Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FEUERBACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.22 KB, 22 trang )

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FEUERBACH
Ludwig Feuerbach (1804-1872) - đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển
Đức, sự kết thúc đầy vinh quang của nó, nhà cải cách kiên cường của nền triết học
Đức - nhà duy vật và nhà khai sáng. Triết học Feuerbach là sản phẩm tất yếu của
những điều kiện mới, hình thành vào cuối những năm 30 - đầu những năm 40. Đó
là thời kỳ nhen nhóm tình thế cách mạng ở nhiều nơi trên nước Đức, thời kỳ gia
tăng các cuộc đấu tranh tư tưởng giửa giai cấp tư sản và phản động. Lẽ cố
nhiên nước Đức vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu về kinh tế và chính trị, còn
giai cấp tư sản Đức thì chưa được thống nhất trong phạm vi quốc gia. Bên cạnh
đó giai cấp tư sản bây giờ đứng trước hai lực lượng mà họ cho là đáng ngại: lực
lượng của quá khứ và lực lượng của tương lai. Trong trường hợp đó, phần đông
những người trung lưu chọn giải pháp dung hoà với chế độ dân chủ. Nhưng một
bộ phận khác, tiến bộ hơn thấy rõ cuộc khủng hoảng sâu sắc bao trùm toàn bộ hệ
thống xã hội phong kiến - nông nô và mong muốn đưa nước Đức ra khỏi tình trạng
hiện có.Vào những năm 40 - 50 của thế kỷ XIX, khắp nơi trên nước Đức đã dấy
lên lán sóng khởi nghĩa của nông dân.Trong hàng ngũ nhừng người tham gia đấu
tranh có mặt những đại biểu ưu tú nhất của tầng lớp thứ ba và tri thức quí tộc. Rõ
ràng sự gia tăng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản đang phát triến và quan hệ
phong kiến lỗi thời kéo theo sự ra đời các tổ chức xã hội đối lập với chính thể
phong kiến, chế độ chuyên chế. Phong trào khai sáng Pháp và chủ nghĩa duy vật
Pháp thế kỷ XVIII cũng ảnh hưởng to lớn đến tâm trạng của người Đức. Sinh hoạt
kinh tế và chính trị, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Voltaire, Montesquieu,
Rousseau .v.v…ngày càng trở nên sôi động. Sự phát triển tư bản ở Đức đòi hỏi
thủ tiêu tình trạng phân tán quốc gia thành lập một nhà nước Đức thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ .Song các nhà tư tưởng tư sản Đức tránh né sự va chạm trực tiếp
với chế độ hiện hành. Họ chống đối chế độ chuyên chế dưới dạng phê phán về mặt
triết học Cơ đốc giáo chính thống. Họ ngầm hiểu rằng phê phán tôn giáo tức là phê
phán lực lượng phản động chính trị, bởi lẽ tôn giáo, đặc biệt Cơ đốc giáo, là hệ tư
tưởng thống trị của nhà nước quân chủ Phổ. Trong số của những đại biểu kiệt
xuất của khuynh hướng dân chủ tư sản nổi lên L.Feuerbach.
L.Feuerbach sinh trưởng trong một gia đình trí thức có tên tuổi. Người cha -


một luật sư – muốn con trở người hữu ích cho chế độ đương thời, vì thế đã khuyên
Feuerbach chọn một nghề có khả năng thành đạt trong cuộc sống. Năm1823 với
mục đích nghiên cứu tôn giáo, Feuerbach vào học tại khoa thần học của trường đại
học Heidelberg, nhưng sau một năm laị rời khoa thần học và chuyển đến Berlin,
nơi Hegel đang giảng triết học. Chẳng mấy chốc Feuerbach trở thành người học trò
nghiêm túc của Hegel. Hai năm ròng Feuerbach nghe các bài giảng của nhà triết
học lừng danh này, nghe một cách say sưa và thích thú. "Nhờ Hegel, - Feuerbach
công nhận, - tôi đã ý thức được chính mình, ý thức được thế giới. Hegel trở thành
người cha thứ hai của tôi…”. Năm 1828 Feuerbach gởi cho Hegel bản luận án của
mình mang tên “Về lý tính đơn nhất, phổ biến và vô hạn” trong đó ông nói thẳng ý
nguyện triển khai tiếp tục chủ nghĩa duy tâm khách quan. Đôi khi Feuerbach
bày tỏ hoài nghi về tinh thần tuyệt đối chế ngự sự vận động tự nhiên, nhưng ngay
lập tức những lập luận sắc sảo của Hegel đã chinh phục học trò.
Năm 1829 Feuerbach lúc đó 25 tuổi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình
tại trường đại học Erlangen . Tại đây Feuerbach trình bày logic học và siêu hình
học, đồng thời nhen nhóm tư tưởng nhân bản mà về sau trở thành nội dung chủ yếu
của chủ nghĩa duy vật đặc trưng – chủ nghĩa duy vật nhân bản .Khái niệm trung
tâm –tình yêu.
Tình yêu là bản chất của loài người. Con người biết sống trước hết là con
người biết yêu."Đứa trẻ chỉ thành người khi nó yêu. Bản chất tình yêu thể hiện ở
một dạng tình yêu, đó là tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà".
Năm 1830 Feuerbach xuất bản tác phẩm đầu tiên "Quan điểm về cái chết
và bất tử". Một lần nữa chủ đề tình yêu lại được nêu ra. Feuerbach nói về tình yêu
thiên đường và tình yêu trần tục, tình yêu thần thánh và tình yêu con người.Ông
khẳng định: con người yêu con người cần phải yêu, yêu là hiến dâng. Đề cập đến
sự bất tử, Feuerbach cho rằng chỉ cần những hành vi vĩ đại của lý tính con người
mới bất tử, nhưng nhìn chung ông bác bỏ tư tưởng phổ biến về sự bất tử của linh
hồn. Sách của Feuerbach bị tịch thu, còn vị phó giáo sư bị thì mất việc. Cũng từ
năm ấy Feuerbach bắt đầu cuộc sống đơn độc, thậm chí ẩn dật ở vùng quê, công bố
những tác phẩm đánh dấu cách nhìn khác đối với triết học Hegel.

Năm 1831, Hegel mất. Feuerbach có dịp bày tỏ toàn bộ quan điểm của
mình. Cũng như Strauss, Bauer, ông xem việc phê phán tôn giáo giải phóng con
người khỏi sự nô dịch của ý thức tôn giáo là mục đích tối cao. Nhưng ông tuyên
bố tôn giáo là hình thức sinh hoạt tinh thần cần có ở bất cứ xã hội nào. Vấn đề là ở
chỗ tôn giáo đó không kìm hãm nhân cách, trái lại khơi dậy khả năng tiềm tàng
nơi con người. Năm 1836 Feuerbach cưới vợ, trong suốt 25 năm hầu như không
rời khỏi ngôi nhà nhỏ của mình, mặc dù năm 1848 trúng cử đại biểu quốc hội
vùng Frankfurt.
Năm 1839 Feuerbach đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm. Trong
tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Hegel", Feuerbach giải quyết vấn đề cơ
bản của triết học theo hướng duy vật và xem xét giới tự nhiên, tồn tại, vật chất,
như thực tại sinh ra lý tính tư duy. Vượt qua khỏi giới hạn triết học Hegel và
Schelling, Feuerbach viết:"Thực tại của tồn tại cảm tính đơn nhất là chân lý".
Thuật ngữ "chân lý” trong lối diễn đạt này có nghĩa là “thực tiễn", “tính có trước”.
Ở chỗ khác Feuerbach nói thêm: "Chân lý, thực tiễn, tính cảm giác đồng nhất với
nhau. Chỉ bản chất cảm tính mới là bản chất chân lý thực tiễn”.
Năm 1841 Feuerbach cho ra mắt tác phẩm chính “Bản chất đạo Cơ đốc”, ấn
tượng mà nó đem lại thật to lớn. Những năm tiếp theo ông viết “Luận cương khởi
đầu về cải cách triết học” (1842), “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai"
(1843), Feuerbach đứng bên lề của diễn biến cách mạng 1848, tỏ ra là người thụ
động về chính trị, mặc dù hoan nghênh tinh thần dân chủ tư sản của cuộc cách
mạng đó.
Thời kỳ cách mạng Feuerbach viết và công bố một vài tác phẩm nhưng
chẳng mấy ai chú ý. Giai cấp tư sản quay lưng lại với nhà tư tưởng vĩ đại, vì họ
không thích thú gì cái tình yêu nhân loại quá lớn của ông, còn các lực lượng khác
nhận thấy ở đó những biểu hiện của chủ nghĩa không tưởng chính trị.
Mãi mãi Feuerbach cũng chỉ là một người dân chủ xã hội, mặc dầu những
năm cuối cuộc đời ông đọc say sưa bộ "Tư bản", trao đổi bằng thư từ với không ít
nhà Mác- xít. Ông mất năm 1872, tức là sau công xã Paris (1871) thất bại.
Đặc trưng của chủ nghĩa duy vật Feuerbach

Trước khi đi đến phân tích chi tiết nội dung triết học Feuerbach cần làm rõ
một số đặc trưng chủ yếu sau:
1. Công lao lịch sử to lớn của Feuerbach ở chỗ, Feuerbach khôi phục, và
phát triển truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm và
thần bí thắng thế ở Đức. Khác với các bậc tiền bối của triết học cổ điển Đức,
Feuerbach là nhà duy vật chiến đấu ở bình diện này.
2. Với tham vọng xây dựng một triết học thoát li khỏi tính tư biện,
Feuerbach xem Con Người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Feuerbach xem triết
học của mình như sự khắc phục học thuyết của Hegel và các bậc tiền bối khác. Nếu
như Hegel khách quan hóa lí tính, bản thể luận hóa tư duy, tách khỏi họat động cảm
tính và những nhu cầu của họ, thì “Triết học mới", hay "triết học tương lai”(thuật
ngữ của Feuerbach), xuất phát từ chỗ con người và chỉ có con người mới là chủ thể
hiện thực của lí tính. Xác định phương pháp của mình, Feuerbach viết: "Phương
pháp của tôi ở chổ nào? Ở chổ thông qua con người đưa tất cả những cái siêu nhiên
về tự nhiên và thông qua tự nhiên đưa những cái siêu nhân về con người…”
3. Mặc dầu nội dung học thuyết của ông về cơ bản là duy vật, nhưng ông
không sử dụng thuật ngữ đó. Điều này có lí do sâu xa: Các học thuyết duy vật trước
đây không xuất phát từ con người vì thế dễ rơi vào tính khập khiểng. Feuerbach
viết: “Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, không phải
là sinh lí học lẫn tâm lí học; chân lí - chỉ có thuyết nhân bản…”
Feuerbach viết về bản thân như sau: "… Feuerbach không phải là nhà duy
tâm, không phải là nhà duy vật! Đối với Feuerbach Thượng đế, tinh thần, linh hồn,
cái Tôi là những cái trừu tượng trống rỗng, nhưng chính những cái trừu tượng trống
rỗng ấy đối với anh ta là vật thể, vật chất, sự vật. Chân lí, bản chất, thực tiễn đối với
anh ta chỉ ở trong cảm giác”.
4. Feuerbach phê phán chủ nghĩa duy tâm Hegel nhưng không hiểu đầy đủ
vai trò của phép biện chứng trong việc lí giải thế giới, phê phán Cơ đốc giáo để thay
thế nó bằng tôn giáo tình yêu. Ông khắc phục một ảo tưởng, nhưng lại hướng đến
ảo tưởng khác.
5. Feuerbach phân tích các hiện tượng tự nhiên muôn vẻ từ quan điểm duy

cảm. Do không nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chất liệu có giá trị của khoa học tự
nhiên đương thời, nên sự phân tích của ông thường không sâu sắc, thiết chặt chẽ,
thiếu sức thuyết phục.
6. Quan điểm chính trị- xã hội của Feuerbach chịu ảnh hưởng của phong
trào khai sáng và chủ nghĩa duy vật Pháp, tức quan điểm về xã hội công dân và nhà
nước pháp quyền.
7. Chủ nghĩa nhân bản Feuerbach hàm chứa trong mình những mầm mống
của quan niệm khoa học về lịch sử. Tiếc thay ông hiểu cuộc sống hiện thực ấy một
cách trừu tượng nằm bên ngoài mối liên hệ lịch sử - xã hội nhất định, với sự phân
hóa xã hội và cuộc đấu tranh hiện thực vì tiến bộ xã hội.
8. Triết học tự nhiên của Feuerbach là chủ nghĩa duy vật nhất nguyên.

LÝ LUẬN CON NGƯỜI
Vấn đề nổi bật: bản chất con người là gì? Cái gì làm nên đặc tính chủ yếu
của con người trong mỗi con người?
Trong khi phê phán cách lí giải duy tâm về tư duy bản chất bên ngoài thiên
nhiên và siêu tự nhiên, Feuerbach đi đến kết luận rằng vấn đề quan hệ giữa tư duy
và tồn tại là vấn đề về bản chất con người, bởi vì chỉ có con người mới tư duy.
Như vậy, do chỗ triết học giải quyết vấn đề giữa tư duy và tồn tại, nên nó cần phải
là chủ nghĩa nhân bản, nhân lọai học. "Sự thống nhất tồn tại và tư duy trở nên đúng
đắn và có ý nghĩa khi nào con người được xem như cơ sở, chủ thể của sự thống
nhất ấy” - học thuyết về con người mà trong tồn tại, trong sự hoạt động của họ vấn
đề trên được phơi bày ra với ý nghĩa thực tiễn, hiện thực nhất.
Các khoa học nghiên cứu con người cho phép vạch rõ hoàn toàn tính vô căn
cứ của quan niệm duy tâm - tư biện về tư duy và tinh thần nói chung. Các khoa
học ấy, đặt biệt là triết học, lí giải mối quan hệ không ngừng giữa tư duy với các
quá trình vật chất được thực hiện trong cơ thể con người, với sự tri giác thế giới
bằng cảm tính.
Con người được Feuerbach xem xét từ hai góc độ. Trước hết con người là
sản phẩm tất yếu của tự nhiên. Con người không tách khỏi tự nhiên, vì thế tinh

thần cũng không cần đối lập với tự nhiên như thực tiễn đặt trên nó “triết học mới -
Feuerbach viết, - biến con người kể cả tự nhiên như cơ sở hạ tầng của con người,
thành đối tượng duy nhất, toàn diện và cao nhất của triết học, biến thuyết nhân
bản, kể cả sinh lí học, thành một khoa học toàn diện”. Như vậy trong khi xuất phát
từ con người Feuerbach không tách rời và đối lập con người với tự nhiên. Theo
ông, để vận dụng đúng đắn nguyên lí nhân bản chúng ta cần nhất thiết phải thừa
nhận rằng vật chất là thực thể duy nhất, là chân lí, tồn tại bên ngoài con người và
sinh ra con người. Cơ sở của sự thống nhất của con người là tính vật chất, tức cơ
thể của nó. Khác với cái Tôi trừu tượng, cơ thể người là bộ phận của thế giới và ở
một chừng mực nào đó hàm chứa tồn tại của nó.
Con người, xét từ góc độ thứ hai là “bản chất cộng đồng”. Bản chất của con
người là chính con người, một cá nhân cụ thể. Kant, Fichte, Hegel đặt vấn đề về
bản chất xã hội của con người; Feuerbach cũng thế. Feuerbach viết:”….f. (tức
Feuerbach ông tự viết tắt) chỉ trình bày con người trong cộng đồng…”. Theo ông
có ba đặc trưng trong mỗi con người, đó là lý tính, ý chí, con tim (tình cảm).
Feuerbach viết: “trong ý chí, tư duy và tình cảm hàm chứa bản chất tối cao, tuyệt
đối của con người và mục đích tồn tại của nó. Con người sống để nhận thức, để
yêu và để muốn. Như mục đích của lý trí là gì? – lý trí là lý trí, của tình yêu là gì?
– tình yêu, của ý chí là gì? – là tự do ý chí. Chúng ta nhận thức để nhận thức, yêu
để yêu, muốn để muốn, nghĩa là muốn tự do… cái tồn tại vì chính mình là cái hoàn
toàn đúng đắn, cái thần thánh…”. Về sau nhiều người kết án ông sa vào chủ nghĩa
ích kỷ hẹp hòi. Ông phản ứng lại bằng cách phân biệt chủ nghĩa vị kỷ của mình với
chủ nghĩa vi kỷ, chủ nghĩa vị lợi đương thời. Ông xem chủ nghĩa vị kỷ phù hợp
với bản chất con người, thể hiện sự tự quyết định, tự khẳng định của cá nhân trong
mối quan hệ với xung quanh. Nhưng có lẽ thấy điều này hơi lạ so với lối suy nghĩ
thông thường, nên ông thay đổi cách đánh giá. Giờ đây chỉ còn một kết luận nhất
quán: yêu – đó không phải là chủ nghĩa vị kỷ, mà là khắc phục nó. Khi anh yêu
người khác, anh hoá thân vào người khác bằng tình yêu của mình. Vậy yêu người
khác cũng là yêu chính anh. Trong tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc”, một lần nữa
Feuerbach phản bác quan điểm trước nay của ông về chủ nghĩa vị kỷ. “chủ nghĩa

vị kỷ, - Feuerbach viết, - thực chất là chủ nghĩa một thần, bởi lẽ mục đích của nó
chỉ một – vì chính mình. Chủ nghĩa vị kỷ hợp nhất, tập trung con người nơi chính
mình, đem đến con người nguyên tắc cứng rắn, hoàn chỉnh, nhưng hạn chế con
người về mặt sáng tạo, bởi vì làm cho nó dửng dưng với tất cả những gì không liên
quan đến lợi ích của cá nhân nó”. Chủ nghĩa duy vật của Feuerbach trong lý luận
về con người là chủ nghĩa duy vật trực quan. Mặc dầu có nói đến “con người cộng
đồng” với tính cách là thực thể xã hội, ông hiểu cộng đồng hết sức trừu tượng, và
thực ra chẳng khác mấy cộng đồng tôn giáo theo sự lý giải của Kant. Các Mác
viết: “bản chất con người là tổng thể các quan hệ xã hội”. Các Mác cũng cho rằng
Feuerbach không làm nổi bật các đặc trưng của con người, quan hệ tích cực, thực
tế của nó với giới tự nhiên. Feuerbach chưa hiểu trọn vẹn quá trình sản xuất thực
chất, nền công nghiệp, nghĩa là chưa hiểu rằng: “xã hội là sự thống nhất hoàn
chỉnh căn bản của con người với giới tự nhiên".
Do xem xét con người một cách trừu tượng “về mặt xã hội” như thế nên con
người trong triết học Feuerbach xét cho cùng chỉ là thực thể tự nhiên. Dù sao cũng
cần nhấn mạnh giá trị lịch sử của Feurerbach trong lý luận về con người. Trước hết
trong quan niệm về con người Feuerbach tiếp nối xứng đáng truyền thống nhân
văn trong lịch sử triết học, nhất là triết học thời Phục hưng và chủ nghĩa duy vật
Pháp thế kỷ XVIII. Các nhà nhân văn sơ kỳ ở Ý thế kỷ XV - XVI bất chấp sự kìm
hãm nghiệt ngả của nhà thờ và nhà nước trung cổ tàn bạo đã khẳng định quyền lực
vĩ đại của mình và xem con người là trung tâm của vũ trụ. Trên trái đất không có
gì vĩ đại hơn là con người, và trong mỗi con người không có gì vĩ đại hơn trí tuệ và
linh hồn – Pico Della Mirandola tuyên bố như vậy. Các nhà triết học duy vật Pháp
xen bản chất tự nhiên là thiêng liêng, lương tâm và danh dự, tự do, bình đẳng là cái
tất yếu tạo nên động lực xã hội của con người. Feuerbach thừa hưởng truyền thống
đó, khơi dậy tình yêu nơi con người tình yêu chẳng những với con người, mà cả
với thiên nhiên. Điều này làm cho chủ nghĩa nhân bản mang sắc thái mới. Nếu
F.Bacon nhấn mạnh “quyến lực của con người trước tự nhiên” thì Feuerbach lại
xuất phát từ quan hệ hài hoà. Khi con người đặt mình trong mối quan hệ hài hoà
với giới tự nhiên, thì mâu thuẫn không trở nên gay gắt nữa.

Thứ hai, chủ nghĩa nhân bản của Feuerbach, ước muốn xây dựng một xã hội
của tình yêu đóng vai trò tiền đề, chất kích thích để K. Marx xây dựng mô hình
khoa học về xã hội tương lai. Thật vậy, trước khi chuyển hẳn sang quan niệm duy
vật về lịch sử, Marx đã sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa nhân đạo hiện thực” do
Feuerbach khởi xướng để chỉ một xã hội thực sự bình đẳng và nhân đạo. Về sau
K.Marx thay thuật ngữ này ba thuật ngữ “Chủ nghĩa cộng sản” có sức khái quát
cao hơn.
CHỦ NGHĨA DUY VẬT FEUERBACH

“Giới tự nhiên là tất cả những gì không phải những gì siêu tự nhiên”-
Feuerbach cho cách nhìn như vậy có tầm khái quát cao. Feuerbach không xây
dựng triết học tự nhiên như ở Hegel, và ông cũng không xem việc làm đó là cần
thiết.
Quan niệm duy vật về tự nhiên tại nên cơ sở nhân loại học của triết học
Feuerbach. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm về tôn giáo, Feuerbach khẳng định rằng
tự nhiên là hiện thực duy nhất, con người - sản phẩm cao nhất, sự thể hiện sự hoàn
thiện của nó. Trong con người và nhờ con người giới tự nhiên nhận thấy mình và
chiêm ngưỡng mình, tư duy về mình. Chống lại sự hạ thấp của chủ nghĩa duy tâm
- tôn giáo đối với giới tự nhiên. Feuerbach cho rằng không có cái gì cao hơn giới
tự nhiên, cũng như không có cái gì thấp hơn nó. Ông viết: “hãy chiêm ngưỡng
thiên nhiên, hãy chiêm ngưỡng con người! Ở đây phép huyền diệu của triết học sẽ
hiện ra trước mắt các bạn”. Các khái niệm "tồn tại”, “tự nhiên”, “vật chất”, “thực
tiễn”, “hiện thực”, theo Feuerbach, đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên tính đa dạng
của các hiện tượng không thể quy về một vật chất ban đầu, phổ biến nào đó. Đại
diện của tự nhiên là gì? Ông trả lời: “giới tự nhiên mang tính vật thể, vật chất, tính
cảm giác”. Vật chất không do ai sáng tạo, luôn luôn đã và sẽ tồn tại, nghĩa là vĩnh
cửu, không khởi đầu và điểm kết thúc, nghĩa là vô hạn. Cần phải tìm nguyên nhân
của tự nhiên trong chính tự nhiên với tình cách là nguyên nhân của nó - Feuerbach
nhắc lại ý của Spinoza. Thiên nhiên “không phải là thực thể do ai đó tạo nên từ hư
vô, mà là thực thể độc lập, được lý giải từ chính mình và được tạo nên từ chính

mình…Sự hình thành các vật chất hữu cơ, sự hình thành trái đất sự hình thành mặt
trời…luôn luôn là một quá trình tự nhiên”.
Giới tự nhiên, vật chất, theo Feuerbach, không phải là đại lượng hình học
trừu tượng như ở Hobbes, không phải là thực thể bị chia cắt nằm ngoài thời gian
và bất động của Spinoza, mà là bản thể đa dạng được tri giác, với những tính quy
định (chất) cụ thể, hiện thực. Đó là ánh sáng, dòng điện, từ tính, không khí, nước
lửa, đất, thực vật, mà tạo nên tồn tại thực tế của nó. Vật chất, giới tự nhiên ngay từ
đầu đã là thực thể phân hoá, “bởi vì chỉ thực thể được xác định, khác biệt, cá biệt
mới là thực thể hiên thực. Thật mù quáng khi hỏi một cái vì sao nó tồn tại, cũng
như thật mù quáng nếu hỏi vì sao một cái gì đó là một thực thể nào đó?”. Tính
hiện thực của thuộc tính là sự đảm bảo tồn tại của sự vật.
Feuerbach bảo vệ tồn tại khách quan chẳng những của vật chất mà cả của
tính quy luật của nó. Tính tất yếu, tính nhân quả, tính quy luật không do Thượng
đế hoặc tư duy giác tính của con người đưa vào thiên nhiên, ngược lại “các quy
luật của thực tiễn tạo nên các quy luật của tư duy”.
Tự nhiên vận động theo tính quy luật bên trong riêng của mình. “Giới tự
nhiên là kết quả của các thực thể hay lực lượng cần đến nhau và tạo ra nhau, cùng
vận động, tác động lẫn nhau”.
Feuerbach xem xét không gian và thời gian một cách duy vật. Không gian
và thời gian không phải là các hình thức tiên thiên của trực quan cảm tính như
Kant nhận định, mà là “điều kiện cơ bản”, “hình thức” của tồn tại. Feuerbach viết:
“không giaan và thời gian là điều kiện cơ bản của mọi tồn tại và bản chất của mọi
tư duy và hoạt động, mọi sự thịnh vượng và thành đạt”.
Không gian có hiện thực nào ngoài không gian và thời gian, cũng như
không có thời gian và không gian nào bên ngoài tự nhiên. Vì vậy quan niệm duy
tâm - tôn giáo về khởi điểm của thế giới là vô căn cứ. Không gian và thời gian
cũng là các hình thức của tư duy, bởi lẽ cái cuối cùng này phả ánh đúng hình thức
khách quan của tồn tại. Vật chất không những tốn tại mà còn vận động và phát
triển. Nhưng vận động và phát triển sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu không gian hiện
thực. Không thể có vật chất thiếu thời gian và thiếu không gian. Nó phải tồn tại

trong thời gian và không gian. Thừa nhận tính khách quan của thời gian và không
gian, Feuerbach gọi chúng là tiêu chuẩn thứ nhất của thực tiễn.
Tính phổ biến của không gian và thời gian được chứng minh bởi toàn bộ
đời sống con người và nhận thức. Không có “cái bên kia” nào, bởi vì các hiện
tượng tự nhiên không biết tồn tại hai mặt. Quan niệm khoa học về tính phổ biến
của không gian hàng ngàn lần bác bỏ sự tạo hóa của Chúa. Kant tước bỏ tính
khách quan và tính phổ biến của không gian và thời gian, đưa nó về phạm vi của
trực quan cảm tính. Đó là thái độ lăng mạ đối với khoa học, sự cúi mính trước chủ
nghĩa thần bí duy tâm. Phê phán Kant, Feuerbach khẳng định: “ở thiên nhiên
không có khởi điểm lẫn kết thúc. Tất cả ở đó đều nằm trong sự tác động lẫn nhau,
tất cả đều tương đới, tất cả trong cùng thời gian vừa là nguyên nhân vừa là hành
động, tất cả ở đó đều toàn diện và hỗ tương”. Những dòng trên thể hiện tính chất
biện chứng sâu sắc, tiếc thay Feuerbach không phát triển tiếp tục; ông không xem
xét các hình thức khác nhau của sự tác động và lệ thuộc lẫn nhau của các hiện
tượng, không nói đến các phạm trù, vì thế quan điểm của ông về sự thống nhất các
hiện tượng tự nhiên đa dạng và còn mang tính chất chung chung.
Về mối liên hệ không ngừng giữa vật chất và vận động, Feuerbach dường
như lập lại tuyên ngôn của Hegel trong “Triết học tự nhiên”, không có vật chất
thiếu vận động, không có vận động thiếu vật chất. Nhưng ở ông vắng bóng quan
niệm về tính muôn vẻ của các hính thức vận động, sự chuyễn hóa lẫn nhau.
Feuerbach nói về sự tự vận động của vật chất, nhưng ông lại không hiểu sâu hơn,
mà chỉ đơn giản loại trừ vai trò “động lực ban đầu” của Thượng đế. Feuerbach
thừa kế truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong việc lý giải quá trình tự nhiên,
nhưng điều đó chưa đủ, bởi vì tình hình khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX chắc
chắn có những tiến bộ đáng kể. Con người ngày càng thâm nhập sâu vào giới tự
nhiên.
Feuerbach, có thể nói, tiến không xa hơn bao nhiêu so với La Mettrie,
Diderot và Holbach.
Ngoài tính phổ biến của vận động, Feuerbach còn nói về phát triển. “trái đất
- Feuebach khẳng định,- trước nay không như bây giờ; có lẽ nó đạt được trạng thái

hiện giờ nhờ sự phát triển và hàng loạt cuộc cách mạng. Feuerbach cho rằng toàn
bộ vật chất sống xuất hiện từ vật chất vô cơ, thì điều này chứng tỏ, trên trái đất
không có những điều kiện khách quan như cách nay hàng ngàn năm. Tuy nhiên,
nhìn chung Feuerbach đứng trên lập trường của phép siêu hình về lịch sử.
Khác với các nhà duy vật thê kỷ XVIII Feuerbach không nhất trí với quan
niệm máy móc về tự nhiên. Ông cố gắng khắc phục nó. Chẳng hạn ông chống lại
việc đưa các hình thức cao của tồn tại vật chất về hình thức thấp. Nhìn và nghe
không thể chỉ đưa về các quy luật quang học và thanh học. Các hiện tượng tâm lý
khác căn bản với cơ sở sinh lý học của chúng. Sự thống nhất tính chủ quan và tính
khách quan, tâm lý và sinh lý không loại trừ sự khác biệt bên trong giữa chúng với
nhau. Mặc dù trong dạng ban đầu, vật chất sống xuất hiện không từ nguồn gốc nào
khác ngoài vật chất vô cơ, nhưng không vì thế mà phủ nhận tính đa dạng về chất
của sự sống. Bác bỏ quan niệm siêu hình về sự sống. Feuerbach cũng bác bỏ luôn
thuyết sinh khí (vitalisme). Sự sống theo ông là hình thức tồn tại cao nhất của tự
nhiên, trong khi những người theo thuyết sinh khí tách quá trình hoạt động sống ra
khỏi các tính quy luật vật chất - hoá học và sinh học, đối lập thái quá thiên nhiên
hữu cơ với thiên nhiên vô cơ. Feuerbach đặc biệt chống chủ nghĩa duy vật tầm
thường đã phủ nhận trên thực tế tồn tại của ý thức. Feuerbach xem ý thức trong tất
cả hình thức của nó như sự thể hiện trực tiếp tính thống nhất chủ thể và khách thể.
Sự phong phú của các cảm giác con người phù hợp với sự phong phú các
chất của tự nhiên. Vì thế không thể đối lập nội dung của các cảm giác với tính quy
định về chất của các hiện tượng được cảm giác, tri giác. Tuy nhiên quan điểm của
Feuerbach về sự thống nhất chủ thể và khách thể, con ngưới và tự nhiên mang
nặng tính hạn chế của chủ nghĩa tự nhiên và nhận loại học, bởi vì Feuerbach chưa
nhìn thấy cơ sở thực tế và hình thức quan trọng nhất của sự thống nhất này - nền
sản xuất xã hội.
Trong khi giải quyết một cách duy vật vấn đề quan hệ giữa thiên nhiên hữu
cơ và thiên nhiên vơ cơ, Feuerbach phê phán lập trường duy tâm – mục đích luận
cho rằng toàn bộ giới tự nhiên nhìn chung là sự hài hoà đã sắp đặt trước (bởi
Thượng đế). Theo Feuerbach, tính hợp lý trong giới động vật và giới thực vật

không phải là kết quả thực mục đích vốn có bên trong các hiện tượng, mà kết quả
có tính quy luật của sự thống nhất thế giới. Khác với chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVIII, Feuerbach không phủ nhận tính hợp lý khách quan trong thiên nhiên hữu
cơ, nhưng không thể giải thích vấn đế này, bởi lẽ rất ít khi chú ý đến các chất liệu
của khoa học tự nhiên. Sự hiểu biết quá ít ỏi về thành tựu của khoa học tự nhiên
làm cho triết học Feuerbach chưa thoát khỏi những hạn chế đó. Nhà cải cách vĩ đại
ấy suốt đời mình theo đuổi mục đích duy nhất là giúp cho con người biết sống hài
hoà với thiên nhiên, nhưng sự giản đơn và tính trực quan ở cách lập luận vấn đề đã
kéo ông lại, khiến ông rơi từ thái cực này sang thái cực khác.
Tóm lại, học thuyết của Feuerbach về tự nhiên chứa đựng một vài tiên đoán
biện chứng sâu sắc về tính thống nhất và đa dạng của giới tự nhiên, về mối liên hệ
hữu cơ của thời gian không gian, vật chất và vận động, về tính quy luật trong sự
phát triển, song nhìn chung không vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu
hình. Feuerbach làm được nhiều điều mà chủ nghĩa duy vật ở thế kỷ trước không
làm được nhưng lẽ ra với điều kiện lịch sử cho phép, ông có thể tiến xa hơn tiếp
cận với quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên. Feuerbach thật sự đem đối lập
học thuyết của mình với quan điểm duy tâm tôn giáo thần bí về tự nhiên, thật sự
đứng trên lập trường duy vật (mặc dù ông né tránh thuật ngữ này) để giải quyết cơ
bản về vấn đề triết học, vì vậy ông là nhà duy tâm chiến đấu. Nhưng chủ nghĩa
duy vật của ông sáng rõ nhưng không sâu sắc.
PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Chủ nghĩa duy tâm, nhất là chủ nghĩa duy tâm của các bậc tiền bối – Kant,
Schelling, Hegel- là đối tượng phê phán của Feuerbach. Nhưng không chỉ có thế, "triết
học mới - Feuerbach viết trong “Luận cương về khởi đầu về cải cách triết học ”, - là sự
phủ định cả chủ nghĩa duy lí lẫn chủ nghĩa thần bí, cả thuyết phiếm thần lẫn chủ nghĩa
nhân vị, cả chủ nghĩa vô thần lẫn chủ nghĩa hữu thần. Nó là sự thống nhất tất cả chân lí
đối lập ấy, trở thành thuyết chân lí tuyệt đối độc lập và thần bí".
Dẫn ra lời khẳng định ấy để thấy rằng hiểu nội dung đích thực của chủ nghĩa
nhân bản không dể dàng gì. Và phải xem xét đầy đủ cách trình bày dường như rất mâu

thuẫn của Feuerbach .
Suy cho cùng Feuerbach là nhà phê bình xuất sắc triết học duy tâm. Các nhà duy
tâm, Fichte chẳng hạn, cố chứng minh tính chất thiếu phê phán và thiếu biện chứng logic
của chủ nghĩa duy vật trong việc lí giải quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự
nhiên, trong việc trình bày chức năng, vị trí của các cơ quan cảm giác. Fichte và Hegel
xem chủ nghĩa duy vật như chủ nghĩa giáo điều. Theo Fichte chủ nghĩa duy vật đi từ tồn
tại đến tư duy. Nhưng như vậy không thể giải thích, bằng cách nào tồn tại vật chất có thể
chuyển thành ý thức, thành biểu tượng ở chủ thể biết ý thức, tư duy.
Hegel với nguyên tắc đồng nhất tư duy và tồn tại đã loại trừ chủ nghĩa duy vật,
vì ông xem các quy luật logic của tư duy chi phối các quy luật của tự nhiên, còn tòan bộ
giới tự nhiên thì đưa về “tồn tại khác" của ý niệm tuyệt đối. Trong cuộc luận chiến với tư
tưởng của ông thầy quá cố (tức Hegel), Feuerbach không ngần ngại sử dụng ngay các
công thức logic để làm cho sự phê phán có sức thuyết phục. Phán đoán logic bao giờ
cũng được trình bày dưới dạng hình thức quan hệ chủ vị. Feuerbach viết: “mối quan hệ
thực tiễn của tư duy với tồn tại là thế này: tồn tại – chủ, tư duy – thứ. Tư duy xuất phát từ
tồn tại chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy. Tồn tại được đem đến từ chính mình và
thông qua chính mình…cơ sở của tồn tại ở chính bản thân mình. Tồn tại đang tồn tại bởi
vì không tồn tại là không tồi tại, nói cách khác, là hư vô, vô nghĩa”.
Feuerbach chỉ rõ, đòi hỏi của các nhà duy tâm xem xét tồn tại của thế giới bên
ngoài, của giới tự nhiên từ tư duy ý thức chẳng qua là do sử dụng quan niệm duy tâm –
tôn giáo, thiếu phê phán về tồn tại của căn nguyên ban đầu siêu tự nhiên. Các nhà duy
tâm là bạn đồng hành với các thầy tu và cha cố. Họ thừa nhận Thượng đế là chân lí vĩnh
cửu nhưng không biết rằng chính ý thức con người tạo ra Thượng đế.
Chủ nghĩa duy tâm tư biện trên thực tế đã phủ nhận tồn tại của giới tự nhiên độc
lập với ý thức, bởi vì nó đặt tinh thần siêu tự nhiên lên trên tự nhiên. Triết học –
Feuerbach khẳng định – là sự nhận thức cái gì đang có. Quy luật cao nhất, nhiệm vụ cao
nhất của triết học là ở chỗ, nhận thức sự vật trong bản chất, nhận thức nó như nó vốn là
nó, vẫn là nó.” Vậy ai là chủ nghĩa giáo điều. Mọi sự xuyên tạc chủ nghĩa thực tiễn của
sự vật đều không thể chấp nhận được. Vậy ai là chủ nghĩa giáo điều? Sự thừa nhận và lí
giải thế giới khách quan một cách duy vật không phải là chủ nghĩa giáo điều, ngược lại,

giải quyết theo hướng duy tâm vấn đề cơ bản của triết học, quan niệm tôn giáo ngụy
trang dưới các luận chứng logic về thế giới mới là chủ nghĩa giáo điều, mới đáng phê
phán."Căn nguyên của triết học, - Feuerbach viết , - không phải là Thượng đế, là cái tuyệt
đối, mà là cái được xác định hiện thực…”.
Feuerbach chứng minh rằng chủ nghĩa duy tâm xuất phát không từ thực tiễn hiện
thực, mà tự tách ra một cách thiếu cơ sở khỏi các dữ liệu cảm tính, nghĩa là khỏi các sự
vật khách quan được tri giác. Ở đây Feuerbach không chống cái trừu tượng nói chung,
mà chỉ chống việc sử dụng một cách duy tâm khái niệm trừu tượng hóa. Theo cách đó
Feuerbach chỉ trích logic học – khoa học về tư duy trừu tượng của Hegel: “Logic học của
Hegel là thần học biến dạng về logic. Bản chất thần bí của thần học là tổng thể tinh thần
và trừu tượng của tất cả hiện thực… Tất cả những gì có ở trái đất, chúng ta lại tìm thấy
trong bầu trời của thần học…"
Phê phán luận điểm của Kant về tồn tại của những “vật tự nó" không nhận biết
được, Feuerbach chỉ rõ, kết luận bất khả tri này xét về bản chất cũng có tính trừu tượng
duy tâm. Thế giới chỉ là sự thống nhất khách quan và tính chủ quan, không có thêm thế
giới bên kia nào hết.
Triết học duy tâm, - Feuerbach khẳng định – là thần học duy lý hóa, hay thần học
tư biện. Đó chính là kết luận rút ra từ sự phân tích bản chất của chủ nghĩa duy tâm, liên
minh của nó với tôn giáo. “Triết học tư biện – Feuerbach viết – là thần học đích thực,
triệt để, lý tính", và khi ông nói về triết học tư biện có nghĩa là nhằm vào Hegel. Lẽ cố
nhiên triết học tư biện xem quá trình tư duy như một cái gì đó “thuần túy”, tuyệt đối, tách
khỏi con người. Song không vì thế mà ông đặt chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo bình đẳng
với nhau. Một nhà duy tâm thông minh bao giờ cũng tốt hơn một kẻ cuồng tín tôn giáo.
Triết học Hegel ở chừng mực nào đó, bằng con đường logic của tư duy, đã tấn công vào
cơ sở của tôn giáo, cho dù ông suy tôn tôn giáo, nhất là Cơ đốc giáo như một chân lý.
Ngoài ra, cần phải khẳng định rằng triết học duy tâm thời cận đại, theo Feuerbach là bước
tiến về phía trước so với Cơ đốc giáo. Nhà thần học Cơ đốc giáo tưởng tượng ra Thượng
đế trong một dạng cá thể tồn tại bên ngoài con người và tạo nên lý tính của thực thể tinh
thần của nó. Feuerbach nhận thất ý nghĩa củat triết học duy tâm thời cận đại ở chỗ, nó đặt
lý tính, tư duy thay vào chỗ của Thượng đế trừu tượng, nằm ngoài thế giới, trên thế giới,

và đem lý tính gần với quan niệm về con người, cái tôi của con người. Tuy nhiên triết học
duy tâm không khắc phục được và không thể khắc phục tôn giáo. Tôn giáo là chủ nghĩa
duy tâm trên trời, nghĩa là chủ nghĩa duy tâm hoang đường, triết học duy tâm là "Chủ
nghĩa duy tâm trần tục, nghĩa là chủ nghĩa duy tâm của lý tính”. “Nếu các ngài phủ nhận
chủ nghĩa duy tâm thì cũng phủ nhận luôn Thượng đế! Chỉ Thượng đế mới là ông tổ của
chủ nghĩa duy tâm” .
Khái niệm “Thượng đế cũng có lịch sử phát triển của nó. Ở Spinoza Thượng đế
không đóng vai trò là một cá thể nằm ngoài thiên nhiên nữa, mà tồn tại hài hòa trong
thiên nhiên. “Thượng đế, hoặc thực thể, hoặc thiên nhiên – đó là kết luận của chủ nghĩa
phiếm thần Spinoza, được Feuerbach xem xét khá kĩ. Ông viết: "Chủ nghĩa phiếm thần là
chủ nghĩa vô thần thần học, là sự phủ định thần học từ quan điểm thần học". Như thế tức
là giữa triết học tư biện và chủ nghĩa phiếm thần có mối liên hệ mật thiết. Nói cách khác,
triết học đã dọn đường cho chủ nghĩa phiếm thần, suy rộng ra, cho quá trình phủ nhận
thần học. Theo nghĩa này, triết học Hegel là chủ nghĩa phiếm thần duy vật.
Feuerbach đã nhầm lẫn khi xem Spinoza là người đặt nền móng cho triết
học tư biện. Theo ông, chủ nghĩa phiếm thần thừa nhận lý tính một cách gián tiếp
như bản chất Thượng đế, do vậy tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy tâm. Thật ra quan
điểm duy tâm tồn tại trước khi quan điểm phiếm thần trong triết học ra đời. Chủ
nghĩa phiếm thần nói chung là sự bác bỏ gián tiếp khả năng sáng tạo thế giới của
Thượng đế.
Nhưng Feuerbach đúng khi cho rằng triết học Hegel là sự hoàn thiện, kết
thúc triết học duy tâm trong lịch sử. Sự phê phán của Feuerbach đối với triết học
Hegel là một trong những hiện tượng nổi bật nhất của triết học duy vật trước Marx.
Có lẽ cũng lược qua một vài ý của sự phê phán đó, ngoài những điều đã phân tích
trên.
Triết học Hegel xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi nhân loại
đạt tới trình độ tư duy nhất định, vì thế ở thời đại hiện nay nó cần phải được thay thế.
Đặc trưng lớn nhất của triết học Hegel là: Thượng đế, tinh thần - cái căn nguyên
ấy - tự nó hãy còn tách rời khỏi vật chất, khẳng định tính chân lý và sự chiến thắng trước
thế giới vật chất, hàm chứa trong mình tính thần thánh.

Vật chất, bị Hegel đem đối lập với tinh thần, không phải là vật chất thực tiễn, mà
chỉ tồn tại khác, biến dạng của tinh thần. Hegel tuyên bố sự “chiến thắng” của tinh thần
trước vật chất, nhưng xét cho cùng, không hề có sự chiến thắng hay khuất phục nào của
tinh thần đối với vật chất xảy ra, không hề có “sức mạnh toàn năng” nào của tinh thần,
cho dù Hegel ra sức tưởng tượng. Hơn nữa nhu cầu “chuyển hoá” của tinh thần vào giới
tự nhiên ở Hegel hoá ra là sự thừa nhận gián tiếp tính chân lý không phải của căn nguyên
tinh thần, mà là căn nguyên cụ thể cảm tính.
Tinh thần tuyệt đối của Hegel là tinh thần hữu hạn (tinh thần của con người)
nhưng bị trừu tượng hoá và bị tách rời khỏi chính mình. Triết học Hegel là nơi trú ẩn cuối
cùng và chỗ dựa của thần học, tinh thần tuyệt đối của Hegel là tinh thần đang lây lất trong
thần học.
Hegel cho rằng triết học nhân loại đã đạt tới sự nhận thức chân lý tuyệt đối.
Nhưng điều đó vừa đúng vừa không đúng. Đúng theo nghĩa rộng: “Một dân tộc muốn
đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì lhông thể không có tư duy lý luận”
(M,A,,20,489-1994). Nhưng tư duy triết học không phải là dạng tư duy duy nhất, bao
trùm. Chỉ có con người trong tính toàn vẹn nhận thức được giới tự nhên. Triết học phải
xuất phát từ tồn tại vật chất, chứ không từ tư duy. Triết học không chỉ là “tư duy về tư
duy”, là triết học tư biện. Vì thế triết học nói chung, triết học Hegel nói riêng không phải
là tinh thần tuyệt đối, ngự trị ở chỗ cao nhất của kim tự tháp tri thức, mà là có hạn, bị chế
định. Chỉ thừa nhận một điều: “Spinoza- người sáng lập thực sự của triết học tư biện hiện
đại. Schelling phục hồi nó, Hegel hoàn thành nó”.
Tóm lại, Feuerbach vạch rõ tính thiếu nhất quán của chủ nghĩa duy tâm Hegel, chỉ
ra sự gắn bó của nó với thần học và chủ nghĩa thần bí. Nhưng Feuerbach là nhà duy vật
siêu hình. Ông không đánh giá đúng vai trò của Hegel trong sự phát triển phép biện
chứng, không biết phân biệt “hạt nhân hợp lý” trong phép biện chứng Hegel với hệ thống
duy tâm. Sự phê phán của Feuerbach đối với Hegel, do vậy, tỏ ra phiến diện, mặc dù
Feuerbach có cố gắng vượt qua phần nào.
Thực ra trong triết học của Feuerbach không phải không có những yếu tố biện
chứng. Rải rác chúng ta thấy Feuerbach thừa nhận tính khách quan của phủ định, nói đến
đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, đến phủ định cái phủ định theo cách hiểu của Hegel.

Song điều này quá ít. Phép biện chứng bị Feuebach tầm thường hoá, kéo nó về với
phương pháp tranh luận triết học, con đường tìm tòi phát hiện những mâu thuẫn trong
diễn đạt của người đối thoại. “Phép biện chứng đúng đắn, - Feuerbach viết, - không phải
là độc ngữ của nhà tư tưởng cô đơn với chính mình, mà là đối thoại giữa Tôi và Anh”.
Feuerbach không hiểu qui luật chủ yếu của phép biện chứng- quy luật thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập. Theo ông sự thống nhất giữa các tính qui định đối lập
chỉ có thể xảy ra trong khái niệm trừu tượng. “Chỉ có thời gian là phương pháp tiện hợp
nhất vào trong cùng một thực thể các tính qui định đối lập và mâu thuẫn nhau phù hợp
với thực tiễn”. Chẳng hạn chỉ trong thời gian khác nhau ở con người mới bộc lộ những
tính qui định, cảm giác… mâu thuẫn nhau. “Nếu như thậm chí con người hợp nhất cùng
lúc các tính qui định đối lập, thì chúng sẽ bị trung hoà như trường hợp thường thấy ở quá
trình hoá học".
Feuerbach chống chủ nghĩa duy tâm nhưng không nhận thức được những hạn chế
lịch sử của phép siêu hình, ông còn lâu mới hiểu trọn vẹn phép biện chứng, đó là chưa
nói đến phép biện chứng như logic hoc và phương pháp nghiên cứu khoa học. Là học trò
của Hegel, lẽ cố nhiên Feuerbach không muốn quay về với triết học trước Hegel (nhất là
trong phương pháp nhận thức), nhưng một phần do ông gắn bó chặt chẽ triết học với
khoa học tự nhiên, một phần khác do quá chú trọng vào hệ thống Hegel mà xem nhẹ “hạt
nhân hợp lý” hàm chứa ở đó, Feuerbach đã không đủ sức vượt qua vòng luẩn quẩn của
triết học thế kỷ XVII- XVIII.
Tóm lại, Feuerbach khám phá bí mật của chủ nghĩa duy tâm là tôn giáo, nhưng
ông không thể thay thế chủ nghĩa duy tâm biện chứng bằng hình thức mới, cao nhất của
thế giới quan duy vật - chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhiệm vụ to lớn xây dựng hình
thức cao nhất này của chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ được giải quyết bởi K. Marx và
F. Engels.
FEUERBACH - NHÀ VÔ THẦN
Chủ nghĩa phiếm thần là sự phủ định thần học về mặt lý luận, chủ nghĩa
kinh nghiệm là sự phủ định thần học trên thực tế. Feuerbach kế tục truyền thống
của các nhà duy vật - vô thần Pháp, đặt ra nhiệm vụ soi sáng bản chất của tôn giáo
bằng ngọn đuốc lý tính, để làm cho con người không còn bị biến thành trò chơi

của các lực lượng hoang đường thần bí.
Qua sự phân tích trong tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc” Feuerbach đưa tôn
giáo về với cơ sở trần tục của nó, bản chất tôn giáo về với bản chất con người. Tôn
giáo không phải là trò lừa dối, mà là sinh hoạt tinh thần cần thiết và quan trọng
của con người ở mọi thời đại. I. Kant từng nói rằng nỗi sợ hãi sinh ra thần thánh.
Feuerbach nhấn mạnh thêm : “cảm giác phụ thuộc của con người tạo nên cơ sở tôn
giáo".
Trong quá trình hoạt động sống do trình độ hạn chế, buộc phải phụ thuộc
vào giới tự nhiên, rồi sau đó phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng như một nhân cách, một
cá thể tự chủ, một chủ thể tư duy, con người luôn luôn khát khao thoát ra khỏi tình
trạng đó, được giải phóng khỏi những trăn trở và lo lắng. Vậy là trong ý thức của
họ nảy sinh ra những quan niệm mang tính siêu tự nhiên.
Feuerbach chỉ rõ, tin vào thần thánh là trái với khoa học tự nhiên. Nếu như
Thượng đế tồn tại thì không phải tồn tại cho con người. Thượng đế – đó là bản
chất tinh thần, hay bản chất trừu tượng, nghĩa là không phải bản chất con người,
bản chất cảm tính”. Trái đất của chúng ta hàng ngàn năm nay vẫn tồn tại, phát
triển bất chấp Thượng đế có hay không có. T. Hobbes loại trừ Thượng đế ra khỏi
đối tượng nghiên cứu mà không nói gì thêm. Feuerbach đi xa hơn, vạch rõ cội
nguồn của quan niệm về Thượng đế. Con người tin vào Thượng đế như tin vào
phép màu. Nhưng phép màu đó là gì? Nó có làm biến đổi giới tự nhiên không?
“Nếu tôi tin vào Thượng đế, vào “nguyên nhân tự do”, thì tôi cũng cần phải tin
rằng chỉ mỗi ý chí Thượng đế là tính tất yếu tự nhiên, rằng nước ẩm ướt theo ý chí
Thượng đế chứ không phải do bản chất của mình, vì vậy trong thời điểm bất kỳ
nếu Thượng đế muốn nước có thể bốc cháy… Tôi tin vào Thượng đế – có nghĩa
là: tôi tin rằng không có giới tự nhiên, không có tính tất yếu, hoặc cần đoạn tuyệt
với sự tin vào Thượng đế, hoặc đoạn tuyệt với vật lý, thiên văn học, sinh lý học”.
Tự nhiên không phải là Thượng đế, vì trong nó ngự trị tính tất yếu.
Các nhà duy vật vô thần thế kỷ XVII - XVIII cho rằng quan niệm tôn giáo
được sinh ra bởi nỗi sợ hãi trước những lực lượng tự phát của thiên nhiên.
Feuerbach một mặt đồng ý với cách đánh giá này, mặt khác tiến xa hơn. Không

những nỗi sợ hãi, mà cả những nỗi khó khăn đau khổ, thậm chí những ước muốn,
hy vọng, lý tưởng của con người đều phản ánh qua tôn giáo. Thượng đế sinh ra
trong khổ đau và bất hạnh của đời sống con người. Đó là nguồn gốc tâm lý của tôn
giáo. Con người càng tha hoá khỏi tự nhiên thì thế giới tinh thần của họ càng trở
nên chủ quan và đối lâp với tự nhiên, còn bản thân họ ngày càng sợ hãi nó, các
quá trình của nó. Con người tự do, con người “khách quan” cũng nhận thấy mặt
trái của tự nhiên, nhưng nhìn thẳng vào nó, từng bước khắc phục nó, coi đây là
hiện tượng tất yếu. Con người “chủ quan”, vốn sống bằng những xúc cảm thì nhấn
mạnh mặt trái của tự nhiên, cường điệu, xuyên tạc, làm cho nó trở nên huyền bí,
khó hiểu. Thế là trong đầu họ xuất hiện hình ảnh hoang đường về một thiên đàng
dành riêng cho Thượng đế. Cơ đốc giáo ra đời khẳng định tính chất chủ quan của
con người. Cá thể bị tách rời khỏi tự nhiên, khỏi những người khác, khỏi xã hội,
trở nên một cái gì đó đáng thương, đáng chăm nom trong đạo Cơ đốc. Thượng đế
Cơ đốc giáo là nhân cách đã được thần thánh hoá. Thượng đế là cái mà con người
muốn trở thành. Chính vì vậy tôn giáo mang nội dung hiện thực, chứ đơn giản
không phải là thứ vô nghĩa.
Feuerbach gắn sự xuất hiện của tôn giáo với giai đoạn thấp nhất của lịch sử
nhân loại, khi ở con người chưa có quan niệm đúng đắn về các hiện tượng thiên
nhiên xung quanh. Sự sùng bái các hiện tượng tự nhiên (“tôn giáo tự nhiên”) hay
sự sùng bái con người (“tôn giáo tinh thần ") ở thời cận đại đều chỉ ra rằng, con
người thần thánh hoá những gì mà họ lệ thuộc vào một cách hiện thực hay trong
suy tưởng. Nhưng ý thức tôn giáo không bẩm sinh ở con người. Loài vật lệ thuộc
vào tự nhiên nhiều hơn con người. Nhưng trong chúng không có cuộc sống tinh
thần, tư duy, tưởng tượng. Còn sự tồn tại của tôn giáo đòi hỏi năng lực tư duy trừu
tượng, mặc dù tôn giáo khai thác nội dung chủ yếu từ cảm giác con người. Bản
chất tôn giáo, theo Feuebach là trái tim con người. Nó đòi hỏi tin và yêu. Nhưng
không thể quy bản chất tôn giáo vào năng lực riêng biệt nào đó của con người: ở
tôn giáo toàn bộ con người được phản ánh một cách lệch lạc. “Con người tin vào
các thần, - Feuerbach viết, không chỉ vì ở họ có trí tưởng tượng và tình cảm, mà
con vì ở họ muốn có hạnh phúc. Họ tin vào thực thể sung sướng không chỉ vì họ

có chút tưởng tượng vào sự sung sướng mà còn chính họ muốn sống sung sướng;
họ tin vào thực thể hoàn hảo, vì họ muốn trở nên hoàn hảo; họ tin vào thực thể bất
tử vì họ muốn thế”. Đó là nguyên lý chủ yếu của cách giải thích nhân bản về tôn
giáo.
Tóm lại, 1) Tôn giáo chia cắt thế giới của con người ra làm hai: thế giới
hiện thực và thế giới hoang đường thống trị nó. “Thần học phân đôi và tha hoá con
người”. Trong tín ngững tôn giáo con người khách quan hoá, vật hoá sự không
hoàn thiện của mình: tất cả những vấn đề trần tục chưa giải quyết được đều
chuyển lên thiên đường; 2) Tôn giáo kiềm hãm con ngưòi - kết luận thứ hai về bản
chất tôn giáo. “Tín ngưỡng thu hẹp chân trời của con người; nó tước đi ở con
người tự do năng lực và đánh giá cái gì khác với con người. Tín ngưỡng tất yếu
đưa tới lòng hận thù; tín ngưỡng đối lập với tình yêu. Nhưng do chỗ Cơ đốc giáo
cũng nói về tình yêu, nên theo Feuerbach, cần phân biệt tình yêu chân chính với
tình yêu Thượng đế. Công thức của Cơ đốc giáo “Thượng đế là tình yêu” được
Feuerbach thay bằng tình yêu chân chính, tình yêu không cần Thượng đế. Tình
yêu hạn chế bởi tín ngưỡng không phải là tình yêu đích thực của nó. Tình yêu của
Cơ đốc giáo không khắc phục được tội ác, không khắc phục được những vấn đề
của chính con người. Tình yêu tự nó nằm ngoài môi trường tín ngưỡng, và tín
ngưỡng nằm ngoài môi trường tình yêu. Hoặc tín ngưỡng Cơ đốc giáo, hoặc tình
yêu chân chính, mang ý nghĩa CON NGƯỜI hiện thực “bằng xương bằng thịt”.
Quan điểm phi lịch sử từ đời sống con người đã cản trở Feuerbach hiểu đầy
đủ tính chất nhất thời của tôn giáo, cũng như phương pháp thực tiễn khắc phục nó.
Feuerbach phê phán tôn giáo, nhưng không muốn thủ tiêu nó. Ông muốn thay Cơ
đốc giáo bằng tôn giáo không có Thượng đế, tôn giáo của tình yêu vĩnh cửu do
ông nghĩ ra. Tình yêu là qui luật phổ quát của lý tính và tự nhiên. Vì thế nó cần
phải là qui luật cao nhất và trước nhất của con người. Con người với con người là
Thượng đế - đó là nguyên lý thực tiễn cao nhất, là điểm ngoặt của lịch sử thế giới.
Quan hệ giữa con người với cha mẹ, giữa chồng với vợ, anh với em, bạn với bạn,
gữa con người với con người nói chung, gọn hơn, những quan hệ đạo đức tự
chúng đã là những quan hệ tôn giáo chân chính. Những hiện tượng đạo đức đơn

giản, thường ngày được Feuerbach thần thánh hoá. Ông đem ý nghĩa tôn giáo gán
cả quan hệ yêu đương và hôn nhân. “…Tình yêu dành cho người phụ nữ là cơ sở
của tình yêu phổ quát. Ai không yêu phụ nữ, người ấy không yêu con người”. Như
thế là, do chỗ tình yêu được tuyên bố như là bản chất chân lý của tôn giáo, chủ
nghĩa vô thần hiện ra ở đây với tính cách là tôn giáo chân chính, tôn giáo không có
Thượng đế. Quan niệm mở rộng về tôn giáo là điểm yếu nhất của chủ nghĩa nhân
bản của Feuerbach; nó xoá mờ vai trò của tôn giáo (cả tích cực lẫn tiêu cực) đối
với quần chúng, chỉ chú trọng đến sự biện hộ cho ý thức tôn giáo, đưa đến sự đánh
giá lại vai trò lịch sử của tôn giáo như hình thức chủ yếu của đời sống tinh thần
của con người. Nhà vô thần Feuerbach, tóm lại, tự tuyên bố là nhà cải cách tôn
giáo đặc trưng. Nếu như trong việc phân tích nội dung và nguồn gốc tôn giáo,
trong việc xây dựng tôn giáo mới Feuerbach khác với các nhà Hegel trẻ, thì trong
thái độ chung đối với tôn giáo, ông thống nhất với họ ở quan niệm về tính cấp
thiết thay đổi sinh hoạt tôn giáo nhằm giải quyết mối quan hệ xã hội theo hướng
nhân văn. Feuerbach cho rằng chừng nào còn xã hội loài người, thì tôn giáo vẫn
còn tồn tại.
LÝ LUẬN NHẬN THỨC

Kế thừa truyền thống duy vật thế kỷ VIII, Feuerbach đã có đóng góp đáng kể vào
việc xây dựng lý luận nhận thức duy vật duy cảm. Trước hết ông kiên quyết chống lại sự
coi thường trực quan cảm tính nhu một cái gì đó thấp kém, hời hợt, cách xa chân lý. Thế
giới hiện thực là thực tiễn được tri giác, do đó chỉ nhờ có trực quan cảm tính mới có thể
nhận thức đươc nó. Khôi phục và nâng cao vai trò cảm giác, trực quan cảm tính là nhiệm
vụ “triết học mới”. “Lập trường khởi đầu của học cũ như sau: tôi - cái trừu tượng, thực
thể tư duy; thể xác không có quan hệ với bản chất của tôi, ngược lại triết học mới xuất
phát từ luận điểm: tôi - thực thể cảm tính thực sự; thể xác đi vào bản chất của tôi; thể xác
trong tính hoàn hảo của mình là cái Tôi của tôi, là bản chất của tôi”.
Hegel phê phán Kant đã tách bản chất ra khỏi hiện tượng, nhưng bản chất của
Hegel cuối cùng chỉ đóng vai trò là một chặng đường tìm thấy mình của ý niệm tuyệt đối,
lý tính, tư duy; điều này làm Feuerbach hài lòng. Ông phủ nhận về nguyên tắc sự tồn tại

của khách thể không cảm giác được. Tri giác cảm tính, xét về bản chất, là có tính trực
tiếp, nhưng đồng thời có thể trở thành gián tiếp, nghĩa là đem đến bằng chứng gián tiếp
của cái gì mà chúng ta chưa nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy. “Như vậy không những cái
bên ngoài, mà cả cái bên trong, không những thể xác mà cả tinh thần, không những sự vật
mà cả tôi cũng là đối tượng của cảm giác, nếu không trực tiếp thì gián tiếp, nếu không
bằng những cảm giác bình thường, thô thiển, thì bằng những cảm giác tinh tế, nếu không
bằng đôi mắt của nhà giải phẫu và nhà hoá học, thì bằng đôi mắt của nhà triết học, do đó
chủ nghĩa kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, hợp qui luật khi xem xét nguồn gốc của ý
niệm chúng ta trong cảm giác”.
Feuerbach cũng chống lại sự phê phán bất khả tri đối vối tri giác cảm tính,
khẳng định rằng tri giác do liên hệ trực tiếp với các sự vật nên không đánh lừa chúng
ta. Nếu như hoài nghi năng lực trực quan thì có nghĩa là hoài nghi tính chân lý của
hiểu biết chúng ta về thế giới. Nếu như đặt ra ranh giới của nhận thức, thì có nghĩa là
hạn chế nhận thức. Ý cuối cùng này là chống lại Kant. “Kant hiểu ranh giới của lý
tính như sự hạn chế nào đó”. Lịch sử nhận thức đã cho thấy, ranh giới của nhận thức
thường xuyên được mở rộng, lý tính con người trong sự phát triển của mình có khả
năng mở ra cho chúng ta những bí mật sâu kín của tự nhiên. Lịch sử nhân loại là sự
chiến thắng thường xuyên trước nhận thức bị hạn chế bởi hoàn cảnh. Ở con người có
bao nhiêu cơ quan cảm giác thì có bấy nhiêu sự cần thiết để nhận biết trong tính toàn
vẹn của nó”. Kết luận chống Kant: “Cái gì chúng ta còn chưa nhận thức được, con
cháu chúng ta sẽ nhận thức được”. Chủ nghĩa bất khả tri, do đó, là sự liên minh tự
nguyện với tôn giáo.
Toàn bộ sự phân tích trên giúp chúng ta khẳng định: Feuerbach tiếp tục phát triển
duy cảm luận duy vật của Locke và các đại biểu của chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ
XVIII. Lập luận của Feuerbach hoàn toàn sáng rõ: nếu như không có vật chất tồn tại
khách quan bên ngoài chúng ta và tác động lên chúng ta, thì sẽ không có kích thích,
không có chất liệu, không có trực quan. Vật chất, giới tự nhiên - không những là cơ sở
tinh thần, mà còn là cơ sở, căn nguyên của mọi hiểu biết triết học. Tuy nhiên ở đây chúng
ta không được đồng nhất tư duy về sự vật với bản thân sự vật, mà phải thấy rằng, sự vật
là một cái gì đó tồn tại bên ngoài chúng ta, còn tư duy về chúng - đó là sự mô tả chúng

trong đầu óc con người. Bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa kinh nghiệm và duy cảm,
nhà duy vật Feuerbach đi đến kết luận khoa học, các cảm giác gắn kết con người với thế
giới khách quan, bởi lẽ chúng là kết quả sự tác động của các sự vật khách quan lên các cơ
quan cảm giác của con người. “Cảm giác của tôi chủ quan, nhưng cơ sở, hay nguyên
nhân của nó khách quan”.
V.I.Lenin đánh giá cao chủ nghĩa duy vật Feuerbach trong cách lý giải về vai trò
của các cảm giác. Con người, với các cảm giác của mình, đủ để nhận thức hiện tượng
xung quanh. Thế nhưng Feuerbach chứng minh thiếu sức thuyết phục luận điểm đó, bởi
vì ông không hiểu rằng năng lực phản ánh đúng đắn và toàn diện của các cơ quan cảm
giác đối với thực tiễn là kết quả phát triển của chúng trong chiều dài lịch sử hàng ngàn
năm. Hạn chế của Feuebach còn ở chỗ, ông gắn các biểu tượng cảm giác với hoạt động
thực tiễn, vật chất. Feuerbach không khắc phục hạn chế muôn thuở chứa đựng trong chủ
nghĩa duy vật trước Marx nói chung. “Feuerbach không hài lòng với tư duy trừu tượng,
đã nhờ đến trực quan, nhung ông không coi tính cảm giác và hoạt động thực tiễn của
những cảm giác của con người”. Feuerbach chưa vươn đến quan điểm duy vật triệt để về
quan hệ xã hội và thực tiễn của con người. Ở ông con người đối lập với giới tự nhiên với
tính cách là “con đẻ”, là “loài”. Feuerbach không tách con người như một “loài” ra khỏi
tự nhiên; con người tuân theo các qui luật tự nhiên, sống bên trong và nhờ tự nhiên. Thực
tiễn của con ngưpời theo Feuerbach là thực tiễn tiêu dùng, chứ không phải của sản suất,
của các hoạt động tích cực; đó là chưa nói đến hoạt động cách mạng. Quan niệm về thực
tiễn của Feuebach là bản sao nặng nề của chủ nghĩa nhân bản và chủ nghĩa tự nhiên. Tiêu
chuẩn, thước đo của chân lý ông nhìn thấy trong “loài”. “Nếu tôi tư duy theo tiêu chuẩn
của loài, thì tức là tôi tư duy như con người nói chung có thể tư duy, và do vậy, mỗi
người cần phải tư duy riêng biệt, nếu muốn tư duy bình thường, hợp qui luật, đúng đắn.
Chân lý là cái phù hợp với bản chất của loài, giả tạo là cái mâu thuẫn với nó”.
Không hạn chế ở sự phân tích vai trò của nhìn, nghe và các cảm giác trong nhận
thức thế giới khách quan, Feuerbach chỉ ra ý nghĩa của đời sống tình cảm và hoạt động
của con người. Nhưng, như chúng ta thấy, ông không đưa vào quan niệm về hoạt động
cảm tính của con người cái quan trọng chủ yếu nhất - sự biến đổi thiên nhiên bởi con
người, hoạt động sản xuất vật chất.

Cảm giác của con người khác về chất với cảm giác loài vật vì nó gắn với tư duy.
Khi Hegel nói đến “cảm giác của con chó” để mỉa mai đối thủ xung quanh vấn đề nguồn
gốc tôn giáo, ông đã vô tình coi cảm giác của con người và vật ở cùng cấp độ, và như
vậy, đã lăng mạ hoạt động cảm giác. Feuerbach, trái lại cho rằng các cảm giác của con
người vượt xa hơn giới hạn các nhu cầu sinh lý trực tiếp và có ý nghĩa tinh thần, thẩm mỹ
phong phú. Ở loài vật có thể có một vài cảm giác mạnh hơn, gay gắt hơn ở con người,
nhưng những cảm giác ấy hết sức đơn giản, tính chất cách biệt (hay nói như Feuerbach:
tính chất chuyên môn hơn) thấp. Còn cảm giác của con người có thể vươn tới trình độ
tinh thần, yếu tố khoa học. Descartes xem con người như thực thể tư duy và lấy điểm đó
làm tiêu chuẩn xét đoán sự khác nhau giữa người và vật. Leibniz, Spinoza, Hegel đều đi
theo khuynh hướng này. Nếu chủ nghĩa duy cảm khẳng định: không có cái gì trong tư
duy nếu không có trước trong cảm giác, thì điều đó cũng có nghĩa: trước khi nói về tư
duy, năng lực riêng có của con người, cần nói về sự khác nhau giữa cảm giác của con
người và cảm giác của loài vật. Nếu con người không khác loài vật trong cảm giác, thì nó
cũng không khác hơn loài vật trong tư duy. “Cảm giác ở loài vật là cảm giác thú vật, cảm
giác ở con người là cảm giác con người”. Luận điểm trên chưa lột tả hết sự khác nhau về
chất giữa tri giác, cảm giác ở người và loài vật, vì Feuerbach không nhìn thấy nguyên
nhân chủ yếu của quá trình từ vượn chuyển thành người. Hoạt động cảm tính được hiểu
theo nghĩa quá hẹp. Feuerbach bảo vệ duy cảm luận duy vật để chống chủ nghĩa duy lý
hạ thấp vai trò của trực quan, kinh nghiệm, chứ không thông qua duy cảm luận đối với lý
luận nhận thức duy vật biện chứng. Feuerbach “không hài lòng với tư duy trừu tượng”,
nhưng không vì thế mà mà đánh giá thấp vai trò của nó. Có lẽ điều này làm cho
Feuerbach đứng cao hơn Locke. Con người theo Feuerbach, cần phải xuất phát từ tính
cảm giác như từ cái đơn nhất, hiện rõ nhất, để đi đến các”sự vật phức tạp, trừu tượng, tuột
khỏi nhãn quan”. Nhiệm vụ của lý tính là tập hợp, đối chiếu, phân loại các dữ liệu cảm
tính, quan sát, tìm ra nội dung ẩn chứa bên trong của chúng.”Chúng tôi coi các cảm giác
là quyển sách của thiên nhiên, Feuerbach viết, nhưng không coi tự nhiên là các cảm
giác”. Tư duy suy đoán về các dữ liệu cảm tính được tri giác, đánh giá, phân tích và giải
thích chúng. Feuerbach hướng đến quan niệm của Kant về mối liên hệ giữa tư duy và trực
quan: “tư duy thiếu trực quan sẽ trống rỗng, còn trực quan mà thiếu tư duy sẽ mù quáng”.

Feuerbach hiểu rằng, khác với sự phản ánh cảm tính thế giới khách quan, tư duy mang
tính chất gián tiếp, bởi vì cái mà chúng ta tư duy không phải bao giờ cũng là đối tượng
của tri giác trực tiếp. Vậy thì tính chân lý của các khái niệm, sự phù hợp của chúng với
thực tiễn khách quan được xác lập như thế nào? Trả lời: bằng con đường đối chiếu các
khái niệm, các kết luận lý thuyết với các dữ kiện cảm tính. Tuy nhiên sự nhất quán này
khó thực hiện trọn vẹn được, bởi lẽ con người, với sự giúp sức của tư duy, nhận thức cả
những cái đã không còn (quá khứ) và cả những cái còn chưa đến – tương lai, tiếc thay
Feuerbach không nhận thấy rằng mối quan hệ giữa tư duy và sự phản ánh cảm tính thế
giới mang tính chất mâu thuẫn biện chứng. Nhưng nhấn mạnh sự thống nhất giữa các
cảm giác với tư duy trong quá trình nhận thức, Feuerbach lại không hiểu sự chuyển hoá
từ sự phản ánh thế giới khách quan bằng cảm giác sang sự phản ánh nó trong tư duy lý
luận, trong các khái niệm. Các phạm trù khoa học thể hiện tính chất nhảy vọt phức tạp.
Vấn đề “phạm trù khoa học triết học” vốn được phân tích khá kỹ trong triết học Kant và
Hegel hầu như vắng bóng ở Feuerbach. Các vấn đề của logic học bị Feuerbach làm ngơ.
Tư tưởng hết sức sâu sắc của Hegel về sự vận động của tư duy lý luận từ trừu tượng đến
cụ thể, về khả năng có tính cụ thể trong tính trừu tượng đối với Feuerbach là một cái gì
hoàn toàn xa lạ, chỉ có luận điểm sau đây cứu đươc phần nào nhà duy vật Feuerbach: ông
nhìn thấy tiêu chuẩn của chân lý trong cuộc sống, trong thực tiễn. “những hoài nghi mà lý
luận chưa giải quyết được thì thực tiển giải quyết”. Nhưng ngay cả ở đây Feuerbach trình
bày vấn đề thua xa Hegel, mặc dù thực tiễn của Hegel là thực tiển bị xuyên tạc, bị coi
như sự triển khai của “ý niệm tuyệt đối”.
QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC VÀ XÃ HỘI
Quan điểm đạo đức và xã hội chiếm vị trí không lớn lắm trong triết học
Feuerbach. Nó được đề cập rải rác trong một số tác phẩm mà nếu cố gắng đào sâu
phân tích có thể tìm thấy nhiều nét đặc trưng.
a) Đạo đức học
Tính quy luật của đạo đức.
Theo Feuerbach tính cảm giác là động lực chủ yếu quyết địmh hành vi của
mỗi cá nhân và xã hội nói chung. Phản bác quan niệm của Kant về mệnh lệnh
tuyệt đối có trước tính cảm giác và không phụ thuộc vào nó, tiên nghiệm,

Feuerbach khẳng định con người hành động theo mệnh lệnh của tính cảm giác,
chứ không phải của lực lượng bên ngoài nào. Feuerbach phân biệt đạo đức của con
người với đạo đức tôn giáo. Theo ông tôn giáo Cơ đốc không làm gì khác hơn là
đem lại điều ác cho con người, biến con người và lí trí, tình cảm của nó thành vật
hi sinh cho một lực lượng huyền bí do chính con người nghĩ ra. Feuerbach và Kant
giống nhau ở mục đích cải tạo tôn giáo nhưng Kant không muốn phủ nhận
Thượng đế, vì Thượng đế là tình yêu.
Kant xem Thượng đế là quy luật đạo đức, tồn tại khách quan. Feuerbach
phủ nhận Thượng đế, đề cao tôn giáo “thuần khiết” của tình yêu. Đạo đức học của
Feuerbach do vậy, có cơ sở từ nguyên lí nhân bản và chủ nghĩa tự nhiên. Nếu cảm
giác là tính chân lí, thì nó chi phối đạo đức, đó là điều dễ hiểu.Các hình thức của
tính cảm giác rất đa dạng: Tình yêu cuộc sống, khát vọng, hạnh phúc, ích kỉ,
quyền lợi, nhu cầu thoả mãn bản chất cảm tính của con người, sự hài
lòng.v.v….tất cả chúng đều hiện hữu, ngự trị trong con người, biến con người
thành một thực thể phức tạp.
Về tự do và tất yếu. Feuerbach nói, con người tự do trong tính tất yếu của
mình. Con người hành động vì thích thú, vì bị thúc giục từ một nỗi đam mê nào
đó, nhưng khi hành động con người thể hiện mình tự do. Tự do thực sự không nằm
ngoài thời gian và không gian, ngoài các sự vật được tri giác. Nếu thế thì định
nghĩa của Hegel về bản chất của tư duy, của khái niệm “như tự do với tính cách
thực thể thực sư cho nó” không có chỗ đứng trong học thuyết Feuerbach. Ngoài ra
cái gọi là “tự do tinh thần” của Cơ đốc giáo cũng là tự do giả tạo, tự do của người
nô lệ, tự do trong hoang tưởng. Tự do tinh thần chỉ đến khi thể xác được giải
phóng. Feuerbach viết: “chỉ có tự do cảm tính mới là tự do tinh thần, chỉ có khát
vọng hạnh phúc mới gắn tự do với tính tất yếu”. Khái niệm tự do của Feuerbach
về cơ bản đồng nhất với khái niệm tự do của Spinoza. Con người theo Spinoza,
chỉ là phần quá nhỏ bé của thiên nhiên, vì vậy hoạt động vừa nó phải phù hợp với
“trật tự thiên nhiên phổ quát”. Trong quá trình hoạt động, con người tìm thấy
mình, khẳng định mình bằng xúc cảm và tư duy, bằng khả năng tự bảo vệ. Nhưng
khác với Feuerbach, Spinoza đề cao tư duy hơn tính cảm giác.

Trong khi phê phán quan niện của Hegel về tự do, Feuerbach tiếc thay
không nhận thấy giá trị lớn trong cách đặt vấn đề của Hegel về sự phát triển lịch
sử của tự do. Đối với Feuerbach tự do là sự thống nhất con người với hoàn cảnh,
nơi bản chất của nó bộc lộ ra chủ nghĩa chim tự do trong không khí, con cá tự do
trong biển cả, con người tự do ở nơi nào và khi nào mà hoàn cảnh sống của nó cho
phép nó thoả mãn khát vọng hạnh phúc. Quan điểm trừu trượng, tự nhiên chủ
nghĩa Feuerbach về tự do tương xứng với đòi hỏi của các nhà khai sáng tư sản đặt
hoàn cảnh sống của con người phù hợp với bản chất của con người, làm cho hoàn
cảnh ấy mang tính người.
Vấn đề khát vọng hạnh phúc. Mỗi cá nhân đều có quyền sống hạnh phúc và
hướng tới hạnh phúc. Ngay cả hành động thoạt nhìn thì đối lập với hạnh phúc, như
tư tuởng chẳng hạn. Vậy hành động là một hướng đến hạnh phúc, như tư tuởng
chẳng hạn, cũng có thể giải thích là: con người lựa chọn cái chết để thoát khỏi tội
ác và bất hạnh. Vậy hành động là một hướng đến hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc
được hiểu khá rộng, nhưng ý nghĩa, tính chấtcủa nó chỉ có một - tính cá thể. “mỗi
nước, mỗi dân tộc và mỗi con người có hạnh phúc riêng của mình…”. Cái gì là
hạnh phúc của anh, không phải là hạnh phúc của tôi, cái gì làm anh khiếp sợ, thì
làm cho tôi thích thú…tuy nhiên ở một chổ khác, Feuerbach nhấn mạnh con người
xã hội. Chỉ có con người xã hội mới là con người. Con người không tồn tại và phát
triển trong đơn độc. Ngay từ thời xa xưa, khi phải đương đầu với lực lượng huyền
bí (do tưởng tượng) và lực lượng hiện thực (thú dữ thiên tai) con người buộc phải
đến với nhau, nương tựa vào nhau trong một hợp quần (bộ lạc thị tộc). Từ trạng
thái tự nhiên bước sang trạng thái công dân. Gắn liền với sự ra đời của khế ước xã
hội và nhà nước. Sự liên hợp tự nhiên của con người trở nên tính tất yếu. Sự giao
thiệp và hòa đồng làm cho hạnh phúc của con người không còn là cái gì khó đạt
được. Bên ngoài tôi và bên ngoài anh không có hạnh phúc, vì vậy không có đạo
đức. Thế thì nhu cầu cá nhân và mệnh lệnh xã hội hoà đồng với nhau như thế nào?
Liệu có hạnh phúc phổ biến không? Kant và Hegel tìm ra câu trả lời này dể dàng,
nhưng đối với Feuerbach, vấn đề đang bỏ dỡ. Nguyên tắc phủ định mà Feuerbach
đưa ra dường như không làm cho độc giả vừa lòng: “nhu câu đạo đức của tôi đối

với mọi người được giới hạn duy nhất là làm sao để họ không gây ra cái ác nào”.
Bao trùm lên toàn bộ đạo đức học của Feuerbach là nguyên lý tình yêu phổ
quát. Tình yêu là công cụ sáng tạo, cơ sở xây dựng quan hệ giữa người với người,
đối với hận thù là công cụ phá hoại, tiêu diệt xung đột. Nhưng ngay cả nguyên lý
tốt đẹp đó của Feuerbach cũng không thể thực hiện trong điều kiện phân chia
thành các giai cấp đối lập, thù địch nhau. Một lần nữa chủ nghĩa nhân bản không
giải quyết được những vấn đề đạo đức cũa xã hội. Chế độ tư bản không biết đến
thứ tình yêu chung chung của Feuerbach. “tình yêu, cái mà lẽ ra cần thống nhất tất
cả, đã biểu hiện trong các cụôc chiến tranh, các cuộc chia li và trong sự bóc lột tối
đa của những người này đối với những người khác”.
b) Quan điểm xã hội
Feuerbach cố gắng xây dựng quan điểm xã hội học nhân đạo trên cơ sở đạo
đức học. Ở đây Feuerbach chịu ảnh hưởng của phong trào ánh sáng (Montesquieu,
Voltaire, Rousseau…) và chủ nghĩa duy vật pháp (La Mettrie, Diderot, Holbach,
Helvetius) thế kỉ XVIII. Từ khẩu hiệu tự do –bình đẳng – bác ái Feuerbach đã nêu
lên tuyên ngôn nổi tiếng: hãy thống nhất mọi người trên tinh thần nhân bản!
Con người bình đẳng như chính thiên nhiên tạo ra. Vấn đề này trong triết
học cận đại đề cập nhiều, nhưng đến Feuerbach mang thêm nhiều nét đặc trưng,
thể hiện tâm trạng của tầng lớp tiến bộ trong trong giai cấp tư sản Đức. Nến con
người bình đẳng với nhau theo bản chất tự nhiên của mình, thì mọi đặc quyền đặc
lợi đẳng cấp đều trái với tự nhiên, do đó cần phải loại trừ.
Con người do thiên nhiên tạo ra để sống và hưởng thụ, chứ không phải để
đau khổ. Quan niệm như vậy có lẽ còn thua các nhà duy vật Pháp. Cả Diderot lẫn
Holbach đều đòi quyền tự do hoạt động kinh tế như quyền tự do của con người
trong xã hội công dân. Feuerbach, hầu như không quan tâm đến cơ cấu kinh tế-xã
hội hiện thực mà ở đó một giai cấp này thống trị một giai cấp khác, không nhìn
thấy mối liên hệ giữa áp bức và bóc lột với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất.
Trong khi xem xét con người như một thực thể tự nhiên, Feuerbach cố gắng
vạch ra những điều kiện tồn tại tự nhiên của con người trong phạm vi xã hội tư

sản, ảnh hưởng của nó tới hoạt động sáng tạo của nhân cách cá thể. Ông tỏ ra hài
lòng với trật tự xã hội tư sản, nơi mà theo ông, con người đạt tới hạnh phúc một
cách dễ dàng, nói cách khác, con người có thể yên tâm với địa vị hiện tại. “Tất cả
các sự vật, ngoaị trừ những trường hợp phản tự nhiên - vui lòng ở nơi mà chúng
có, và vui lòng trở thành cái mà nó có”. Đó là sự biện hộ cho xã hội tư sản, một sự
biện hộ vô tình mà nhà triết học không để ý.
Tính chất không tưởng và thiếu khoa học trong quan điểm xã hội.
Feuerbach ca ngợi trật tự tư sản, nhưng không phải là trật tự theo kiểu “cá
lớn nuốt cá bé”. Ông mơ tới một xã hội tư sản thực sự, nơi con người được hành
động theo nguyện vọng của mình. Feuerbach xa lạ với sự bóc lột và sự bần cùng,
với ức hiếp và bất công; tin tưởng sâu sắc với sự khắc phục chúng. Nhưng những
ý tưởng tốt đẹp ấy trở thành những mỹ từ trống rỗng trong khuôn khổ xã hội có
giai cấp đối kháng. Feuerbach đôi khi tự cho mình là nhà cộng sản, nhưng không
hiểu chủ nghĩa cộng sản từ nội dung kinh tế - xã hội của chúng. Feuerbach do đó
vươn cao hơn quan điểm dân chủ tư sản về xã hội.
Khía cạnh thứ hai được thể hiện ở chỗ ông hoà tan học thuyết về xã hội của
mình trong đạo đức học. Tính ích kỉ của ông được tôn lên như một đặc trưng cố
hữu trong mỗi con người. Tương tự như các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII, ông
giả định rằng tính ích kỷ thông minh, nghĩa là quyền lợi của từng cá nhân riêng
biệt được hiểu đúng, suy cho cùng đồng nhất (hoà hợp) với quyền lợi xã hội, và do
đó giữa mọi người không có những xung đột vì quyền lợi nữa. Theo cách hiểu đó,
dưới chủ nghỉa tư bản mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể xảy ra,
còn nếu nó xảy ra thì có nghĩa “trái với tự nhiện”! Nguyên lý tình yêu phổ quát từ
đạo đức học chuyển sang lĩnh vực quan hệ xã hội chẳng những mang tính chất
không tưởng, mà còn là phản khoa học, phi lịch sử nữa.
Ông thầy đáng kính của Feuerbach là nhà duy tâm Hegel “suýt nữa” đến
với chủ nghĩa duy vật khi xem con người như sản phẩm, kết quả của lao động của
họ, nghiên cứu thay thế các hình thái xã hội. Nhà duy vật Feuerbach nhìn thấy
trong con người chỉ mỗi đứa trẻ của thiên nhiên, và do đó đi đến kết luận duy tâm:
sự thay thế các hình thức tôn giáo là cốt lõi của sự vận động xã hội. Ở đây thể

hiện rõ nhất sự chật hẹp của nguyên lý nhân bản, chủ nghĩa duy tâm tiềm ẩn của
ông. Bởi lẽ Feuerbach là nhà duy vật nên lịch sử nằm ngoài tầm nhìn của ông, và
bởi lẽ ông xem xét lịch sử, nên ông không phải là duy vật. Chủ nghĩa duy vật và
lịch sử của ông hoàn toàn tách biệt nhau.
Dù sao xét về đại thể ý nghĩa tiến bộ của các quan điểm đạo đức xã hội của
Feuerbach là ở sự phủ nhận lập trường duy tâm - tôn giáo trong việc lý giải chúng.
Feuerbach phê phán không khoan nhượng mưu toan của các nhà duy tâm thần học
"chứng minh” các nguyên lý của pháp quyền và đạo đức tư sản cũng như các nhà
duy vật - vô thần Pháp thế kỷ XVIII, ông cho rằng tôn giáo không thể là cơ sở của
pháp quyền và đạo đức. “Ở đâu đạo đức bị khẳng định cho thần học, còn thần học
- cho các quyết định của Thượng đế, thì ở đó có thể lập luận và chứng minh được
các khía cạnh phi đạo đức, thiếu công bằng và đốn mạt nhất”.
Quan điểm đạo đức chính trị – xã hội và đạo đức của Feuerbach là cơ sở lý
luận của nền dân chủ tư sản, do đó không thoát khỏi những ảo tưởng tư sản. Con
người “tự nhiên” và “bình thường" mà ông hay nói tới những con người của tương
lai, giải phóng khởi những gì làm què quặt cá thể con người chỉ là chủ thể trừu
tượng, phi giai cấp, được xác định thuần tuý nhân bản và suy cho cùng là mẫu
người được lý tưởng hoá của xã hội tư sản. F. Engels viết: “Để chuyển từ con
người trừu tượng của Feuerbach sang những con người thực tiễn, sống động, cần
phải nghiên cứu những con người ấy trong những hành động lịch sử của họ”.
Sự phát triển của triết học tư sản cổ điển Đức được kết thúc ở Feuerbach.
Với những công lao lịch sử và hạn chế của mình, nền triết học ấy để lại những dấu
ấn đậm nét cho sự phát triển tiếp tục của tư duy triết học nhân loại trong các thời
đại lịch sử tiếp theo, và là một trong những nguốn gốc lý luận của chủ nghĩa Marx
và triết học của nó - chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
hay quan niệm duy vật về lịch sử.
NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN
ĐỨC
1. Triết học cổ điển Đức là đỉnh cao của triết học Tây Âu ở ngưỡng cửa của
thế giới hiện đại. Trước hết các đại biểu của nó, bắt đầu từ Kant, đã mở đột phá

khẩu vào cách hiểu nghiêm túc, nhưng siêu hình của thời đại trước về bức tranh
của thế giới. Sự phân cực đơn giản “khoa học – không khoa học”, "đúng – sai”,
“động – tĩnh”…đã không còn phù hợp trước đòi hỏi thâm nhập vào những mối
liên hệ có chiều sâu, bên trong sự vật. Phương pháp biện chứng, dù còn sơ lược và
mang tính chyển tiếp như ở Kant, hay thiên về chủ thể tính tương liên như ở
Fichte, đã cố gắng đem đến lời giải thích đúng đắn đối với các sự vật, hiện tượng,
quá trình trong thế giới. Hegel, tên tuổi kiệt xuất nhất của triết học cổ điển Đức,
phát triển phép biện chứng từ tự phát thành tự giác, từ tản mạn thành hệ thống,
đem đến cách hiểu hiện đại về phép biện chứng, vượt qua khuôn khổ chủ quan của
“nghệ thuật đối thoại”, xuất phát từ người Hy Lạp. Phép biện chứng duy tâm Đức
là hình thức lịch sử thứ hai của phép biện chứng, đồng thời là một trong những
nguồn gốc lý luận cơ bản của triết học mác-xít .
2. Đóng góp đáng kể của triết học cổ điển Đức vào lý luận nhận thức thể hiện
ở chỗ họ không chỉ tiếp tục truyền thống đề cao vai trò của tư duy lý tính, mà còn
khắc phục cả chủ nghĩa duy lý lẫn chủ nghĩa duy nghiệm trong triết học thế kỷ
XVII - XVIII, tìm hiểu một cách biện chứng quá trình nhận thức, phác thảo những
cơ sở đầu tiên của học thuyết về chân lý. Tuy nhiên việc đề cao tuyệt đối vai trò
của tinh thần, ý thức, sự cường điệu một mặt, một khía cạnh của quá trình nhận
thức, làm nảy sinh các phương án khác nhau của chủ nghĩa duy tâm và thần bí, mà
điển hình là chủ nghĩa duy tâm Fichte (duy tâm chủ quan), chủ nghĩa duy tâm
Hegel (duy tâm khách quan), khuynh hướng thần bí, phi lý tính thời kỳ cuối của
Schelling. Tính chất phức tạp của đời sống xã hội, sự chậm phát triển của hiện
thực tại Đức cũng tạo điều kiện cho yếu tố bất khả tri và tính chất nước đôi, thiếu
nhất quán xuất hiện trong một số hệ thống triết học, từ Kant đến Hegel.
3. Trong triết học xã hội các đại diện của triết học cổ điển Đức một mặt kế
thừa truyền thống nhân văn, khai sáng trong lịch sử, nhất là tư tưởng Khai sáng
Pháp thế kỷ XVIII, mặt khác đào sâu nhiều vấn đề mà thời đại trước chưa đặt ra,
hoặc chưa được phân tích sâu sắc, như các lĩnh vực triết học văn hóa, triết học lịch
sử, và các tri thức khoa học nhân văn khác.
3. Feuerbach, đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, đã đem đến sự kết

thúc vinh quang cho toàn bộ nền triết học tư sản cổ điển. Quan niệm về triết học
như “khoa học của các khoa học” đã đạt tới điểm hoàn mỹ của nó trong hệ thống
Hegel, đồng thời dự báo cách hiểu hiện đại về triết học. Sau họ, triết học phương
Tây chuyển sang khúc quanh khác, theo xu hướng “phi cổ điển”, xu hướng phổ
biến trong điều kiện mới.
(Theo Đinh Ngọc Thạch, Tập bài giảng triết học cổ điển Đức, Đại học
khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh)

×