ĐỀ KIỂM TRA DỰ THI
Môn: Sinh học
Lớp: 9
Phần nhận biết: từ câu 1 đến câu 7
Phần thông hiểu: từ câu 8 đến câu 15
Phần vận dụng ( ở mức độ thấp ): Từ câu 16 đến câu 20
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu1.Tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép
lai.
A. Để thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng.
B. Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng.
C. Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng.
D. Cả B, C
Câu 2.Tại sao khi lai 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về nột cặp tính trạng tương phản
thì ở F
2
phân li tính trạng theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn ?
A. Các giao tử tổ hợp một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh
B. Cặp nhân tố di truyền được phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
C. Các giao tử mang gen trội át các giao tử mang gen lặn.
D. Cả A, B
Câu 3. Thế nào là trội không hoàn toàn ?
A. Là hiện tượng di truyền mà trong đó có kiểu hình ở F
2
biểu hiện theo tỷ lệ: 1 trội
: 2 trung gian : 1 lặn
B. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F
1
biểu hiện trung gian giữa bố
và mẹ.
C. Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
D. Cả A, B
Câu 4. Men đen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt ( trong thí nghiệm lai
đậu Hà Lan), di truyền độc lập là vì:
A. Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F
2
bằng tích các tỷ lệ của các tính trạng hựop thành nó.
B. F
2
phân li kiểu hình theo tỷ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh,
nhăn
C. Tất cả kiểu hình F
1
có kiểu hình vàng, trơn
D. Cả A, B
Câu 5. Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là F
2
nhất thiết phải có.
A. Tỷ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn
B. Tỷ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó
C. Có 4 kiểu hình khác nhau
D. Các biến dò tổ hợp.
Câu 6. Sự tự nhân đôi của NST, diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào ?
A. Kỳ đầu
B. Kỳ giữa
C. Kỳ sau
D. Kỳ trung gian
Câu 7. Ý nghóa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì ?
A. Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
C. Sự phân ly đồng đều của các crômatít về 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 8. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số
NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau ?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 9. Giảm phân là gì ?
A. Giảm phân là quá trình phân bào tạo ra n tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào
mẹ.
B. Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kỳ chín
C. Qua 2 lần phân bào liên tiếp giảm phân cho ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội
(n).
D. Cả B, C
Câu 10. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kỳ sau của giảm phân II thì có số lượng
NST là bao nhiêu .
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 11. Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là gì ?
A. Sự kết hợp theo nguyên tắc bổ sung một giao tử đực với một giao tử cái
B. Sự tạo thành hợp tử
C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
D. Sự kết hợp nhân của hai giao tử.