Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.5 KB, 5 trang )

HỆ THỐNG BỔ THỂ
(Kỳ 1)
Hệ thống bổ thể bao gồm ít nhất là 30 protein và glycoprotein trong máu và
gắn trên các màng. Bổ thể đóng vai trò quan trọng trong cả đáp ứng miễn dịch
bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch thích ứng do kháng thể thực hiện. Sau khi có sự
hoạt hoá của một thành phần đầu tiên thì các thành phần bổ thể khác nhau tương
tác với nhau dưới sự điều hoà chặt chẽ của một chuỗi các enzyme tạo ra các sản
phẩm phản ứng có tác dụng thúc đẩy sự thanh lọc các kháng nguyên và sự tạo
thành của một đáp ứng viêm. Có ba con đường hoạt hoá bổ thể: con đường cổ
điển (classical pathway), con đường không cổ điển (còn gọi là con đường khác -
alterlative pathway), và con đường thông qua lectin gọi tắt là con đường lectin
(lectin pathway). Ba con đường này khác nhau ở cách khởi động nhưng đều có
chung một chuỗi phản ứng cuối cùng tạo ra một đại phân tử được gọi là phức hợp
tấn công màng (membrane attack complex - viết tắt là MAC) có tác dụng làm tan
một số tế bào, vi khuẩn và virus khác nhau. Hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ
điển là một cơ chế phòng vệ của đáp ứng miễn dịch dịch thể (một nhánh của miễn
dịch thích ứng) do các kháng thể thực hiện. Hoạt hoá bổ thể theo con đường không
cổ điển và con đường lectin là các cơ chế phòng vệ của miễn dịch bẩm sinh. Trong
chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về các thành phần bổ thể, sự giống và khác nhau
giữa ba con đường hoạt hoá bổ thể, sự điều hoà hệ thống bổ thể, các chức năng
của các thành phần bổ thể khác nhau và hậu quả của việc thiếu hụt bẩm sinh một
số thành phần bổ thể.
Các thành phần bổ thể
Các protein và glycoprotein tạo nên hệ thống bổ thể chủ yếu được tổng hợp
bởi các tế bào gan, tuy nhiên cũng có một lượng đáng kể được tạo ra bởi các tế
bào mono trong máu, các đại thực bào ở mô, các tế bào biểu mô của đường tiêu
hoá và đường tiết niệu sinh dục. Các thành phần này chiếm khoảng 5% trọng
lượng các globulin trong huyết thanh và lưu hành trong huyết thanh dưới các dạng
không hoạt động về mặt chức năng. Rất nhiều trong số các dạng này là các tiền
enzyme (proenzyme hay zymogen) trong đó vị trí hoạt động enzyme được che đậy
lại. Sự hoạt hoá của tiền enzyme làm phân cắt phân tử loại đi mảnh ức chế và bộc


lộ ra vị trí hoạt động enzyme. Sự hoạt hoá của hệ thống bổ thể liên quan đến một
chuỗi các enzyme kế tiếp nhau trong đó sản phẩm tiền enzyme của bước này trở
thành enzyme chuyển hoá của bước tiếp theo. Mỗi một thành phần ở dạng hoạt
hoá có thời gian bán huỷ ngắn, nếu không tương tác với thành phần tiếp theo thì
nó sẽ nhanh chóng bị bất hoạt.
Mỗi thành phần bổ thể được ký hiệu bằng các chữ và số (ví dụ C1-C9), chữ
(ví dụ B, D, H), hoặc bằng các tên thông thường. Chữ C viết tắt của chữ bổ thể
trong Tiếng Anh là “complement”, còn kí hiệu từ 1 đến 9 phản ánh thứ tự phát
hiện ra chúng chứ không phải trình tự của các thành phần này trong chuỗi phản
ứng hoạt hoá bổ thể. Sau khi một thành phần được hoạt hoá thì các mảnh peptide
được ký hiệu bằng các chữ viết thường. Mảnh nhỏ hơn được ký hiệu bằng chữ “a”,
mảnh lớn hơn được ký hiệu bằng chữ “b” ví dụ như C3a, C3b (ngoại trừ trường
hợp C2 thì kí hiệu C2a là mảnh lớn, C2b là mảnh nhỏ - tuy nhiên vẫn có tài liệu kí
hiệu C2a là mảnh nhỏ). Các mảnh lớn “b” gắn vào đích gần với vị trí hoạt hoá còn
các mảnh nhỏ “a” thì khuếch tán ra khỏi vị trí này và đóng vai trò trong việc hình
thành một đáp ứng viêm cục bộ. Các mảnh bổ thể tương tác với một mảnh khác để
tạo thành các phức hợp chức năng. Những phức hợp nào có hoạt tính enzyme thì
được ký hiệu bằng gạch ngang phía trên các kí tự chữ hoặc số ví dụ như C4b2b,
C3bBb.
Các bước hoạt hoá bổ thể
Các bước đầu tiên trong quá trình hoạt hoá bổ thể kết thúc bằng việc hình
thành của C5b có thể diễn ra thông qua ba con đường: cổ điển, không cổ điển và
lectin. Các bước cuối cùng dẫn đến hình thành một phức hợp tấn công màng thì
giống nhau ở cả ba con đường. Các thành phần bổ thể trong mỗi con đường và
trình tự mà chúng tham gia vào được trình bầy trong hình 6.1.

Hình 6.1: Tổng quan về ba con đường hoạt hoá bổ thể. Con đường cổ điển
được khởi động khi C1 gắn vào phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Con đường
không cổ điển được khởi động khi C3b gắn vào các bề mặt hoạt hoá như thành của
tế bào vi khuẩn. Con đường lectin được khởi động khi lectin gắn mannose (MBL)

gắn vào bề mặt vật lạ. Cả ba con đường đều tạo ra enzyme C3 convertase, C5
convertase và C5b. Thành phần này sau đó lại được chuyển thành một phức hợp
tấn công màng theo trình tự chung của các tương tác cuối giống nhau ở cả ba con
đường

×