Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.57 KB, 5 trang )

Các thành phần của miễn dịch
bẩm sinh
(Kỳ 2)
Các tế bào mono thì chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các bạch cầu trung tính
trong máu. Tỷ lệ các tế bào mono trong máu vào khoảng 500 đến 1.000 tế bào/ 1
mm
3
máu. Các tế bào này cũng nuốt các vi sinh vật trong máu và ở các mô. Khác
với các bạch cầu trung tính, các tế bào mono sau khi thoát mạch vào các mô thì
tồn tại ở đó lâu hơn. Tại các mô, các tế bào mono biệt hoá thành các tế bào có tên
gọi là đại thực bào. Các tế bào mono trong máu và các đại thực bào ở các mô là
hai giai đoạn của cùng một dòng tế bào và vì thế chúng thường được gọi là hệ
thống các tế bào đơn nhân làm nhiệm vụ thực bào. Các đại thực bào cư trú trong
các mô liên kết và trong tất cả các cơ quan của cơ thể, tại đó chúng có cùng chức
năng như những tế bào đơn nhân làm nhiệm vụ thực bào vừa mới được điều động
từ máu vào mô.

Hình 2.4: Các giai đoạn chín của các tế bào đơn nhân làm nhiệm vụ thực
bào
Cách thức mà các bạch cầu trung tính và tế bào mono thoát mạch để vào
mô nơi đang diễn ra nhiễm trùng đó là chúng bám vào các phân tử kết dính trên
các tế bào nội mô của mạch máu dưới tác động của những chất hoá hướng động
được tạo ra khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Cụ thể là khi vi sinh vật lây
nhiễm vượt qua được lớp biểu mô vào lớp mô bên dưới thì các đại thực bào cư trú
ở đó sẽ nhận diện các vi sinh vật đó và đáp ứng lại bằng cách tạo ra các protein
hoà tan được gọi là các cytokine (sẽ được mô tả chi tiết trong phần sau). Hai trong
số các cytokine này là yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor – viết tắt là TNF) và
interleukin-1 (viết tắt là IL-1) tác động lên các tế bào nội mô của các mạch máu
nhỏ tại vị trí nhiễm trùng. Các cytokine này sẽ kích thích các tế bào nội mô của
mạch máu nhanh chóng bộc lộ hai phân tử kết dính có tên gọi là E-selectin và P-
selectin (tên gọi “selectin” ám chỉ đặc tính của các phân tử này là gắn vào các


carbohydrate, một thuộc tính giống như của lectin). Các bạch cầu trung tính và các
tế bào mono trong máu lại có các phân tử carbohydrate trên bề mặt của chúng nên
chúng sẽ bám nhẹ vào các phân tử selectin và vì thế các bạch cầu trung tính giống
như được “buộc” vào lớp nội mô của mạch máu. Do chúng chỉ được buộc nhẹ nên
khi dòng máu chảy qua mạch máu đó sẽ làm đứt mối buộc ấy nhưng sau đó mối
buộc khác lại được thiết lập vì trên mỗi bạch cầu trung tính có nhiều phân tử
carbohydrate và trên nội mô cũng có nhiều phân tử selectin để cho chúng bám vào.
Cứ như vậy tế bào bạch cầu giống như là “lăn” trên bề mặt của nội mô. Trong khi
đó các tế bào bạch cầu lại còn có các phân tử kết dính khác có tên là các integrin
do các phân tử này có vai trò “hội nhập” (Tiếng Anh là “integrate”) các tín hiệu
ngoại lai vào bộ khung của tế bào. Bình thường ở các tế bào bạch cầu chưa được
hoạt hoá thì các integrin tồn tại ở trạng thái có ái lực thấp. Khi các bạch cầu đang
lăn trên bề mặt nội mô đồng thời các đại thực bào ở mô sau khi tiếp xúc với vi
sinh vật thì tiết ra các yếu tố TNF và IL-1, các yếu tố này sẽ kích thích các tế bào
nội mô sinh ra các cytokine khác có tên gọi là các chemokine (chữ chemokine để
chỉ các cytokine có hoạt tính hoá hướng động – chemoattractant cytokine). Các
chemokine bám vào bề mặt ở phía lòng mạch máu của các tế bào nội mô do đó
chúng có nồng độ cao ở chỗ đang có các bạch cầu lăn tròn. Các chemokine này sẽ
kích thích làm cho các phân tử integrin trên bề mặt của bạch cầu tăng mạnh ái lực
của chúng với các phối tử của chúng trên bề mặt nội mô. Đồng thời với việc kích
thích sinh ra các chemokine, TNF và IL-1 tác động lên các tế bào nội mô kích
thích chúng bộc lộ các phối tử của integrin. Sự gắn kết chặt chẽ của các phân tử
integrin với các phối tử của chúng giữ các tế bào lympho đang lăn tròn dừng lại.
Bộ khung của tế bào bạch cầu tái sắp xếp lại làm cho hình dạng của tế bào uyển
chuyển hơn, tế bào dẹt lại và trải rộng ra trên bề mặt nội mô mạch máu. Ngoài ra,
các chemokine còn kích thích các bạch cầu chuyển động, kết quả là các bạch cầu
bắt đầu “lách” qua thành mạch máu và di chuyển theo chiều gradient nồng độ của
các chemokine tới vị trí nhiễm trùng. Kết quả của quá trình lăn tròn của các bạch
cầu trên bề mặt nội mô nhờ các phân tử selectin rồi bám chặt và nội mô nhờ các
phân tử integrin sau đó chuyển động dưới tác dụng của chemokine đã làm cho các

bạch cầu từ máu thoát mạch ra mô nơi đang bị nhiễm trùng chỉ trong vòng vài
phút sau khi nhiễm trùng bắt đầu. (Chúng ta cũng sẽ thấy trong chương 6 các tế
bào lympho hoạt hoá di chuyển theo những cơ chế tương tự như vậy đến các mô
nhiễm trùng). Các biểu hiện thâm nhiễm bạch cầu tại chỗ nhiễm trùng cùng với
giãn mạch cục bộ và tăng tính thấm thành mạch tạo ra hình ảnh của phản ứng viêm
mà chúng ta thấy trên lâm sàng. Các dị tật di truyền gây thiếu hụt số lượng các
phân tử integrin và các phối tử của selectin trên bề mặt bạch cầu sẽ làm cho bạch
cầu không có khả năng di chuyển đến nơi bị nhiễm trùng và các cá thể đó dễ bị
nhiễm trùng hơn. Các trạng thái rối loạn này được gọi là các thiếu hụt tính kết
dính của bạch cầu (leukocyte adhesion deficiencies).

Hình 2.5: Chuỗi các sự kiện diễn ra trong quá trình di chuyển của các bạch
cầu từ máu tới những nơi có nhiễm trùng

×