Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ bị tổn thương tinh thần rất dễ có hành vi tự tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.71 KB, 5 trang )

Trẻ bị tổn thương tinh thần rất
dễ có hành vi tự tử

Ảnh minh họa
Thống kê từ Hội thảo quốc tế về sức khỏe tâm thần trẻ em do Đại học Quốc
gia Hà Nội tổ chức vào ngày 6-12 cho thấy có tới 20% trẻ em đi học có dấu hiệu
tổn thương sức khoẻ tâm thần.
Theo phân tích, tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hoá. Đây là
con số đáng lo ngại đối với các bậc cha mẹ và toàn thể xã hội về sức khoẻ thể chất
lẫn tinh thần ở trẻ tuổi đến trường.
Cũng theo thống kê tại Hội thảo, hiện cả nước có khoảng 250.000 người
mắc bệnh tự kỷ.
Điều này cho thấy, con em chúng ta cần được quan tâm nhiều hơn nữa về
sức khoẻ tâm thần để phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ trong học tập và
sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ bị tổn thương sức khoẻ tâm thần rất dễ dẫn đến hành vi tự tử
Trẻ bị tổn thương sức khoẻ tinh thần lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ các
bậc cha mẹ sẽ làm tăng nguy cơ tự tử tăng cao.
Theo số liệu thống kê của Bệnh Viện tâm thần ban ngày Mai Hương, có tới
hơn 10% số ca tự sát ở Hà Nội thuộc lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Trẻ tự tử do
thiếu hụt các kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề song phần lớn là do chúng bị tổn
thương sức khoẻ tâm thần.
Tổn thương sức khoẻ tâm thần ở trẻ do chứng tự kỷ, rối loạn hành vi hoặc
trầm cảm gây ra.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tổn thương sức khoẻ tâm thần phần lớn là do
những chấn động về tâm lý quá lớn từ môi trường gia đình, trường học, bạn bè
(như khi trẻ chứng kiến bạo lực gia đình, cha mẹ ly hôn, trẻ bị bạn bè xa lánh,
phân biệt đối xử…) hoặc do trẻ chịu những áp lực quá lớn về học tập và thành
tích…


Nguyên nhân khác khiến trẻ dễ bị tổn thương sức khoẻ tâm thần là do trẻ
em ngày càng phải đối mặt với những biến động xã hội như vấn đề di dân phá vỡ
cấu trúc gia đình.
Những vấn đề sức khỏe tâm thần nặng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập,
hành động cũng như suy nghĩ tiêu cực ở trẻ thậm chí là tự tử.
Với trẻ mắc chứng trầm cảm, trẻ có những thay đổi về cảm xúc (đau buồn,
lo lắng, mặc cảm tội lỗi, cô đơn hay nổi giận, sợ hãi, thất vọng, ...). Thay đổi về
tình trạng sức khỏe (đau đầu thường xuyên, suy nhược tinh thần, ăn ngủ thiếu điều
độ, hay mệt mỏi…). Thay đổi trong cách suy nghĩ (từ một đứa trẻ vui vẻ, hồn
nhiên trở nên thiếu tự tin. Trẻ khó tập trung khi học tập hay làm một việc gì đó và
thường có suy nghĩ tiêu cực khi không giải quyết được một vấn đề. Nghiêm trọng
hơn, trẻ có thể còn có ý định tự tử). Thay đổi cách ứng xử (xa lánh bạn bè, hay
khóc và không còn hứng thú khi chơi…)
Nếu trẻ chỉ có một trong số các biểu hiện trên thì chưa thể kết luận vội vàng
là trẻ bị trầm cảm nhưng nếu những bất thường này thường xuyên lặp lại và trong
khoảng thời gian ngắn thì cha mẹ nên chú ý và sớm đưa con bị khám bác sĩ vì rất
có thể đó là giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm.
Với trẻ tự kỷ đặc điểm chung là trẻ là sự mất khả năng hòa nhập vào thế
giới bên ngoài, từ đó có thể dẫn đến những biểu hiện tiêu cực khác như tính hung
hăng, thô bạo, bệnh trầm cảm hoặc suy sụp tinh thần.

Những dấu hiệu trẻ tự kỉ cha mẹ có thể quan sát được ở trẻ sơ sinh như:
Trẻ không chú tâm nhìn vào những người gần gũi với trẻ. Ví dụ trẻ không
nhìn mẹ khi mẹ cho bú...
Trẻ hay né tránh những giao tiếp bằng mắt. Chúng thường nhìn ra chỗ khác
hay chỉ nhìn lướt qua người đang chơi với chúng.
Trẻ có những bất thường về cử chỉ, hành vi. Ví dụ như trẻ không thoải mái
khi được bế, không phản ứng lại những kích thích bên ngoài, trẻ không bắt chước
người khác và ít bộc lộ tình cảm.
Ngoài ra khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể quan sát được những biểu hiện như:

chậm chậm nói, thiếu tập trung, hay khóc, hay nổi cáu,... bất thường trong ăn uống
(chỉ thích một số loại thức ăn nhất định), trong giấc ngủ (thường tỉnh giấc vào ban
đêm và có những hành động kèm theo), bộc lộ cảm xúc không bình thường (hay
khóc hoặc cười một cách khó hiểu, ít bộc lộ tình cảm với người khác).
Sự quan tâm của cha mẹ sẽ giúp ích cho trẻ
Theo một khảo sát của dự án giáo dục tiểu học, nền tảng gia đình là một
nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình học tập của trẻ em. Gia đình cũng là
môi trường ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ. Bởi vậy,
cha mẹ cần tạo cho con được sống trong một môi trường sống lành mạnh.
Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc đến con nhiều hơn. Dành thời gian tâm sự
với con để hiểu chúng. Tránh cho trẻ những sức ép quá lớn từ phía gia đình, nhà
trường và xã hội.
Trẻ bị tổn thương sức khoẻ tâm thần từ 18 đến 36 tháng tuổi nếu được sớm
phát hiện và can thiệp điều trị thì có 30% khả năng sẽ trở lại trạng thái bình
thường. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và lâu dài hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, sự quan tâm theo dõi đến sự phát triển của con là yếu tố hàng đầu
giúp cha mẹ ngăn chặn những nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.


×