Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngủ ngáy khi mang thai ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.46 KB, 2 trang )

Ngủ ngáy khi mang thai



Ngủ ngáy là một dấu hiệu dễ thấy trong giai đoạn 'bầu bí', dù ít người biết sự phổ biến
của nó. Ngủ ngáy có xu hướng trầm trọng hơn khi bạn bước sang quý III của thai kỳ.
Một số nghiên cứu cho biết, có khoảng 25% bà bầu thường xuyên ngủ ngáy và 25% số bà
bầu khác có hiện tượng ngủ ngáy ở cuối thai kỳ. Giống như nhiều rắc rối sức khỏe khác
khi mang thai, ngủ ngáy thường chấm dứt sau khi bạn sinh bé (trừ nhóm thai phụ có tiền
sử ngủ ngáy).


Nguyên nhân

Sự sưng phù ở khoang mũi là yếu tố khiến bạn dễ xuất hiện “giai điệu lúc nửa đêm”.
Lượng estrogen tăng cao khi mang thai cũng góp phần gây sưng phồng lớp màng nhầy,
bao phủ bên trong khoang mũi (thậm chí, nó còn là khiến bạn tiết dịch mũi nhiều hơn).
Ngoài ra, tổng lượng máu tăng lên và những mạch máu nở ra cũng khiến lớp màng nhầy
trong mũi bị sưng phồng. Sự sung huyết do những nguyên nhân khác như cảm lạnh hoặc
dị ứng có thể làm bạn mắc chứng ngủ ngáy.

Trọng lượng tăng lên trong thai kỳ là khi bạn gặp rắc rối vì khó thở khi ngủ; bởi vì, các
mô vùng cổ và cổ họng của bạn cũng tăng lên.

Xử trí

Nếu chồng bạn cho biết bạn ngáy rất nhiều, tiếng ngáy theo chu kỳ, có âm thanh hổn hển
thì bạn nên đi khám. Có thể bạn mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ và cần được bác sĩ
điều trị (“đường thông gió” từ mũi bị đóng lại, gây nên hiện tượng ngừng thở trong ít
phút, lúc bạn đang ngủ. có khi dấu hiệu này xảy ra hàng trăm lần trong một đêm).


Bạn có thể kiểm soát việc ngủ ngáy bằng cách ngủ nghiêng về một bên (tốt hơn so với
khi bạn nằm thẳng và gối đầu cao).

Tránh các loại rượu, thuốc lá và thuốc ngủ vì chúng chỉ khiến việc thở của bạn thêm khó
khăn.

Cuối cùng, bạn nên duy trì việc tăng cân ở mức hợp lý.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×