Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiểm tra thị lực pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.82 KB, 6 trang )

Kiểm tra thị lực


Một cuộc điều tra mới đây cho thấy:
25% trẻ em dưới 15 tuổi có vấn đề về thị
lực, trong đó 46% bị loạn thị, 38% bị viễn thị và 38% bị
cận thị. Phần lớn các em đều không được phát hiện sớm
và chữa trị kịp thời nên đã có ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Năm lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu nhìn thấy rõ nét những gì
cách xa từ 5cm trở lên, còn đến năm lên 6-10 tuổi, trẻ
nhìn thấy rõ những vật có khoảng cách từ 7cm trở
lên. Trong khoảng thời gian này, cần phải kiểm tra thị
lực ít nhất 2 lần. Khi bé chưa biết đọc, bạn có thể
kiểm tra thị lực bằng cách so sánh hình ảnh, ký hiệu,
những đồ vật để cách xa 5m với những hình ảnh, ký
hiệu và đồ vật có trong quyển vở để trước mặt. Khả
năng về thị lực được chấm điểm từ 1-10, nếu kết quả
kiểm tra đạt điểm dưới 8/10 lúc đó cần phải cho trẻ
đeo kính.
 Trẻ bị viễn thị: trẻ nhìn rõ những vật ở xa và
không rõ những vật ở gần. Viễn thị bắt đầu có biểu
hiện ngay từ khi mới lọt lòng và sẽ mất dần và sẽ mất
hẳn khi bé được 6-10 tuổi. Chứng viễn thị làm cho bé
luôn có cảm giác đau nhói mắt, mỏi mắt, đau đầu sau
mỗi lần đọc sách và thậm chí bé không nhìn rõ chữ
viết trên bảng. Nếu chứng viễn thị không được chữa
trị sớm sẽ dễ chuyển sang tật lác mắt. Trẻ bị viễn thị
ở mức độ nhẹ cần đeo kính lồi để đọc sách, đánh
máy tính, xem vô tuyến còn trẻ bị viễn thị ở mức độ
nặng cần liên tục để có thể nhìn thấy rõ những vật ở


gần và cả những vật ở xa.
 Trẻ bị cận thị: chỉ nhìn rõ những vật ở gần và
không thể nhìn thấy hoặc nhìn rất mờ ảo những vật ở
xa. Cận thị có thể là do nguyên nhân di truyền và
thường xuất hiện khi bé lên 10 tuổi và càng ngày
càng trở nên nặng hơn. Với trẻ bị cận thị cần đeo
kính lõm. Nếu bị nhẹ thì chỉ nên đeo mỗi khi nhìn
những vật ở xa: bảng ở lớp học, xem phim… còn nếu
bị nặng thì cần phải đeo thường xuyên.
 Trẻ bị loạn thị: Nguyên nhân là do giác mạc mắt
có độ cong không đều nhau. Do đó hình ảnh phản
ảnh bị sai lệch, có lúc rõ lúc không. Trẻ bị loạn thị
nhìn những vật theo chiều ngang rõ nét hơn theo
chiều dọc. Ngay khi con bạn đeo kính, nhất thiết bạn
phải theo dõi thường xuyên và cho trẻ đi kiểm tra mắt
trung bình cứ 6 tháng hoặc 1 năm kiểm tra 1 lần.
Chọn kính thuốc cho bé:
Tại Pháp có khoảng 15% trong số trẻ em phải đeo
kính thuốc do mắc các bệnh về mắt. Con số này
tương đương với mỗi năm khoảng 1triệu đôi kính
được tiêu thụ.
 Với trẻ dưới 6 tuổi: Phần lớn mũi trẻ vẫn chưa
phát triển hết nên chưa cao và thường tai vẫn còn
cao hơn so với mắt. Do đó bạn nên chọn cho bé kính
có gọng bằng nhựa, mắt kính hình tròn hoặc oval.
Mắt kính phải to vượt lên vòm lông mày để tạo tầm
nhìn rộng cho trẻ.
 Với trẻ trên 6 tuổi: ở độ tuổi này, khuôn mặt của
trẻ phát triển gần với khuôn mặt người lớn, và bé
thích được giống như người lớn. Do đó, bạn nên

chọn cho bé loại kính có gọng bằng kim loại. Còn nếu
trẻ bị cận, viễn quá nặng, mắt kính dầy hơn nên tốt
nhất là chọn gọng kính bằng nhựa.
Khi chọn mua kính cho trẻ, cần quan tâm đến một số
điểm sau:
 Mắt kính phải đủ to, gọng trên của kính cao hơn
lông mày
 Chiều ngang của kính không rộng quá so với
mặt.
 Sống mũi phải nằm chính giữa kính.
 Mắt kính không chạm gò má, nếu không mỗi khi
cười hay nói kính sẽ di chuyển.
 Khi trẻ lên 18 tuổi, nên chọn mắt kính bằng nhựa
hay hữu cơ hoặc bằng poly cacbonat. Những chất
liệu này rất nhẹ, khó vỡ.
 Khi nhìn thẳng ngang mặt, 2 gọng kính phải cao
bằng nhau và song song với mặt.
 Gọng kính không rộng quá mà cũng không chật
quá so với chiều ngang của khuôn mặt. Nếu rộng quá
dễ bị rơi vỡ, còn nếu chật quá dễ gây cảm giác khó
chịu và thậm chí đau nơi thái dương.
 Độ tuổi từ 3 đến 6, cần phải thay gọng kính mỗi
năm vì khi đó khuôn mặt của bé còn đang phát triển.
Khi đọc sách, nên nhắc nhở con bạn đặt 2 khuỷu tay
lên bề mặt quyển sách, tay vuông góc với mặt sách,
nắm hai bàn tay lại, và giơ ngón tay cái lên. Ngồi
thẳng lưng, mắt bé cách xa quyển sách ngang tầm
với đầu ngón tay cái. Khi con bạn ngồi trước máy vi
tính: mặt cách xa màn hình khoảng 40cm. Mọi nguồn
ánh sáng trong nhà như từ đèn điện không được

chiếu thẳng vào màn hình. Khi xem vô tuyến, con bạn
cần phải ngồi cách xa màn hình ít nhất 1m.
Những biểu hiện dưới đây phải cho đi khám ngay:
 Con bạn nháy mắt liên tục
 Con bạn thường cau mày khi nhìn vật ở xa
 Con bạn ngồi gần tivi
 Con bạn cúi sát mặt vào quyển sách hay vở mỗi
khi đọc, viết
 Con bạn thường xuyên nhìn nhầm chữ này sang
chữ khác trong khi đọc
 Khi đọc sách, truyện, con bạn thường nhìn lệch
dòng, từ dòng trên chuyển xuống dòng dưới.
 Mắt con bạn thường đỏ ngầu và chảy nước vào
cuối ngày
 Sau buổi học trở về nhà, con bạn thường phàn
nàn bị đau đầu hay đau gáy
 Con bạn cảm thấy chói mắt và không chịu được
khi ra ngoài ánh sáng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×