HỆ THỐNG BỔ THỂ
(Kỳ 6)
Các thụ thể dành cho bổ thể
Mỗi tế bào hồng cầu cũng như bạch cầu lưu hành trong máu đều bộc lộ các
thụ thể dành cho các mảnh bổ thể. Các thụ thể dành cho bổ thể này tham gia vào
rất nhiều hoạt động sinh học của hệ thống bổ thể.
Hơn thế nữa một số thụ thể dành cho bổ thể còn đóng vai trò trong việc
điều hoà hoạt động của bổ thể bằng cách gắn các thành phần bổ thể có hoạt động
sinh học và thoái hoá chúng thành các sản phẩm bất hoạt.
Các thụ thể dành cho bổ thể và các phối tử ban đầu của chúng trong đó có
cả các thành phần bổ thể khác nhau và các sản phẩm phân rã protein của chúng
được liệt kê trong bảng 15.4
Bảng 6.4: Các thụ thể dành cho bổ thể và phối tử tương ứng
Thụ
thể
Các ph
ối
tử chính
Chức năng Phân bố trên tế bào
CR1
(CD35)
Ceb,
C4b
Ngăn không
cho hình thành C3
convertase; g
ắn các
ph
ức hợp miễn dịch
vào các tế bào
H
ồng cầu, bạch cầu
trung tính, tế bào mono, đ
ại
thực bào, b
ạch cầu ái toan, tế
bào có tua
ở nang lympho, tế
bào B, một số tế bào T
CR2
(CD21)
C3d,
C3dg*, iC3b
Các tế bào B, m
ột số
tế bào T
Thụ
thể
Các ph
ối
tử chính
Phân bố trên tế bào
CR1 C3b, C4b Tế bào mono, đại thực bào, b
ạch cầu trung
CR2
CR3
và CR4
Thụ
thể d
ành cho
C3a/C4a
Thụ
thể d
ành cho
C5a
C3d,
C3dg*, C3bi
C3bi
C3a, C4a
C5a
tính, tế bào NK, một số tế bào T
Các tế bào mast, b
ạch cầu ái kiềm, bạch cầu
hạt
Các tế bào mast, b
ạch cầu ái kiềm, bạch cầu
hạt, tế bào mono, đại thực bào, tiểu cầu, tế bào n
ội
mô
Thụ thể type 1 dành cho bổ thể (CR1)
Thụ thể type 1 dành cho bổ thể (CR1) là một glycoprotein có ái lực cao với
C3b, tuy nhiên nó cũng có thể gắn với C3bi, C4b và C4bi với ái lực thấp. Thụ thể
này có trên các tế bào hồng cầu, các tế bào mono, đại thực bào, bạch cầu trung
tính, bạch cầu ái toan, các tế bào B và một số tế bào T. Vì quá trình hoạt hoá C3
thành C3a và C3b là bước khuếch đại chính trong cả hai con đường cổ điển và
không cổ điển, các phức hợp miễn dịch và đặc biệt là các kháng nguyên thường
trở nên bị bao phủ bởi C3b trong quá trình hoạt hoá bổ thể. Các tế bào có các thụ
thể CR1 có thể gắn vào cả các phức hợp miễn dịch lẫn các kháng nguyên đặc biệt
mà đã bị C3b gắn vào trước đó thúc đẩy quá trình thanh lọc kháng nguyên. Sự bộc
lộ các thụ thể CR1 trên các tế bào B, một số tế bào T và các tế bào có tua cũng có
thể cho phép các tế bào này có thể bắt giữ các phức hợp miễn dịch đã bị phủ C3b
trong các hạch lympho và lách, làm cho các kháng nguyên tồn tại lâu hơn ở những
vị trí này và vì thế có thể tạo ra được một đáp ứng miễn dịch hiệu quả hơn.
Như đã trình bầy ở trên, CR1 còn đóng một vai trò quan trọng trong việc
điều hoà chuỗi bổ thể. Việc gắn của C3b hoặc C4b vào CR1 làm cho protein có
thể bị thoái hoá nhờ yếu tố I (hình 15.9). Hoạt tính điều hoà này rất quan trọng
trong việc hạn chế chuỗi bổ thể để không xẩy ra các tổn thương mô nghiêm trọng.
Chi tiết hơn về vai trò sinh học của CR1 sẽ được trình bầy trong các phần sau.
Thụ thể type 2 dành cho bổ thể (CR2)
Thụ thể type 2 dành cho bổ thể (CR2) là một glycoprotein có khả năng gắn
vào rất nhiều sản phẩm phân giải của C3b bao gồm C3d, C3dg và C3bi. Khác với
CR1 xuất hiện trên tất cả các tế bào tuần hoàn trong máu thì CR2 chỉ bộc lộ trên
các tế bào B và một số tế bào T. Thật thú vị CR2 lại là một thụ thể dành cho virus
Epstein Barr, điều này giải thích cho tại sao các tế bào B lại mẫn cảm với virus
Epstein-Barr đến như vậy. Hình như virus Epstein-Barr có đoạn acid amine tương
tự như sản phẩm phân rã C3dg cho phép virus này có khả năng gắn vào cùng một
loại thụ thể. Chức năng của CR2 ở các tế bào B vẫn còn chưa biết rõ. Có một số
bằng chứng cho thấy sự gắn của C3dg liên kết chéo vào CR2 có thể có vai trò
trong việc hoạt hoá tế bào B.