Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.94 KB, 6 trang )

HỆ THỐNG BỔ THỂ
(Kỳ 2)
Con đường cổ điển
Sự hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển thường được bắt đầu bằng sự
hình thành của các phức hợp kháng nguyên-kháng thể hoà tan hoặc bằng sự gắn
của kháng thể vào kháng nguyên trên một đích thích hợp ví dụ như một tế bào vi
khuẩn. IgM và một số phân lớp IgG nhất định (IgG1, IgG2 và IgG3) có thể hoạt
hoá con đường cổ điển giống như một số yếu tố hoạt hoá không có bản chất miễn
dịch. Giai đoạn đầu tiên của quá trình hoạt hoá liên quan đến một chuỗi liên tiếp
các enzyme của C1, C4, C2 và C3 có mặt trong huyết tương dưới các dạng không
hoạt động chức năng.
Việc tạo thành phức hợp giữa kháng nguyên với kháng thể đã gây nên
những biến đổi về mặt hình thái ở phần Fc của phân tử kháng thể, bộc lộ một vị trí
kết hợp dành cho thành phần bổ thể C1. C1 tồn tại trong huyết thanh dưới dạng
phức hợp đại phân tử bao gồm C1q, hai phân tử C1r và hai phân tử C1s gắn với
nhau dưới dạng phức hợp (C1qr
2
s
2
). Phức hợp này được giữ cho ổn định nhờ ion
Ca
2+
. Phân tử C1q được cấu thành bởi 18 chuỗi polypeptide liên kết với nhau tạo
nên 6 cánh tay xoắn kiểu lò xo chập ba giống như một bó hoa tulip có 6 bông, đỉnh
của các cánh tay này (là các bông hoa) gắn vào các vị trí kết hợp đã được bộc lộ ở
lãnh vực C
H
2 của phân tử kháng thể (hình 6.1). Phức hợp C1r
2
s
2


có thể tồn tại
dưới hai dạng. Ở dạng tự do không gắn vào C1q nó có hình chữ S còn khi đã gắn
vào C1q thì C1r2s2 có hình số 8. Mỗi đơn phân tử C1r và C1s có chứa một lãnh
vực xúc tác và một lãnh vực phản ứng có tác dụng thúc đẩy sự tương tác với C1q
hoặc tương tác lẫn nhau giữa các C1r hoặc C1s.

Hình 6.2: Phức hợp C1qr
2
s
2
gắn vào kháng thể đã tạo phức hợp với kháng
nguyên trên bề mặt vi sinh vật


Hình 6.3: C1q cần phải gắn với ít nhất là hai Fc vào các đầu hình cầu để
tạo ra liên kết bền vững
Ðể cho tương tác ổn định giữa kháng thể và C1q xuất hiện thì mỗi phân tử
C1q phải gắn với ít nhất là hai Fc vào các đầu hình cầu của nó. Khi một phân tử
IgM pentamer gắn vào kháng nguyên hoặc vào một bề mặt đích sẽ có ít nhất là 3
vị trí kết hợp dành cho C1q được bộc lộ. Tuy nhiên hình dạng của IgM trong máu
lại là hình phẳng và ở dạng này thì các vị trí kết hợp với C1q lại không được bộc
lộ (hình 6.3). Vì thế tự IgM trong máu không có khả năng hoạt hoá chuỗi bổ thể.
Ngược lại thì phân tử IgG chỉ chứa có 1 vị trí kết hợp C1q ở phần Fc, khi hai phân
tử IgG ở cách nhau 30-40 nm ở trên một bề mặt đích hoặc ở trong một phức hợp
sẽ cho ra hai vị trí gắn C1q và do vậy có thể tạo ra được liên kết vững chắc với
C1q. Sự khác nhau về phương diện cấu trúc giữa IgM và IgG cắt nghĩa tại sao chỉ
một phân tử IgM gắn vào một tế bào hồng cầu là đủ để hoạt hoá được bổ thể theo
con đường cổ điển và làm tan tế bào hồng cầu, trong khi đó phải cần tới 1.000
phân tử IgG, phân bố một cách ngẫu nhiên, để có hai phân tử đứng đủ gần nhau
mới bắt đầu có được sự gắn C1q.

Bảng 6.1: Các thành phần của con đường cổ điển tham gia hình thành
C5 convertase
Thành
phần
Protein
ho
ạt động/ sản
phẩm phân cắt
Chức năng miễn dịch
C1 C1q Gắn vào vùng Fc của IgM và IgG
C1r Serine protease: enzyme hoạt hoá C1s
C1s
Serine protease: enzyme hoạt hoá C4 v
à
C2

C4 C4a Peptide trung gian hoá h
ọc của phản ứng
viêm (độc tố phản vệ - anaphylatoxin)
C4b Gắn và tạo phức hợp với C2 sau đó đư
ợc
phân cắt bởi C1s tạo ra C4b2a

C2 C2a Serine protease: C4b2a hoạt động nh
ư C3
convertase
C2b Chưa rõ chức năng

C3 C3a Peptide trung gian hoá h
ọc của phản ứng

viêm (độc tố phản vệ - anaphylatoxin)
C3b Gắn vào C4b2a t
ạo ra C5 convertase; chất
opsonin chính


×