Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lưu ý khi mang thai ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.62 KB, 3 trang )

Lưu ý khi mang thai



Nếu sốt cao mà không kèm các dấu hiệu của cảm cúm, thai phụ nên nhanh chóng đi
khám. Tình trạng này có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Còn 11 dấu hiệu khác, bạn không nên lơ là khi mang thai. Gợi ý từ Babycenter.

2. Tăng cân nhanh (ngoài kiểm soát)

Đột nhiên, bạn tăng cân vù vù dù không ăn, uống nhiều; đi kèm đó, bạn còn có dấu hiệu
phù nề chân tay, đau đầu, rối loạn thị giác - đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.


3. Ra máu âm đạo

Nếu lác đác vài giọt thì có thể không nguy hiểm. Nếu chảy nhiều thì đó có thể là sảy thai,
thai ngoài tử cung hoặc sinh non.

Thai phụ bị ra máu nặng, đi kèm với những cơn đau vùng lưng, bụng thì nguy cơ sảy thai
càng lớn. Chảy máu trong khoảng thời gian cuối thai kỳ thì có thể cảnh báo nguy cơ sinh
non hoặc chứng xơ hóa dây rốn.

Khoảng tuần thứ 37, dấu hiệu ra máu có thể cảnh báo tình trạng chuyến dạ.

4. Những cơn đau đầu kéo dài 2-3 giờ đồng hồ

Đi kèm với dấu hiệu rối loạn thị giác, phù nề vùng tay, mắt và mặt thì có thể huyết áp của
bạn đang tăng rất cao.

5. Tiểu ít hoặc không buồn tiểu



Đây có thể là dấu hiệu của chứng mất nước hay tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này tương
đối nguy hiểm với sức khỏe người mẹ và em bé.

6. Thân nhiệt tăng kèm theo triệu chứng đau buốt khi đi tiểu

Một số thai phụ, dấu hiệu trên còn đi kèm với tình trạng đau lưng. Những yếu tố này có
thể cảnh báo nguy cơ viêm đường tiết niệu.

7. Rối loạn thị giác

Thai phụ nhìn mờ, nhìn một thành hai, có đốm sáng ở mắt… có thể là dấu hiệu của tiền
sản giật.

8. Chóng mặt, choáng váng

Biểu hiện này có thể do bạn chưa nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Nó cũng là dấu
hiệu của chứng huyết áp thấp. Khá nhiều bà bầu có cảm giác đầu óc lâng lâng khi mang
thai.

Nếu bạn thấy chóng mặt nghiêm trọng, nên trao đổi với bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân.

9. Những cơn đau vùng bụng dưới

Dấu hiệu này có thể liên quan đến chứng thoái hóa xơ, tình trạng chuyển dạ sớm, sinh
non, sảy thai…

10. Đau bụng trên hoặc đau quanh rốn

Tình trạng này có thể đi kèm với triệu chứng nôn. Đây có thể là biểu hiện của chứng rối

loạn tiêu hóa hoặc tiền sản giật.

11. Nôn nhiều

Nếu bạn nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày trong quý I; nôn nhiều ở quý II hoặc những cơn nôn
đi kèm dấu hiệu tăng thân nhiệt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

12. Thai ít máy

Nếu tần suất chuyển động của bé ngày một ít đi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đây có thể là
dấu hiệu trục trặc sức khỏe ở bé.

Lưu ý: Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường khác trong thai kỳ, bạn nên hỏi ý
kiến bác sĩ sớm. Bạn tuyệt đối tránh dùng tất cả các loại thuốc mà không có chỉ định của
bác sĩ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×