ trưng thu và bán lại Downey và PFF sẽ khiến quỹ
bảo hiểm tiền gửi vơi mất 2,1 tỷ USD, vụ đóng cửa Community
Bank sẽ khiến quỹ này hao hụt từ 200 - 240 triệu USD, vụ giải thể
Franklin Bank sẽ “ngốn” mất 1,4 - 1,6 tỷ USD, còn vụ đổ vỡ của
Security Pacific sẽ gây thiệt hại cho FDIC khoảng 210 triệu USD.
Tuy nhiên, cũng giống như trong các vụ đổ vỡ ngân hàng khác, đây
được xem là giải pháp ít tốn kém nhất.
FDIC hiện giám sát 8.451 tổ chức ngân hàng ở Mỹ, với tổng tài sản
là 13.300 tỷ USD. Theo FDIC, tính tới cuối quý 2 vừa qua, số ngân
hàng Mỹ có khả năng đổ vỡ là 117 ngân hàng, tăng 30% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm này, đã có 5 ngân hàng ở bang Califonia và 3
ngân hàng ở bang Georgia trong tổng số 22 ngân hàng bị đóng cửa ở
Mỹ năm nay - một hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
ở Mỹ. Hai bang này nằm trong số những bang có giá nhà đất sụt
giảm mạnh nhất ở Mỹ.
Theo OTS, hai ngân hàng tiết kiệm lớn bị đóng cửa của bang
California đều chịu nhiều tác động xấu từ sự sụp đổ của thị trường
cho vay địa ốc. “Việc đóng cửa hai ngân hàng tiết kiệm này một lần
nữa phản ánh tác động to lớn của sự căng thẳng trên thị trường địa
ốc ở California”, Giám đốc OTS, ông John Reich, nhận xét.
Giống như trong các vụ đóng cửa ngân hàng khác ở Mỹ có sự sắp
xếp của FDIC, không một khách hàng gửi tiết kiệm nào trong trong
các ngân hàng bị đóng cửa trên bị mất đồng nào trong tài khoản tiền
gửi tiết kiệm của họ. Các khách hàng của hai ngân hàng vẫn có thể
tiến hành các giao dịch như bình thường như viết séc, sử dụng
ATM, thẻ ghi nợ… trong thời gian cuối tuần.
Các thủ tục đóng cửa đều được tiến hành vào ngày cuối tuần, để các
chi nhánh của các ngân hàng này mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai

tuần kế tiếp với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Cũng trong ngày 21/11, Văn phòng Giám sát Tiền tệ của Mỹ (OCC)
đã mở rộng đối tượng được phép mua lại các ngân hàng đổ vỡ.
Theo đó, các nhóm nhà đầu tư tư nhân cũng được phép tham gia vào
hoạt động này, thay vì chỉ các ngân hàng như trước đây.(Nguồn:
TBKT, 23/11)
Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái
Ngày 21/11, Bộ Công thương Singapore công bố Tổng sản phẩm
nội địa quý 3 tiếp tục giảm 6,8% so với quý 2. Nước này chính thức
rơi vào suy thoái.
Báo cáo chính thức của Bộ Công thương Singapore (MTI) được gửi
đến các cơ quan truyền thông ngay khi bắt đầu ngày làm việc và
không gây ra nhiều bất ngờ. GDP của Singapore trong quý 2 giảm
đã 5,3% so với quý 1. Và hồi tháng 10, MTI đã dự đoán GDP quý 3
sẽ giảm chừng 6,3% so với quý 2. Với mức giảm tăng trưởng của
GDP trong hai quý liên tiếp, việc công bố suy thoái chỉ là vấn đề
thời gian. So với cùng kỳ năm 2007, GDP quý 3 năm nay giảm
0,6%.
Những biến động kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã khiến mọi
dự đoán tăng trưởng công khai của các nhà kinh tế nước này trở nên
thiếu chính xác. MTI hôm qua cũng điều chỉnh dự đoán tăng trưởng
năm 2008 là 2,5%, giảm 0,5% so với dự đoán hồi tháng 10, và chỉ
bằng 1/3 mức tăng trưởng năm 2007. Đây là lần thứ tư trong năm
MTI hạ dần con số này. Tương tự, dự đoán tăng trưởng GDP cho
năm 2009 được rút xuống còn -1% đến 2%, bởi “nền kinh tế đang
đối diện với một sự suy giảm diện rộng trong năm 2009”, báo cáo
của MTI nhận định.
Ngay sau khi MTI công bố suy thoái, Bộ Tài chính lập tức ra thông
báo sẽ dành thêm 2,3 tỷ SGD (1,5 tỷ USD) cho vay trong một năm
đối với doanh nghiệp nhỏ bắt đầu từ ngày 1/12 tới. Với nguồn hỗ

trợ đó, dự kiến 124.000 lao động có thể được hưởng lợi nhờ hoạt
động của các doanh nghiệp tiếp tục được duy trì. Bộ trưởng Tài
chính Tharman Shanmugaratnam cũng khẳng định, Chính phủ
không có kế hoạch giảm thuế giá trị gia tăng trên hàng hóa và dịch
vụ. Mức thuế này hiện tại là 7%, được tăng lên từ mức 5% hồi
tháng 7/2007 và đã bị nhiều chỉ trích từ công chúng. Phát biểu trước
các phóng viên sáng 21/11, ông Tharman nói: “Chúng tôi tập trung
vào những chính sách có trọng tâm nhằm hỗ trợ nền kinh tế hơn là
giảm thuế tiêu dùng”.
Trong khi đó, Tổng cục Tiền tệ (MAS) cũng khẳng định không thay
đổi chính sách về tỷ giá hối đoái vốn là công cụ điều tiết tiền tệ và
kinh tế chủ yếu của Singapore. Sau những biến động của ngành tài
chính thế giới với việc sụp đổ của các ngân hàng khổng lồ, MAS đã
chủ động hạ giá đồng nội tệ so với USD trong tháng 10 nhằm duy
trì giá cả hàng hóa xuất khẩu của Singapore ở mức thấp, và hạ nhiệt
lạm phát. Hiện nay tỷ giá SGD/USD ở trên mức 1,5/1, tăng hơn 6%
so với hồi tháng 9. Và trong bối cảnh hiện nay, nhiều chuyên gia
ngân hàng dự đoán MAS sẽ can thiệp thay đổi tỷ giá này tới mức
1,8/1 vào giữa năm 2009 để duy trì xuất khẩu, nguồn thu chủ yếu
của nền kinh tế Singapore.
Bộ Tài chính nước này cũng nói rằng, kế hoạch tài chính năm 2009
sẽ được công bố vào ngày 22/1 tới, tức sớm hơn 1 tháng theo kế
hoạch thường niên, nhằm định hướng sớm các chính sách kinh tế
cho năm tới, bởi theo nhận định của Thủ tướng Lý Hiển Long, nền
kinh tế Singapore sẽ phải đối phó với mức tăng trưởng thấp trong
nhiều năm tới.(Nguồn: TN, 22/11)
Trung Quốc: nhà máy đóng cửa, đơn hàng thu hẹp, nhân công
mất việc
Một thống kê cho thấy, đã có hơn 65.000 nhà máy tại Trung Quốc
phải đóng cửa từ đầu năm đến nay và con số này hiện nay vẫn chưa

có dấu hiện dừng lại khi các đơn đặt hàng xuất khẩu đang ngày càng
bị thu hẹp và cắt giảm.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Lao động và Bảo
hiểm xã hội Trung Quốc Yin Weimin cho biết, trong hoàn cảnh hiện
nay thì vấn đề công ăn việc làm của người lao động là mối lo hàng
đầu của Chính phủ Trung Quốc.
Ông Yin cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng vừa qua, hàng loạt các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc
đã phải đóng cửa hoặc ngừng sản xuất.
Cũng theo ông Yin thì thị trường việc làm sẽ còn tiếp tục co lại
trong thời gian tới, mà những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là
những lao động nhập cư ngoại tỉnh, với con số lên đến khoảng 150
triệu người.
Khu vực sản xuất vẫn chiếm 14% lượng hàng may mặc, đồ chơi và
dày da nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong năm ngoái đã bị suy
giảm một cách nhanh chóng chỉ trong vài tháng gần đây.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng
duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 8% để bảo đảm ổn định thị
trường việc làm.Ba quý đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng 9%, sau khi tăng đến 11,9% hồi năm ngoái trong khi con số
tăng trưởng được dự báo còn tiếp tục giảm nữa trong thời gian tới.
Theo Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội thì con số thất nghiệp hiện
nay ở Trung Quốc là 8,3 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp 10 tháng đầu
năm là 4%, trong khi chính phủ dự báo tỷ lệ thất nghiệp cả năm là
4,5%.(Nguồn: Dantri, 24/11)
Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga
Khủng hoảng tài chính tại Nga đang ngày càng trầm trọng khi đồng
Rúp mất giá mạnh và 2 tháng qua, chính phủ đã phải chi 57,5 tỷ
USD giữ giá đồng tiền này.
Trong khi đó, nguy cơ thâm hụt ngân sách của Nga rất lớn và kinh

tế khó khăn, bởi thời kỳ thịnh vượng nhờ giá dầu lửa cao đã chấm
dứt.
Trong phiên họp của Hạ viện Nga ngày 19/11, Thống đốc Ngân
hàng Trung ương Nga Sergei Ignatyev công bố, nước này đã phải
chi 57,5 tỷ USD từ dự trữ ngoại tệ quốc gia trong hai tháng 9 và 10
để hỗ trợ đồng Rúp khỏi mất giá trong thời điểm cuộc khủng hoảng
tài chính vừa qua.
Trong khi đó, do những biến động về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ
của Nga đã giảm khoảng 97,6 tỷ USD trong 2 tháng qua.
Trước tình hình dự trữ ngoại tệ sụt giảm, ông Ignatyev cho biết Nga
quyết định cắt giảm các khoản đầu tư mua trái phiếu của các công ty
cho vay thế chấp đang khó khăn của Mỹ là Fannie Mae và Freddie
Mac trong 2 tháng (tính từ 1/11), từ 65,6 tỷ USD xuống còn 20,9 tỷ
USD.
Trước đó, các quan chức Nga hồi tháng 7 tiết lộ nước này đã đầu tư
khoảng 100 tỷ USD mua trái phiếu của các công ty Mỹ, một phần
trong số này nằm trong tài sản của các công ty Fannie Mae và
Freddie Mac.
Theo giới phân tích, tình trạng tài chính khó khăn nói trên của Nga
có thể cản trở mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn của
nước này. Tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại "hội
nghị bàn tròn" giữa các nhà công nghiệp từ Nga và EU, tại Pháp, đã
tuyên bố: trước khi hết năm nay, các cơ quan chức năng Nga sẽ
thông qua gói các đạo luật để thành lập ở nước này một trung tâm
tài chính quốc tế cỡ lớn.
Theo Tổng thống Medvedev, có một yếu tố góp phần bình ổn thị
trường trong cấu trúc tài chính mới của thế giới, đó là sự hiện diện
của những trung tâm tài chính mới và những ngoại tệ mới của khu
vực. Nga muốn phát triển đồng Rúp của mình thành đồng ngoại tệ
mới như vậy.

Nền kinh tế Nga vốn ổn định và mạnh lên trong thời gian khá dài
nhờ xuất khẩu dầu lửa được giá, nhưng hiện đứng trước nhiều khó
khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm mạnh, chỉ
còn hơn 50 USD/thùng - mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga A. Kudrin vừa thừa nhận rằng, giá dầu
giảm cũng có nghĩa là dự trữ tài chính của Nga có thể cạn kiệt trong
năm tới.
Ông A. Dvokorvik, cố vấn kinh tế của Chính phủ Nga nhận định
rằng, đồng Rúp Nga có thể sẽ mất giá hơn nữa. Theo giới phân tích,
khi mức giá dầu trung bình thấp hơn 70 USD/thùng trong vòng vài
tháng thì ngân sách của Nga sẽ thâm hụt ngay trong hai tháng đầu
năm 2009 và buộc chính phủ nước này phải điều chỉnh chương trình
phát triển kinh tế.
Nga đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng tài chính ngày càng nghiêm trọng hiện nay.
Tổng thống Nga Medvedev hôm 18/11 khẳng định: không loại trừ
rằng Nhà nước Nga có thể chi tổng cộng hơn 5 nghìn tỷ Rúp
(khoảng 190 tỷ USD) góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đến kinh tế Nga.
Ông nêu rõ chính phủ đã thông qua và đang thực hiện kế hoạch
hành động bao trùm các hệ thống tài chính và ngân hàng, các ngành
kinh tế then chốt cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tổng thống Nga kêu gọi các địa phương trong toàn Liên bang phải
thông qua chương trình chống khủng hoảng của mình, lấy trọng tâm
là công tác ngăn chặn nạn thất nghiệp, tạo việc làm mới và khuyến
khích sản xuất.
Ông Medvedev đã yêu cầu thành lập hệ thống hỗ trợ xuất khẩu và
đấu tranh giành các thị trường tiêu thụ quốc tế mới. Ông nhấn mạnh
cần cân nhắc các nhân tố mà trong tương lai gần có thể tạo cho nước
Nga khả năng cạnh tranh có kết quả với các tập đoàn lớn nhất của

nước ngoài.
Ông cho biết Nhà nước sẽ buộc chính quyền các cấp cũng như các
doanh nghiệp phải sử dụng đúng đắn và hiệu quả nguồn kinh phí hỗ
trợ cho công tác khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính. Thủ tướng
V.Putin mới đây đã chỉ trích những ngân hàng không chuyển các
khoản tín dụng do nhà nước cấp tới các ngân hàng và công ty đang
gặp khó khăn.
Bất chấp những khó khăn tài chính, Nga vẫn khẳng định sẽ thực
hiện tất cả các cam kết được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị cấp
cao G-20 vừa qua nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Tổng thống Nga Medvedev nhấn mạnh đã từ lâu nước
Nga chọn con đường liên kết sâu sắc với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, cùng với các nước khác, Nga sẵn sàng góp phần hình thành
hệ thống tài chính mới và đồng thời phong toả những quyết định sai
lầm có thể được thông qua tại các nước khác. Nga cũng kêu gọi cải
tổ Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), đồng
thời cho rằng hệ thống tài chính toàn cầu cần minh bạch hơn và
được quản lý tốt hơn.(Nguồn: TBKT, 21/11)
Fed dự báo bi quan về kinh tế Mỹ cuối 2008 - đầu 2009
Ngày 19/11, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm dự báo của họ về
triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 xuống mức thấp và
chuẩn bị cho khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Ngân hàng trung ương này dự báo tăng trưởng của Mỹ sẽ bị âm
trong nửa sau năm 2008 và nửa đầu năm 2009, cùng với một số
nhận định bi quan khác. Các chuyên gia cho rằng đây dường như là
một tuyên bố chính thức của Fed rằng nền kinh tế Mỹ đang suy
thoái.
Fed giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2008 xuống mức giữa 0 và
0,3% từ dự đoán là 1 và 1,6% hồi tháng 6. Sang năm 2009, Fed cho
rằng tốc độ tăng trưởng có thể giảm 0,2%.

Bên cạnh dự đoán ảm đạm về tăng trưởng, các quan chức Fed còn
cho rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng cao lên mức 6,3 đến 6,5% trong năm
2008 và ở mức 7,1 đến 7,6% năm 2009. Tuy nhiên một số chuyên
gia khác của Fed cho rằng kinh tế Mỹ có thể thu hẹp 1% và thất
nghiệp lên tới trên 8% trong năm 2009.
Fed cho biết “một số chuyên gia dự đoán sự cải thiện của thị trường
tài chính sẽ góp phần làm phục hồi kinh tế vào giai đoạn giữa năm
2009, nhưng một số khác cho rằng kinh tế sẽ còn suy yếu kéo dài
đến hết năm”. Triển vọng u ám về kinh tế Mỹ cho thấy Fed có khả
năng tiếp tục cắt giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế.
Báo cáo mới này của Fed cũng đề cập đến một lo ngại mới đó là
khả năng giảm phát tăng dần trong khi Fed thiếu công cụ điều chỉnh
bởi tỷ lệ lãi suất đang rất thấp.
Giảm phát được coi là một mối nguy đối với nền kinh tế vì việc
giảm giá có thể khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp trì hoãn hoạt
động mua bán để đợi giá giảm hơn, đẩy hoạt động kinh tế suy giảm.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng đã giảm
1% trong tháng 10, mức giảm mạnh nhất kể từ khi chính phủ bắt
đầu thống kê năm 1947.
Phó chủ tịch Fed Donald Kohn phát biểu rằng, nguy cơ về việc giảm
phát không cao, nhưng đang tăng lên và có thể trở nên đáng quan
ngại.
Cuộc họp thường niên lần tới của Fed sẽ diễn ra vào ngày 16/12.
Thị trường đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,5% sau
cuộc họp này. Trước đó, trong cuộc họp thường kỳ hồi tháng 10,
Fed đã giảm lãi suất từ 1,5 xuống còn 1% trong nỗ lực ổn định thị
trường tài chính.
Theo dự báo mới nhất của JPMorgan Chase, Fed có thể cắt giảm lãi
suất xuống mức 0% trong hai tháng tới. Nhà kinh tế Michel Feroli
của JPMorgan cho rằng, Fed sẽ giảm lãi suất hai lần, mỗi lần giảm

0,5% trong 2 cuộc họp thường kỳ vào ngày 16/12/2008 và
28/1/2009 tới. Tỷ lệ lãi suất 0% sẽ được duy trì trong cả năm 2009
để ngăn giá cả tiếp tục giảm khi các công ty cắt giảm việc làm, ngân
hàng giảm cho vay khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Fed không phải là ngân hàng trung ương duy nhất có thể đưa lãi
suất xuống bằng 0% trong năm tới. Ngân hàng trung ương Nhật Bản
tháng trước đã giảm lãi suất xuống còn 0,3%, và ngân hàng trung
ương châu Âu cho biết sẵn sàng giảm lãi suất tiếp sau hai lần giảm
lãi suất trong vòng 6 tuần. (Nguồn: Vnmedia, 20/11)
Standard &Poor’s: Thế giới có 85 tập đoàn phá sản trong năm
2008
Tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Standard & Poor"s
(S&P) cho biết tổng cộng 85 tập đoàn và công ty đã tuyên bố phá
sản trong năm 2008 (tính đến hết ngày 11/11), tăng mạnh so với 22
vụ năm 2007 và 30 vụ năm 2006.
Mỹ chiếm tới 70 trong trong tổng số 85 tập đoàn và công ty nói trên,
tiếp theo là châu Âu (5), châu Á (4), Canađa (3), Mêhicô (2) và Nga
(1). Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia có số công ty bị đánh giá tín
nhiệm ở mức "B-" nhiều nhất (biểu thị tình trạng nền kinh tế có yếu
tố đầu cơ) và có tới 75% trong số 207 tập đoàn và công ty bị đánh
giá tín nhiệm ở mức thấp nhất trên toàn cầu.
Tổng số nợ của 207 công ty nói trên, chủ yếu thuộc các lĩnh vực
như truyền thông, giải trí, sản phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng,
vào khoảng 417,38 tỷ USD. Tỷ lệ vỡ nợ do đầu cơ ở Mỹ đã tăng
trong tháng thứ 10 liên tiếp, lên 2,86% trong tháng 10/08, so với
2,68% trong tháng 9/08.
Trong khi tỷ lệ vỡ nợ ở châu Âu tăng từ mức 1,00% trong tháng
9/08 lên 1,01% trong tháng 10/08, thì con số này ở những nền kinh
tế mới nổi cũng tăng từ mức 0,17% lên 0,82% trong cùng kỳ. S&P
dự đoán tỷ lệ vỡ nợ ở Mỹ sẽ tăng lên mức trung bình 7,6% trong

vòng 12 tháng tới.
Năm vụ tuyên bố vỡ nợ gần đây nhất bao gồm tập đoàn Masonite
International Inc có trụ sở tại Canađa, tập đoàn sản xuất chất ethanol
VeraSun Energy Corp có trụ sở ở Mỹ nộp đơn xin phá sản vào ngày
31/10, tập đoàn Hawaiian Telcom Communications, nhà sản xuất
thịt gà Pilgrim"s Pride lớn nhất của Mỹ và tập đoàn American
Media Operations.(Nguồn: TTX, 18/11)
Dân Mỹ thi nhau xin phá sản
Tình hình căng thẳng của kinh tế Mỹ hiện nay đang khiến số người
nộp đơn xin phá sản ở nước này tăng vọt.Đáng chú ý, số nợ bình
quân mà những người Mỹ phá sản lần này đang gánh cao hơn rất
nhiều so với những người phá sản trong những lần suy thoái trước ở
Mỹ.
Giá nhà sụt giảm, thu nhập co lại và nguồn tín dụng gần như cạn
kiệt đang là những thách thức khốc liệt mà người tiêu dùng Mỹ phải
đối mặt. Mặc dù những lý do thường gặp khiến những con nợ gặp
khó ở Mỹ phải nộp đơn xin phá sản như mất việc, chi phí y tế cao,
ly dị… vẫn là những lý do quan trọng, những áp lực từ sự đi xuống
của nền kinh tế đang góp phần phân loại những ai có thể và không
thể vượt qua cơn sóng gió hiện nay.
Theo ông Mike Bickford, Chủ tịch Công ty Automated Access to
Court Electronic Records chuyên về dữ liệu phá sản ở Mỹ, số vụ cá
nhân nộp đơn xin phá sản ở Mỹ trong tháng 10 đã tăng gần 8% so
với tháng 9. Hai năm trở lại đây, số người phá sản ở Mỹ tăng liên
tục.
Trong tháng 10, số người Mỹ nộp đơn xin phá sản lên tới 108.595
người, lần đầu tiên vượt mức 100.000 người kể từ khi Luật phá sản
ở Mỹ trở nên ngặt nghèo hơn vào năm 2005, với số nợ mà một
người có thể được coi là phá sản phải cao gấp đôi. Con số trên đồng
nghĩa với việc, cứ mỗi ngày làm việc ở Mỹ trong tháng 10, lại có

4.936 đơn xin phá sản được nộp lên cơ quan chức năng, tăng 34%
so với cùng kỳ năm 2007.
Giáo sư Robert Lawless thuộc Trường Luật, Đại học Illinois, cho
rằng, việc các ngân hàng thắt chặt hoạt động tín dụng là một lý do
quan trọng khiến số đơn xin phá sản của dân Mỹ tăng mạnh trong
tháng 10. Ông Lawless cho rằng, việc các ngân hàng giảm mạnh
hoạt động cho vay khiến người tiêu dùng khó hoặc thậm chí không
thể sử dụng thẻ tín dụng và đảo nợ khoản vay thế chấp nhà, trong
khi giá trị ngôi nhà đã sụt quá mức giá trị khoản vay.
“Với tình trạng căng thẳng tín dụng và kinh tế khó khăn như hiện
nay, số vụ vỡ nợ sẽ còn vượt xa con số trước khi Luật phá sản được
điều chỉnh vào năm 2005”, ông nói.
Các luật sư về phá sản cho biết, không chỉ số đơn xin phá sản tăng
lên, số tiền nợ trong thẻ tín dụng mà những người nộp đơn đang
mang cũng tăng mạnh do những con nợ này phải vật lộn với khoản
phải trả hàng tháng cho khoản vay thế chấp nhà. Không ít người
đang phải gánh khoản nợ thế chấp lớn hơn giá trị căn nhà mà họ
mua bằng khoản vay đó do sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, một gia đình điển hình nộp đơn
xin phá sản năm 2007 có khoản vay nợ được thế chấp như nợ địa ốc
và nợ mua xe cao hơn 21%, và nợ không được thế chấp như nợ thẻ
tín dụng, nợ y tế, nợ mua đồ gia dụng… cao hơn 44% so với một hộ
gia đình điển hình nộp đơn xin phá sản năm 2001. Trong khi đó,
cũng theo nghiên cứu này, trong vòng 6 năm trở lại đây, thu nhập
của người Mỹ hầu như không tăng.
“Những lần suy thoái trước đây đều diễn ra sau những giai đoạn
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, do đó, các hộ gia đình bước vào các
thời kỳ suy thoái đó với mức thu nhập cao hơn và ít nợ hơn”, bà
Elizabeth Warren, một giáo sư tại Trường Luật của Đại học Havard,
cho biết. Bà nói thêm: “Tuy nhiên, lần này, những yếu tố kinh tế cơ

bản này đã xấu đi đối với các hộ gia đình thậm chí trước khi suy
thoái xảy ra, do đó, số đơn xin phá sản có khả năng sẽ còn tăng
mạnh hơn”.
Tại những bang mà trước đây giá nhà tăng với tốc độ của tên lửa và
sau đó rơi tự do như Nevada, California và Florida, số đơn xin phá
sản tăng mạnh nhất. Tại bang Nevada, số đơn xin phá sản trong
tháng 10 vừa qua tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng
tại bang California và Florida lần lượt là 80% và 62%.
Ở những khu vực này, nhiều người cố gắng giữ lại ngôi nhà của
mình bằng cách xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản Mỹ.
Nhưng cũng có nhiều người xin phá sản theo Chương 7 của luật
này, đồng nghĩa với việc họ mất luôn ngôi nhà của mình và “tạm
biệt” luôn đống nợ mà nếu không xin phá sản, họ sẽ mất nhiều năm
mới trả xong.(Nguồn: TBKT, 17/11)
Tháng 10/2008: Số công ty Hàn Quốc phá sản cao nhất trong 3
năm
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) thông báo tháng 10 năm
nay đã trở thành tháng có số công ty Hàn Quốc bị phá sản cao nhất
trong vòng 3 năm qua.
Thông tin này được công bố trong bối cảnh tình hình tài chính Hàn
Quốc đang gặp khó khăn do chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Số công ty tuyên bố phá sản đã tăng từ 203 trong tháng 9 lên tới 321
trong tháng 10, mức cao nhất kể từ tháng 3/2005.
BOK thừa nhận tình hình tài chính khó khăn hiện nay đã khiến các
công ty gặp rất nhiều trở ngại trong việc huy động vốn, do đó tỷ lệ
các công ty mất khả năng thanh toán tăng cao.
Được biết, Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) cũng vừa công
bố kế hoạch dành 12 nghìn tỷ uôn (8,3 nghìn USD) trong năm 2009
để trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về

vốn, tăng 20% so với kế hoạch ban đầu.
Theo kế hoạch, Chính phủ Hàn Quốc sẽ rót 1 nghìn tỷ uôn cho IBK
để tăng số doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng sự hỗ trợ này.
Trong quý III/2008, kinh tế Hàn Quốc chỉ tăng trưởng 0,6%, mức
thấp nhất trong bốn năm qua. Tình hình khó khăn đã khiến nhiều hộ
gia đình phải cắt giảm chi tiêu và đối mặt với các khoản nợ ngày
càng lớn.(Nguồn: TTX, 20/11)
Anh: Lạm phát giảm mạnh, nguy cơ thiểu phát cận kề
Theo số liệu chính thức công bố 18/11, lạm phát của Anh trong
tháng 10/08 đã giảm mạnh từ 5,2% trong tháng 9/08 xuống còn
4,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1997, trong bối cảnh giá nhiên
liệu giảm mạnh có thể đẩy nước này vào tình trạng giảm phát
nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến lạm phát giảm mạnh là do chi phí giao thông
giảm hơn, giá nhiên liệu và thực phẩm thấp hơn đã đẩy chỉ số giá cả
tiêu dùng tụt xuống. Một nhân tố nữa làm cho lạm phát dịu hơn là
việc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cắt giảm 1,5% lãi suất hồi
đầu tháng này. Các nhà phân tích nhận định các chỉ số trên sẽ mở
đường cho BoE tiếp tục cắt giảm lãi suất. Nhà tư vấn kinh tế
Howard Archer của Global Insight cho rằng BoE có thể sẽ cắt giảm
thêm lãi suất vào tháng 12/08 vì Anh đang cố gắng rút ngắn thời
gian suy thoái của nền kinh tế.
BoE hy vọng lạm phát sẽ giảm xuống mức mục tiêu 2% do chính
phủ đề ra, song dự báo lạm phát còn có thể tụt xuống 1% vào năm
tới. Ông Archer cho rằng lạm phát có thể sẽ xuống mức 0,5%.
Trong khi đó, nhà phân tích Jonathan Loynes của Capital
Economics cho rằng khả năng thiểu phát có thể vẫn còn khi lạm
phát xuống mức dưới 0%.
Lạm phát giảm mạnh và khả năng xuất hiện thiểu phát có thể gây
nguy hại cho nền kinh tế vì người tiêu dùng sẽ chưa vội chi tiêu để

đợi giá cả giảm hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến các nhà bán lẻ
cũng như những nhà sản xuất, dẫn đến doanh số bán và sản lượng
sụt giảm, khiến các công ty cắt giảm chi phí và việc làm hơn nữa.
(Nguồn: TTX, 19/11)
Các ngân hàng ở châu Á bắt đầu bất ổn trước nguy cơ đang
lớn dần
Lãnh đạo các ngân hàng ở châu Á, mặc dù phần lớn vẫn miễn nhiễm
trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, đang bắt đầu cảm thấy bất ổn
trước nguy cơ đang lớn dần.
Vào ngày thứ Ba, 18-11, Ngân hàng HSBC đã thông báo cắt giảm
500 việc làm ở châu Á, chủ yếu ở Hồng Kông, nơi mà tỷ lệ thất
nghiệp do khủng hoảng tài chính đã tăng đến 3,5% trong giai đoạn
từ tháng 8 đến tháng 10 (từ tháng 7 đến tháng 9 tỷ lệ này là 3,4%).
Khoảng 50.000 nhân viên của Citigroup làm việc ở châu Á đang lo
ngại quyết định sa thải vừa đưa ra vào ngày thứ Hai sẽ “chạm” đến
họ. Việc tập đoàn Citigroup quyết định sa thải đến 52.000 nhân
viên, chiếm hơn 14% lực lượng lao động thật sự gây sốc cho cộng
đồng tài chính vì vượt khá xa so với con số 25.000 chỗ làm mà họ
từng thông báo.

×