Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TL Nang gia Yen va tac dong toi NB nam 1985-2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.6 KB, 32 trang )

Trường đại học ngoại thương cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

1
Tiểu luận
GV hướng dẫn: cô Vương Thị Bích Ngà
Nhóm thực hiện: MARQUA 2
Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước
Plaza và tác động đến nền kinh tế Nhật
Bản giai đoạn 1985-2000
Danh sách nhóm thực hiện:
1. Trịnh Ngọc Linh K48C 0953015447
(nhóm trưởng)
2. Phan Hoàng Quang Nhật K48C 0953015537
3. Nguyễn Đăng Hưng K48C 0953015522
4. Nguyễn Như Anh Tú K48C 0953015588
5. Nguyễn Thị Cẩm Tú K48C 0953015587
6. Nguyễn Huy Chương K48C 0953015509
7. Võ Khánh Trình K48C 0953015583
2
MỤC LỤC
Phần I: Cơ sở lý thuyết về tỉ giả và tác động của việc nâng giá tiền tệ.....................
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tỉ giá......................................................
1.1 Khái niệm về tỉ giá và phương pháp yết giá.........................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
1.2 Chức năng của tỉ giá..............................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
1.3 Các nhân tố tác động lên tỉ giá..............................................................................
Chương 2: Lý luận về nguyên nhân và tác động của việc nâng
giá tiền tệ...........................................................................................................


2.1 Khái niệm nâng giá tiền tệ....................................................................................
2.2 Nguyên nhân việc nâng giá tiền tệ........................................................................
2.3 Tác động của việc nâng giá tiền tệ......................................................................
Phần II: Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động của nó
lên nền kinh tế Nhật Bản từ 1985- 2000..................................................................................
Chương 3: Tổng quan về thỏa ước Plaza và giá trị đồng Yên
sau thỏa ước...............................................................................................................
3.1 Hoàn cảnh kí kết thỏa ước..................................................................................
3.2 Nội dung thỏa ước...............................................................................................
3.3 Giá trị đồng Yên sau thỏa ước............................................................................
Chương 4: Giá trị đồng Yên Nhật và các chính sách của Chính
phủ và NHTW Nhật Bản trong giai đoạn 1985- 2000............................................
3
4.1 Giai đoạn 1985- 1989, sự hình thành nền kinh tế bong bóng.............................
4.2 Giai đoạn 1990 – 1993, nền kinh tế bong bóng nổ tung.....................................
4.3 Giai đoạn 1994- 1996, giai đoạn phục hồi yếu của nền kinh tế Nhật
...................................................................................................................................
4.4 Giai đoạn 1997-2000, giai đoạn khủng hoảng trầm trọng..................................
Chương 5: Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng Yên lên một số
mặt của nền kinh tế Nhật bản giai đoạn 1985- 2000.........................................
5.1 Ảnh hưởng của việc nâng giá đồng Yên đến thị trường chính khoán
và thị trường bất động sản tại Nhật Bản...................................................................
5.2 Ảnh hướng của việc nâng giá đồng Yên lên tình hình xuất nhập
khẩu của Nhật Bản....................................................................................................
Phần 3: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc kiểm soát nền kinh tế
hiệu quả sau khi nâng giá đồng Yên của Nhật Bản..........................................
Chương 6: Bài học từ những chính sách thiếu hiệu quả của
chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật Bản........................................................
6.1 Chính sách tiền tệ mở rộng trong một thời gian dài.............................................
6.2 Chính sách tài khóa mở rộng thiếu hiệu quả........................................................

Chương 7: Bài học từ việc cải cách toàn diện nền kinh tế theo
hướng tự do hóa để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng trong
tương lai..........................................................................................................
7.1 Tình trạng yếu kém, lạc hậu của hệ thống kinh tế Nhật Bản................................
7.2 Cuộc cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa để tránh những cuộc
khủng hoảng tương tự trong tương lai........................................................................
7.3 Kết luận đưa ra từ thực tế nâng giá tiền tệ của Nhật Bản.....................................
4
Phần I: Cơ sở lý thuyết về tỉ giả và tác động của việc nâng giá tiền tệ
Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về tỉ giá
1.1. Khái niệm và phương pháp yết giá
• Khái niệm
Khái niệm 1: Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường
hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của
một đơn vị tiền tệ này được thể hiện bằng 1 đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: một người nhập khẩu nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua một tờ séc
có mệnh quá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy, giá của 1
GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla Mỹ.
Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở 1 khía cạnh khác: đó là quan hệ
so sánh giữa hai tiền tệ của 2 nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó.
- Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy
bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá hối
đoái là quan hệ so sánh 2 đồng tiền vàng của 2 nước khác nhau hoặc là so sánh hàm
lượng vàng của 2 đồng tiền 2 nước khác nhau.
So sánh hàm lượng vàng của 2 tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng. Hay nói 1
cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ
bảng vị vàng.
- Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy
bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó, do đó, ngang
giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái.

Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của 2
tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.
5
Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị của Anh và Mỹ là như nhau.
Một tấn lúa mì loại 1 ở Anh co giá là 100 GBP, ở Mỹ là 178 USD. Ngang giá sức mua là
1 GBP = 1 / 100 = 1,78 USD
Đây là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ
• Phương pháp yết tỷ giá:
Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, TGHĐ thường được yết giá như
sau:
USD / CNY = 8,15/75
USD / VND = 15.840/45
Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là 1 đơn vị tiền tệ. Các đồng CNY,
VND đứng sau gọi là tiền định giá và là 1 số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc
vào thời giá của tiền yết giá.
Tỷ giá đứng trước 8,15 là tỷ giá mua USD trả bằng CNY của ngân hàng và tỷ giá
đứng trước 15.840 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ
giá mua vào của ngân hàng.
Tỷ giá đứng sau 8,15 là tỷ giá bán USD thu bằng CNY của ngân hàng và 15.845 là
tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân
hàng.
Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận
chưa thuế của ngân hàng.
Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, để đảm bảo tính nhanh, gọn,
các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà chỉ đọc những số nào thường biến động,
đó là những số cuối.
1.2. Chức năng của tỷ giá hối đóai
Chức năng so sánh sức mua: Thông qua TGHĐ ta có thể so sánh được giá cả ở thị
trường nội địa so với thị trường thế giới, từ đó thấy được mức chênh lệch về năng suất
lao động ở trong nước với thế giới bên ngoài, biết được đồng tiền quốc gia này là bội số

hay ước của số của đồng tiền quốc gia kia.
6
Qua chức năng so sánh sức mua của các tiền tệ, TGHĐ trở thành công cụ quan
trọng trong việc họach định các chính sách kinh tế đối ngoại, định hướng phát triển các
họat động ngoại thương, dịch vụ đối ngoại và các ngành kinh tế khác trong nước.
Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế: Thông qua việc ổn
định TGHĐ, Nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu
theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế, từ đó điều chỉnh quan hệ thu chi quốc tế, cải
thiện cán cân thương mại và cán cân thanh tóan quốc tế.
Chức năng phân phối: Nhà nước có thể sử dụng TGHĐ như một công cụ để điều
tiết, phân phối lại thu nhập giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại.
1.3 Các nhân tố tác động lên ti giá
• Các nhân tố tác động trực tiếp lên tỷ giá
- Họat động của NHTW trên thị trường ngọai hối thông qua việc mua bán đồng nội
tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hương làm tỷ giá thay đổi đat đến mục tiên đề
ra bằng dự trữ ngọai hối của mình. Các họat động can thiệp trực tiếp của NHTW sẽ tạo ra
hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông, tạo ra áp lực lạm phát hay giảm phát
khônng mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy sẽ NHTW thường sử dụng thêm
nghiệp vu thị trường mở.
- Ngòai ra còn phải kể đến các can thiệp hành chính của chính phủ như biện pháp
kết hối hay quy định hạn chê về đối tượng được mua ngọai tệ, mục đích sử dụng ngoai
tệ v.v…
Tuy nhiên với xu thế mở cửa tự do hóa thương mại hiện nay thì các biện pháp
hành chính ngày càng trở nen không phù hợp mà thay vào đó là chuyển sang các công cụ
thị trường
• Các nhân tố gián tiếp
Lãi suất tái chiết khấu : Khi NHTW tăng mứa lãi suất tái chiết khấu dẫn đến làm
tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngọai tệ
chạy vào làm nội tệ lên giá và ngược lại
7

Thuế quan: thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm
cho cầu ngọai tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá. Thuế quan thấp sẽ có tác dụng
ngược lại.
Hạn ngạch: Khi dỡ bỏ hạn ngạch sẽ có tác dụng tăng nhập khẩu, sẽ có tác dụng
lên tỷ giá giống thuế quan thấp
Giá cả: Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược khiến
khối lượng xuất tăng lên, tăng cung ngọai tệ khiến cho nội tệ lên giá. Đối với việc bù giá
sẽ cho kết quả ngược lại
Điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngọai tệ đối với các NHTM : Khi ngọai tệ
khan hiếm trên FOREX, NHTW có thể tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với huy động bằng
ngọai tệ của các NHTM, làm chi phí sử dụng vốn ngọai tê tăng, tăng kinh doanh có lãi thì
NHTM phải hạ lãi suất huy động ngọai tệ, việc sở hữu ngọai tệ trở nên kém hấp dẫn hơn
việc nắm giữ nội tệ, làm tăng cung ngọai tê trên FOREX.
Chương 2: Lý luận về nguyên nhân và tác động của nâng giá tiền tệ
2.1. Khái niệm về nâng giá tiền tê
Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao
hơn sức mua thực tế của nó, tức là làm cho tỷ giá cua ngọai hối so với tiền tệ nâng giá bị
sụt xuống, hạ thấp tỷ giá hối đóai xuống
2.2. Nguyên nhân của việc nâng giá tiền tệ
Một quốc gia có thể nâng giá tiền tệ là do 4 nguyên nhân chính sau
- Do áp lực của nước khác muốn tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của họ
vào quốc gia có cán cân thương mại và cán cân thanh tóan quốc tế dư thừa. Trung Quốc
là một ví dụ điển hình trong thời gian này. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của
Trung Quốc phát triển rất nhanh, hàng hóa xuất khẩu tràn ngập thị trường nước ngoài với
ưu thế là giá rẻ do Nhà nước của Trung Quốc duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ. Điều này tạo ra sự đe dọa lớn đối với các ngành sản xuất
của các nền kinh tế khác, đặc biệt là Mỹ, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc
8
lớn nhất thế giới. Dưới sức ép từ Mỹ và các nước khác trên thế giới, Trung Quốc đã phải
đồng ý thi hành chính sách nâng giá đồng Nhân dân tệ.

- Tránh những đồng tiền mất giá chạy trốn vào nước mình
- Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốn làm “lạnh”nền
kinh tế để tránh những khung hỏang về cơ cấu thì sẽ nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu
hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước mình. Tăng trưởng nóng là hiện tượng nền kinh tế
tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản lượng tiềm năng. Tại mức sản lượng tiềm năng các
tiềm lực kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất
nghiệp thấp nhất, tức là vẫn còn một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền
kinh tế. Tăng trưởng nóng tạo nên một số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số
hệ quả không tốt cho nền kinh tế... Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi
vào tình trạng suy thoái sau cơn “phát nhiệt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lainếu
không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đứa
nó về trạng thái phát triển cân bằng và ổn định.
Khi một quốc gia đang tăng trưởng nóng cần phải có biện pháp giảm xuất khẩu
hàng hóa ra bên ngoài, đồng thời cần phải khuyến khích nhập khẩu các trang thiết bị hiện
đại, bên cạnh đó cần phải hạn chế đầu tư vào trong nước. Đó chính là lúc nhà nước đưa
ra chính sách nâng giá tiền tệ. Để thực hiện được những mục tiêu “giảm nhiệt” cho nền
kinh tế, mỗi quốc gia cần phải biết cách lựa chọn thời điểm để tiến hành nâng giá tiền tệ
sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
- Phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư ra bên ngòai xây dưng một nền kinh tế
của mình “trong lòng” các nước khác nhằm giữ vững thị trường bên ngòai, vấn đề sống
còn của nền kinh tế mỗi quốc gia. Chính phủ của các nước có thể xem xét sử dụng biện
pháp nâng giá tiền tệ để có thể nâng cao sự ảnh hưởng của nước mình đối với các nước
khác trên thế giới. Một khi thực hiện biện pháp này sẽ tăng cường đầu tư và xuất khẩu
vốn ra bên ngoài, từ đó sẽ khiến nền kinh tế của nước nhận đầu tư sẽ phần nào bị ảnh
hưởng bởi nền kinh tế của nước đầu tư. Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở các nước có
nền kinh tế đã phát triển, lượng vốn đang ở trạng thái bão hòa, không còn có thể tăng
9
được hiệu quả của dòng vốn đầu tư. Do đó, những nhà đầu tư mong muốn di chuyển
nguồn vốn của mình ra những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn.
2.3. Tác động của việc nâng giá tiền tệ

• Mặt tích cực
Đối với một quốc gia nợ nước ngoài nhiều và kéo dài, nâng giá tiền tệ tức là làm
cho gánh nặng nợ nước ngoài tính bằng nội tệ của nước đó giảm xuống.
Nâng giá tiền tệ làm cho giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền của mọi
tầng lớp trong xã hội được tăng lên, do đó sức mua của toàn xã hội tăng lên, lưu thông
hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, tác động tích cực tới thu ngân sách nhà nước và
khuyến khích các yếu tố kích thích sản xuất.
Khuyến khích dòng vốn từ trong nước chảy ra nước ngoài với mục đích đi du lịch,
chuyển kiểu hối và đầu tư.
Nâng giá tiền tệ về bản chất là mang tính quốc tế, cho nên nó có ảnh hưởng đến
quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế.
• Mặt tiêu cực
Khi ngân hàng trung ương ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh
những hậu quả như sau:
Do tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng (tỷ giá thị trường) nên sẽ khuyến
khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, ảnh hưởng đến
sản xuất trong nước. Hạn chế thu hút vốn đầu tư, kiều hối, du lịch vào trong nước.
Thị trường ngoại hối luôn ở trạng thái cầu lớn hơn cung, nghĩa là thị trường khan
hiếm hàng hóa, tạo ra cảnh “ mua bán tranh ép” hay “ bán thì cưỡng ép còn mua thì phân
phối”.
Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều khiến cho những nhà đầu cơ vào cuộc.
Một mặt, họ găm giữ ngoại tệ; mặt khác, họ tích cực mua vào chờ thời cơ tỷ giá tăng để
bán ra kiếm lời. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối càng tỏ ra căng thẳng và tạo ra
sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ.
Tỷ giá thấp cùng với doanh số mua bán ngoại tệ giảm đã kìm hãm phát triển ngoại
thương và khiến cho các nguồn lực trong xã hội phân bổ kém hiệu quả.
10
Và trong trường hợp của Nhật Bản vào giai đọan 1985 – 1987, khi thực hiện nâng
giá tiền tệ thi nguyên nhân chính là do áp lực của các cường quốc khác trong thời kì này
là muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình.

Phần II: Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động của
nó lên nền kinh tế Nhật Bản từ 1985- 2000.
Chương 3: Tổng quan về thỏa ước Plaza và giá trị đồng Yên sau thỏa ước
3.1. Hòan cảnh kí kết thỏa ước
Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ II, đến giữa thập niên
1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và “tham gia vào bộ ba quyền lực đứng đầu thế
giới (gồm Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản - TG)” Yếu tố cơ bản tạo ra điều thần kỳ đó chính
là mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu mà một trong những trụ cột quan trọng nhất là
chính sách tỷ giá hối đoái “đồng Yên yếu”. Việc duy trì một đồng Yên yếu so với đồng
USD kéo dài mấy thập niên đã giúp cho hàng hóa Nhật Bản tăng sức cạnh tranh so với
hàng hóa của các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ. Nhờ đó, trong suốt thập niên
1970 và nửa đầu thập niên 1980, Nhật Bản đánh bại hầu như tất cả các địch thủ kinh tế ở
bất cứ lĩnh vực nào mà các công ty Nhật Bản chọn làm chiến trường cạnh tranh. Các nền
kinh tế - đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản bị mất dần thị phần của nhiều sản phẩm mang
tính biểu tượng vào tay Nhật Bản. Được mệnh danh là “những kẻ luôn luôn chiến thắng”,
các ngành công nghiệp và các công ty Nhật Bản đã đẩy đối thủ phương Tây vào cuộc
tháo chạy kéo dài, kể cả ở những mặt trận vốn được coi là niềm tự hào của họ. Ô tô và
hàng điện tử gia dụng là những ví dụ điển hình cho chiến thắng kinh tế huy hoàng của
Nhật Bản và là nỗi cay đắng của các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Tây Âu trong giai đoạn
này1. “Chẳng có quốc gia công nghiệp nào có được thặng dư mậu dịch về sản phẩm chế
tạo với Nhật Bản” (L. Thurow 1994). Đặc biệt, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng thâm
hụt thương mại ngày càng nặng nề trong quan hệ buôn bán với Nhật.
11
Khi phân tích nguyên nhân sinh ra mối đe dọa từ phía Nhật Bản, một cường quốc
công nghiệp bị chiến tranh tàn phá chỉ mới phục hồi nhưng lại luôn luôn có thặng dư
thương mại với phần còn lại của thế giới, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách
hàng đầu của các nền kinh tế phương Tây nhận thấy vai trò đặc biệt to lớn, thậm chí có
thể coi là quyết định, của chính sách tỷ giá hối đoái mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng. Đó
là chính sách có mục tiêu duy trì đồng Yên giá trị thấp so với đồng USD, được Chính
phủ Nhật Bản kiên trì áp dụng trong hơn 20 năm, biến nó thành động lực quan trọng bậc

nhất, giúp nền kinh tế Nhật Bản triển khai thành công mô hình tăng trưởng hướng vào
xuất khẩu.
Nhận thức được sức mạnh thực tiễn của nguyên lý đó trong trường hợp Nhật Bản,
các Chính phủ phương Tây đã sử dụng chính nó để "phản đòn". Họ đi tới kết luận vốn rất
thông thường về mặt lý thuyết rằng việc thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá đồng USD,
tăng giá đồng yên sẽ “triệt tiêu” động lực tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản, giúp các
nền kinh tế phương Tây thoát khỏi tình trạng thâm hụt mậu dịch trường kỳ trong quan hệ
thương mại với Nhật.
Nhận định trên là cơ sở để 5 cường quốc tài chính là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật
gặp nhau ngày 22/9/1985 tại khách sạn New Yorker Plaza để tìm kiếm một giải pháp
nhằm chặn đứng xu hướng gia tăng thặng dư thương mại theo cấp số nhân của Nhật và
giảm thiểu mức độ tăng thâm hụt thương mại tương ứng của Mỹ. Giải pháp được chọn
để đạt mục tiêu là phá giá mạnh đồng USD, tăng giá các đồng tiền khác, trong đó, đích
ngắm chính là đồng Yên.
3.2.Nội dung thỏa ước Plaza
Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài
chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ,
bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp( HÌNH). Nhóm G5 đi đến
thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền
tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp
vào thị trường ngoại hối.
12

×