Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trẻ đi viện vì cẩn thận quá mức ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.23 KB, 6 trang )

Trẻ đi viện vì cẩn thận
quá mức


Quấn nhiều khăn, tã
cho trẻ nhỏ trong thời
tiết mùa hè nóng bức
là một sai lầm. Theo
các bác sĩ nhi khoa,
hành động này có thể
gây nguy hiểm cho trẻ.

Phát sốt vì quá nóng

Mặc dù mấy ngày vừa qua, Hà Nội rơi vào đỉnh điểm
của đợt nắng nóng, nhưng mẹ chồng chị Mai Thị
Thanh Tú (Long Biên, Hà Nội) vẫn không dám để con


dâu mặc “phong phanh” cho cô cháu gái chưa đầy 2
tháng tuổi. Bà cũng không đồng ý cho chị Tú bật điều
hoà vì sợ em bé viêm phổi.

Trong căn phòng chưa đầy 12m2, hai mẹ con chị Tú
chống chọi với cái nóng khủng khiếp chỉ bằng chiếc
quạt cây quay hắt vào tường. Hễ thấy chị Tú cởi
chiếc khăn bông quấn quanh người em bé, mẹ chồng
chị lại lườm nguýt bắt quấn vào. Theo bà, trẻ con mới
sinh cần nhiệt độ môi trường cao hơn người lớn vì cơ
thể bé còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi
kém nên bao giờ bé cũng phải được ủ ấm hơn người


lớn.

Vậy nhưng, “triết lý” của mẹ chồng cho kết quả là cô
cháu gái sốt liên tục. Sau khi đưa con đến viện, bác sĩ
cho biết cháu bị viêm phổi và nguyên nhân là do cháu
được ủ quá ấm, khiến mồ hôi toát ra lưng và thấm
ngược vào cơ thể.

Tương tự, con trai chị Lê Thị Hồng (Thanh Hà, Hải
Dương) đã bước sang tháng thứ 6, nhưng chị vẫn
luôn mặc áo dài tay, quấn khăn xô ngang cổ và đội
mũ thóp cho em bé khi đi ngủ vì sợ bé bị ho. Cẩn
thận hơn, chị Hồng còn không dám bật quạt điện do
sợ bé bị thốc gió mà chỉ dùng quạt tay phe phẩy
khiến mẹ mồ hôi nhễ nhại, còn em bé thì phát sốt vì
quá nóng.

Theo bác sĩ Lê Xuân Ngọc, Phó trưởng khoa Cấp
cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ vài tháng tuổi đã
có lớp mỡ để giữ nhiệt cơ thể. Cơ chế điều tiết thân
nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động, để bé có thể ngủ
ngon và an toàn ở cùng một nhiệt độ như người lớn.
Việc mặc quá ấm cho trẻ mới sinh trong mùa hè rất
dễ khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô
hấp do nhiễm lạnh từ mồ hôi toát ra lưng và thấm
ngược trở lại cơ thể.

Cũng theo bác sĩ Ngọc, trẻ hoàn toàn có thể nằm
cùng với bố mẹ trong phòng điều hoà, nếu căn phòng
đó đủ lớn để đảm bảo điều kiện cho em bé được ăn

ngủ, vệ sinh và vui chơi trong môi trường điều hoà.
Trẻ chỉ dễ bị viêm đường hô hấp nếu chỗ trẻ nằm
thẳng chỗ luồng khí của điều hoà rọi vào người,
phòng điều hoà để nhiệt độ quá chênh lệch với môi
trường bên ngoài hoặc em bé chạy ra chạy vào giữa
phòng có điều hoà khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột
mới bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Nên để hở đầu trẻ khi đi ngủ

Theo các bác sĩ nhi khoa, đầu trẻ là nơi tạo ra khoảng
40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng
đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và
dùng băng quấn thóp là cần thiết với trẻ mới sinh, đặc
biệt là các bé sinh non. Nhưng với trẻ khỏe mạnh và
đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không
cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não trẻ
tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần
kinh kiểm soát hô hấp.

Bác sĩ Lý Thị Thảo, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ
Thanh Tâm (Hà Nội) còn lưu ý, nên mặc đồ cotton
cho trẻ khi đi ngủ để thấm mồ hôi. Không quấn quá
nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé. Khi trẻ
ốm, sốt lại càng không nên mặc nhiều quần áo.

Bác sĩ Thảo cũng lưu ý, hiện tượng nóng về nhiệt và
thiếu ôxy ở trẻ khi nằm ngủ cùng bố mẹ do bố mẹ sợ
con ngã hoặc vì yêu con nên cho con nằm giữa hai
người lớn. Theo bác sĩ Thảo, cách tốt nhất trong

trường hợp chưa thể cho trẻ ngủ riêng một giường thì
nên cho trẻ nằm ở góc giường, bên cạnh bố hoặc mẹ
và quay mặt ra góc thoáng. Để trẻ không phải hít thở
không khí do bố mẹ thở ra, nên cho trẻ nằm đầu
ngang bằng với bố mẹ.

Ở lứa tuổi mẫu giáo, cô giáo Nguyễn Thu Thuỷ,
Trường Mầm non tư thục Bông Sen (Ba Đình, Hà
Nội) lưu ý các bậc cha mẹ nên mang theo quần áo sơ
cua khi cho con đi trẻ. Theo cô giáo Thuỷ, với thời tiết
như hiện nay, trẻ chỉ chạy nô đùa từ 15 - 20 phút
cũng có thể khiến mồ hôi đổ ra ướt đẫm lưng áo. Nếu
không được thay áo hoặc trẻ chạy vào ngồi trước
quạt gió, sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và viêm đường hô
hấp rất nhanh.


×