Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trẻ em cũng bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.02 KB, 3 trang )

Trẻ em cũng bị bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính


Ngày 26-5, PGS-BS Lê
Thị Tuyết Lan, Bệnh
viện (BV) Đại học Y
Dược TPHCM, cho
biết tại đây vừa tiếp
nhận điều trị trường
hợp khí phế thũng ở
một bé trai 14 tuổi có
dãn phế quản vào viện
vì khó thở nặng của
cơn kịch phát bệnh
phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD) hiếm gặp.


Khi bé bị ho nên lưu ý chữa
trị sớm.
Bệnh nhân nam, 14 tuổi, nặng 25 kg, ho nhiều mệt
nhiều, khạc đàm màu đen vào BV Đại học Y Dược
trong tình trạng tỉnh, gầy, suy kiệt, suy dinh dưỡng
nặng. Ngón tay, chân dùi trống, tím đầu chi, môi tái.
Ngực biến dạng hình thùng. Phập phồng mũi, thở co
lõm ngực nặng. Phổi ran ngáy, thông khí kém


Theo PGS-BS Tuyết Lan, bệnh nhân có các vấn đề
nhiễm trùng phế quản phổi tái phát nhiều lần, sớm từ


nhỏ và khó trị. Trẻ ho đàm, khạc đàm mủ mãn tính.
Khò khè và khó thở với nhiều đợt kịch phát nặng. Từ
2 tháng tuổi đã được điều trị ở BV Nhi Đồng 1
TPHCM trong khoảng một tháng vì viêm phổi. Đến 6
tháng tuổi, tiếp tục điều trị viêm phổi ở BV Nhi Đồng
Nai 2 lần.

Từ đó, bệnh nhi thường xuyên đến điều trị tại bác sĩ
tư vì ho đàm, mệt, ăn uống kém, có khi phải nghỉ học
do tình trạng mệt tăng lên khi gắng sức. Năm 7 tuổi,
bệnh nhi được điều trị lao 8 tháng tại địa phương.
Bệnh nhân đã được điều trị lao dù không tìm thấy vi
trùng lao. Đến 8 tuổi, bệnh nhân được kiểm tra tại BV
Phạm Ngọc Thạch TPHCM kết quả bilan lao âm tính
và được chuyển vào BV Nhi Đồng 2 TPHCM điều trị 3
đợt với chẩn đoán viêm phổi và dãn phế quản.

Đây là một trường hợp COPD có dãn phế quản hiếm
gặp ở trẻ em. Xơ hóa nang, dãn phế quản là một
trong những bệnh lý hô hấp mãn tính. Vấn đề chẩn
đoán nguyên nhân như bệnh xơ hóa nang thì cần xét
nghiệm di truyền gien vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Ở VN chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, chẩn
đoán hình ảnh và chức năng phổi. Vấn đề điều trị chỉ
là điều trị triệu chứng, chưa điều trị được nguyên
nhân và chế độ theo dõi tiên lượng về sau cũng chưa
đủ chuẩn.

×