Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh sởi và những lưu ý khi chăm sóc trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 6 trang )

Bệnh sởi và những lưu ý
khi chăm sóc trẻ

Gần đây, dịch sởi đang lan
rộng ở nhiều địa phương
trên cả nước . Đây là loại
bệnh thường gặp ở trẻ trong
những giai đoạn chuyển
mùa và có thể gây ra những
biến chứng nguy hiểm. Dưới
đây là một số kiến thức cần
thiết giúp các bậc cha mẹ có
thể phòng ngừa và chăm sóc
con trẻ trước dịch bệnh này:
Những triệu chứng của bệnh




Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi (thuộc nhóm
paramyxovirus) gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang
người qua các giọt sương do người bệnh ho hoặc hắt hơi
bắn ra. Thời gian ủ bệnh từ 4-12 ngày.

Bệnh hiểu hiện bằng các triệu chứng như: sốt cao có thể
kéo dài từ 3-4 ngày, ho, sổ mũi, viêm kết mạc và đặc biệt là
phát ban toàn thân dạng sởi.

Ban sởi thường mọc khởi đầu sau tai, cổ xuống ngực, lưng,
bụng và tứ chi và khi ban “bay” sẽ để lại những vết thâm và
da bong tróc nhẹ - hình ảnh này được gọi là vết hằn da hổ.


Đây là một đặc điểm quan trọng giúp phân biệt ban sởi với
các loại “ban đỏ” khác mà nhiều người hiểu lầm là ban sởi.

Ở một số bệnh nhi, khi khám bác sĩ có thể nhìn thấy dấu
Koplik –những nốt trắng trên niêm mạc má ở vùng răng
hàm. Tuy nhiên, rất ít khi tìm được dấu hiệu này vì nó
thường xuất hiện và mất đi rất nhanh.

Virus sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua những giọt
dịch mũi - họng bắn ra khi nói, cười. Nếu trẻ lành hít phải,
virus sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây
bệnh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao nếu trẻ không được
tiêm phòng hoặc tiêm phòng không hiệu quả (cần tiêm đủ 2
mũi). Sởi sẽ rất nguy hiểm nếu có biến chứng, đặc biệt là
viêm não sau sởi.

Chẩn đoán sởi ở trẻ em thường dựa vào các triệu chứng lâm
sàng là chính. Một bệnh nhi được gọi là mắc sởi khi có đủ
các dấu hiệu sau:

- Sốt: nhiệt độ đo ở nách từ 37,50C trở lên hoặc trong bệnh
sử có sốt.
- Phát ban toàn thân dạng sởi (như mô tả ở trên).
- Và một trong ba triệu chứng sau: ho, chảy mũi, mắt đỏ

Vì biểu hiện lâm sàng khác đặc hiệu nên trong thực hành
lâm sàng hằng ngày ít khi bác sĩ sử dụng xét nghiệm huyết
thanh học để chẩn đoán bệnh sởi.

Chúng ta cũng cần lưu ý phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng

(trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mày đay, ngứa) và
phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm
trùng ).

Các biến chứng của bệnh sởi thường rất nặng và dễ gây tử
vong: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não
tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng (do quá
kiêng khem), loét giác mạc do thiếu vitamin A. Vì vậy, trẻ
cần được phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi,
đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt. Điều
đáng quan tâm là sau sởi trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nặng.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi

Những trẻ xuất hiện các biểu hiện bệnh lý nên được cách ly
ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Khi trẻ chưa xuất hiện các
biến chứng kể trên, bạn không nên cho trẻ dùng kháng sinh.
Việc điều trị chủ yếu là khắc phục trị triệu chứng như uống
thuốc hạ sốt, vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt (nhỏ mắt
thường xuyên bằng nước muối sinh lý).

Trẻ cần được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh
dưỡng, uống đủ nước. Cho bé ăn nhẹ, đủ chất; uống nhiều
nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu
chảy. Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ đang ăn bổ
sung, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên trẻ khẩu phần đủ chất dinh
dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten.
Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm ho.

Khi có biến chứng, có thể dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của

thầy thuốc và uống bổ sung vitamin A để tránh khô giác
mạc. Tránh cho trẻ dùng corticoid.

Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ
sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức, sẽ dễ gây
tình trạng thiếu các vi chất ở trẻ. Hằng ngày vệ sinh da dẻ,
răng - miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa
mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau
miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để
nguội). Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng
có độ mặn như nước mắt). Nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng
sinh.

Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày của trẻ, nhất là khi sởi
bay có thể xảy ra biến chứng. Khi sởi bay mà trẻ vẫn sốt
cần phải nghĩ đến biến chứng và đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

Để phòng bệnh, bạn nên đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin sởi
đúng quy định. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi
2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại vacxin sởi.


×