Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DE PHAT HIẸN HSG HUYEN DIEN CHAU NAM 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.24 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DIỄN CHÂU
ĐỀ CHỌN HSG TRƯỜNG
Năm học 2008-2009
Môn: Địa lý 8- Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. (3,0 điểm)
Vì sao nói: lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất của Châu Á? Kể tên các
quốc gia trồng, xuất khẩu nhiều lúa gạo ở Châu Á.
Câu 2. (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Tỷ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của
Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị %)
Các ngành
Năm
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1990
2000
38,7
24,3
22,7
36,6
38,6
39,1
a, Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng
sản phẩm trong nước của nước ta qua 2 năm 1990–2000.
b, Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta thời kỳ 1990–2000.
c, Nêu mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001–2010 của nước ta.
Câu 3. (6,0 điểm)
a, Nêu ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam.
b, Chứng minh rằng: Các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm
sông ngòi nước ta.
Câu 4. (5,0 điểm)


a, Vì sao nói: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt
Nam?
b, Để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi chúng ta phải làm gì?
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
HƯỚNG DẪN CHẤM
Kiểm tra HS học lực giỏi - Năm học 2008-2009
Môn: Địa lý – Lớp 8
Câu 1. (3,0 điểm) a, Giải thích (1,5 điểm):
- Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á, sản lượng lúa gạo chiếm 93%
tổng sản lượng lúa gạo trên toàn thế giới. (0,75 điểm)
- Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm và các đồng bằng rộng lớn, phù
sa màu mỡ ở châu Á. (0,75 điểm)
b, (1,5 điểm): - Các quốc gia trồng nhiều lúa gạo: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,
Bănglađét, Việt Nam, Thái Lan, Mianma (nêu đủ: cho 1,5 đ, nêu từ 1-3 quốc gia: cho
0,5 đ)
Câu 2. (6,0 điểm) a, Vẽ biểu đồ hình tròn có bán kính bằng nhau. Yêu cầu: chia đúng
tỷ lệ, có chú giải, có tên biểu đồ, đảm bảo thẩm mĩ. (2 điểm)
b, Nhận xét: - Cơ cấu kinh tế nước ta đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tỉ
trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng (d/c) (0,5đ). Nông
nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, điều đó chứng tỏ nền kinh tế nước
ta vẫn đang ở trình độ thấp. (0,5 đ)
c, Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001-2010: (3 đ): - Đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển (1 đ). - Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần
của nhân dân (1 đ). - Tạo nền tảng để đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại (1 đ).
Câu 3. (6,0 điểm) a, Ý nghĩa kinh tế của sông ngòi nước ta (3 đ, mỗi ý 0,5 đ): - Phục
vụ nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; - Cung cấp phù sa tăng độ phù cho
đất; - Khai thác, nuôi trồng thủy sản; - Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, thủy

năng cho ngành thủy điện; - Phục vụ giao thông đường thủy nội địa; - Cung cấp nước
cho sinh hoạt.
b, Ảnh hưởng của các nhân tố: (3 đ)
- Địa hình: +Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính TB-ĐN và vòng cung (d/c)
(0,5 đ). + Sông ngòi chảy ở vùng ĐB lòng sông rộng, dòng sông uốn khúc quanh
co (0,5 đ)
- Khí hậu: + KH nhiệt đới ẩm tạo cho nước ta có mạng lưới SN dày đặc, phân bố
rông khắp (0,5 đ) + SN có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt (0,5 đ)
+ Mưa nhiều, mưa tập trụng, địa hình dốc, xói mòn rửa trôn mạnh làm cho SN
nước ta có lượng phù sa lớn (1,0 đ).
Câu 4. (5,0 điểm) a, Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất vì: - Đồi núi chiếm tới 3/4S
lãnh thổ và là dạng phổ biến nhất (0,5 đ) – Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự
nhiên (sự phân hóa đai cao) (0,5 đ) – Đồi núi chứa nhiều tài nguyên: đất, rừng, KS, trữ
năng thủy điện (0,5 đ) – Đồi núi ảnh hưởng nhiều tới phát triển KT-XH (1 đ).
b, Các giải pháp để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi: - Đẩy mạnh phát triển
GT, XD cơ sở hạ tầng (0,5 đ). – Tăng cường trồng và bảo vệ rừng (d/c) (0,5đ). – Khai
thác nguồn tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường (0,5 đ). – XD các khu CN, khai
thác KS, phát triển mô hình kinh tế trang trại, du lịch sinh thái (1 đ).

×