Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.6 KB, 5 trang )

NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN
(Kỳ 1)
Các đáp ứng miễn dịch thích ứng mang tính đặc hiệu với các kháng nguyên
đã khởi động chúng. Lý do là vì quá trình hoạt hoá của các tế bào lympho được
châm ngòi từ sự nhận diện kháng nguyên.
Việc nhận diện đặc hiệu các kháng nguyên được thực hiện nhờ hai loại
protein có cấu trúc tương tự nhau trên bề mặt các tế bào lympho đó là các thụ thể
của tế bào B dành cho kháng nguyên mà bản chất là các phân tử kháng thể trên bề
mặt tế bào B (xem chương kháng thể) và các thụ thể của tế bào T dành cho kháng
nguyên trên bề mặt các tế bào lympho T.
Các thụ thể của các tế bào trong hệ thống miễn dịch cũng giống như trong
các hệ thống sinh học khác thực hiện hai chức năng đó là phát hiện ra các kích
thích ngoại sinh (các kháng nguyên đối với hệ thống miễn dịch thích ứng) và châm
ngòi cho các đáp ứng của các tế bào có các thụ thể ấy.
Để nhận diện một số lượng lớn các kháng nguyên khác nhau, các thụ thể
của tế bào lympho dành cho kháng nguyên phải có khả năng bám vào và phân biệt
được giữa vô vàn các cấu trúc hoá học mà thường thì các cấu trúc này lại có liên
quan chặt chẽ với nhau.
Các thụ thể tế bào dành cho kháng nguyên thường được phân bố dưới dạng
các clone, tức là mỗi một clone tế bào lympho có một tính đặc hiệu riêng và có
một thụ thể đặc hiệu không giống với thụ thể trên bất kỳ clone nào khác (chú ý là
một clone thì bao gồm cả tế bào mẹ và các tế bào con cháu).
Tập hợp toàn bộ tính đặc hiệu của các clone tế bào lympho hay còn gọi là
mức độ đa dạng về tính đặc hiệu của tế bào lympho (lymphocyte repertoire) là vô
cùng phong phú vì hệ thống miễn dịch có rất nhiều clone khác nhau và mỗi clone
có một tính đặc hiệu riêng biệt.
Mặc dù mỗi clone tế bào lympho B hoặc lympho T nhận diện một kháng
nguyên, nhưng về cơ bản thì cách thức các tế bào B và T nhận diện kháng nguyên
là giống nhau.
Với chức năng kết nối hoạt động nhận diện kháng nguyên với quá trình
hoạt hoá các tế bào lympho, các thụ thể dành cho kháng nguyên dẫn truyền các tín


hiệu hoá sinh.
Về cơ bản thì kiểu dẫn truyền tín hiệu này là giống nhau trong tất cả các tế
bào lympho và không liên quan đến tính đặc hiệu kháng nguyên của chúng.
Những đặc điểm nhận diện kháng nguyên của tế bào lympho và cấu trúc
của các thụ thể dành cho kháng nguyên đặt ra hai câu hỏi.

· Làm thế nào mà các thụ thể của tế bào lympho dành cho kháng
nguyên lại có thể nhận diện được vô vàn các kháng nguyên khác biệt nhau và dẫn
truyền các tín hiệu hoạt hoá khá ổn định cho các tế bào?

· Bằng cách nào mà các tế bào lympho có thể tạo ra các thụ thể có
cấu trúc rất khác biệt nhau để dành cho vô số các kháng nguyên khác nhau?

Tính đa dạng của quá trình nhận diện kháng nguyên phản ánh sự tồn tại
của vô số các thụ thể có cấu trúc khác nhau, nhiều hơn cả số lượng protein mà bộ
gene di truyền (dòng gốc) có thể mã hoá. Như vậy phải có các cơ chế đặc biệt nào
đó để tạo ra tính đa dạng này.
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc của thụ thể của các tế bào
lympho T và B dành cho kháng nguyên và cách thức các thụ thể này nhận diện
kháng nguyên.
Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu bằng cách nào mà tính đa dạng của các thụ thể
dành cho kháng nguyên có thể được tạo ra trong quá trình chín của các tế bào
lympho.
Chính tính đa dạng ấy của các thụ thể tạo cho mức độ đa dạng trong tính
đặc hiệu của các tế bào lympho chín trở nên lớn hơn. Cuối cùng chúng ta sẽ tìn
hiểu quá trình hoạt hoá các tế bào lympho dưới tác động của các kháng nguyên.

Các thụ thể của tế bào lympho dành cho kháng nguyên
Các thụ thể của các tế bào lympho B và T dành cho kháng nguyên (Hình
9.1) có một số đặc điểm quan trọng liên quan đến chức năng của chúng trong các

đáp ứng miễn dịch thích ứng như được liệt kê trong bảng 9.1.
Các thụ thể của các tế bào lympho B và T dành cho kháng nguyên nhận
diện các cấu trúc khác nhau về phương diện hoá học.
Các tế bào lympho B có khả năng nhận diện về hình dáng hay cấu trúc lập
thể của các đại phân tử ở dạng nguyên sơ bao gồm các protein, lipid, carbohydrate,
và các acid nucleic cũng như các gốc hoá học đơn giản hoặc các đoạn của các đại
phân tử.
Ngược lại thì hầu hết các tế bào lympho T lại chỉ có thể nhận diện được các
peptide và cũng chỉ khi các peptide này được trình diện cùng với các phân tử hoà
hợp mô chủ yếu (phân tử MHC) trên bề mặt các tế bào trình diện kháng nguyên.

×