Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ứng dụng máy tính trong thiết kế và mô phỏng động học, động lực học trong kết cấu máy bào quang, chương 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.28 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI MÁY BÀO
2.1. Phân loại và ký hiệu máy bào.
- Máy bào dùng để gia công các mặt phẳng nằm ngang,
thẳng đứng và mặt phẳng nghiêng. Nó cũng gia công
mặt đònh hình là sự kết hợp các mặt phẳng dưới những
góc khác nhau; các mặt đònh hình có profile là những
cung tròn hoặc những đường cong phức tạp hơn cũng
có thể gia công được trên máy bào.
- Trên máy bào có thể gia công những chi tiết rất nhỏ
lẫn những chi tiết rất lớn, phôi rèn, phôi đúc và những
kết cấu hàn có chiều dài đến 12m, chiều rộng tới 6m
và chiều cao tới 3m trọng lương những chi tiết như vậy
có thể tới 200 tấn.
- Phụ thuộc vào loại hình công việc thực hiện mà có thể
chia tất cả các loại máy bào thành hai nhóm cơ bản :
máy có công dụng chung( vạn năng ) và máy chuyên
môn hoá ( chuyên dùng ).
+ Máy có công dụng chung gồm máy bào ngang và
máy bào dọc ( máy vào giường ).
+ Máy chuyên môn hóa gồm máy bào ngang có giá
dao chuyển động( để gia công những chi tiết nặng ),
máy bào giường( gia công những chi tiết rất to và
nặng ) và các máy bào cạnh( gia công cạnh của
những tấm lớn và những chi tiết khác ). Loại máy
chuyên dùng chỉ đễ gia công những chi tiết nhất đònh,
chủ yếu dùng trong sản xuất hàng khối.
- Để ký hiệu máy cắt kim loại, theo theo tiêu chuẩn
Nga (Liên Xô cũ) người ta dùng một hệ thống chỉ số.
Các máy sản xuất ở Liên Xô được chia thành 9 nhóm,
mỗi nhóm được chia thành 9 kiểu và mỗi kiểu được
chia thành các cỡ. Tương tự như trên theo TCVN việc


phân loại máy công cụ được phân loại theo TCN – C1
– 63 ( tham khảo sổ tay CN CTM tập 3 – NXB KHKT
2003).
- Theo hệ thống ký hiệu máy bào ở nhóm thứ 7 (tương
tự là chữ B theo TCVN) do đó bất kỳ máy bào nào
cũng được ký hiệu bắt đầu với số 7. Nhóm máy này
được chia thành những kiểu sau đây : 1- Máy bào
giường một trụ; 2- Máy bào giường hai trụ; 3- Máy
bào ngang; 4- Máy xọc; 5- Máy bào chuốt nằm ngang;
6- Máy bào chuốt thẳng đứng; 9- Các loại máy bào
khác( kể cả các máy chuyên môn hoá).
-
Máy bào ngang : dùng để gia công những chi tiết có
kích thước không lớn lắm. Loại này được dùng chủ
yếu trong các phân xưởng dụng cụ và sửa chữa, trong
sản xuất loại nhỏ và đơn chiếc. Trong sản xuất hàng
loạt, máy bào ngang dùng có kết quả để gia công các
chi tiết dạng tấm, các mặt hẹp và dài cũng như rãnh.(
các đặc tính cơ bản và các thông số kỹ thuật của loại
máy này có thể tham khảo sổ tay CN CTM tập 3 –
NXB KHKT 2003 ).
-
Máy bào giường : dùng để gia công những chi tiết to
và nặng( đế máy, vỏ máy, khung, sống trượt…). Máy
bào giường chủ yếu dùng trong các xí nghiệp chế tạo
máy lớn và hạng nặng. Nó cũng được sử dụng trong
các phân xưởng sửa chữa cơ khí, loại máy này được
chia làm máy bào một trụ và hai trụ (các đặc tính cơ
bản và các thông số kỹ thuật của loại máy này có thể
tham khảo sổ tay CN CTM tập 3 – NXB KHKT 2003

).
2.2. Kết cấu của máy bào ngang.
Trong tập báo cáo này chủ yếu trình bày những vấn đề
cơ bản về kiểu máy bào ngang, các kiểu máy bào giường
và các máy chuyên dùng khác xin được phép không được
trình bày cụ thể ở đây.
Dưới đây là hai sơ đồ động học thường gặp của cơ cấu
chấp hành trên máy bào ngang. Các bộ phận cơ bản của
máy bào ngang dùng cơ cấu culit cần lắc để tạo chuyển
động tònh tiến ngang cho đầu bào.
- Chi tiết gia công được kẹp chặt trên bàn máy, tựa trên
các mặt phẳng nằm ngang và thẳng đứng qua các rãnh
chữ T, dao bào được gá chặt trong giá dao và trên bàn
dao.
- Chuyển động cắt chính ( chuyển động tònh tiến qua lại
được truyền cho đầu trượt mang dao bào.
- Chuyển động chạy dao khi bào các mặt phẳng nằm
ngang được truyền cho chi tiết gia công cùng với bàn
máy dòch chuyển theo sống trượt của bàn ngang.
- Khi bào các mặt phẳng đứng và mặt phẳng nghiêng,
chạy dao được thực hiện bằng sự di chuyển của bàn
dao theo sống trượt đứng. Chạy dao thẳng đứng cũng
có thể thực hiện bằng cách di chuyển bàn ngang theo
sống trượt
- Đế máy có dạng hộp được đúc bằng gang, được gá
chặt với nền bằng bulông. Mép trong phải bảo đảm
cho đế máy có độ bền và độ cứng vững cần thiết. Ở
mặt trên đế máy có sống trượt phẳng nằm ngang dạng
đuôi én. Đầu bào sẽ chuyển động theo các sống trượt
này, một trong những tấm gá trên sống trượt có thể

được điều chỉnh bằng bulông để đảm bảo độ hở giữa
con trượt và sống trượt
- Ở mặt trước của đế máy có sống trượt phẳng để di
chuyển bàn ngang và cả bàn máy theo phương thẳng
đứng bên trong đế máy có hộp tốc độ và cơ cấu culit.
Động cơ điện được lắp trên một giá ở mặt sau đế máy;
trên thành sau của đế máy có một rãnh thoát dầu.

Các cơ cấu tạo chuyển động chính :
- Chuyển động thực của máy được thực hiện nhờ động
cơ có công suất 2,8kW. Chuyển động quay từ trục
động cơ trực tiếp qua bộ truyền trục vit truyền cho trục
I của hộp tốc độ 8 cấp. Trên trục này có khối bánh
răng di trượt ba bậc.
- Nhờ hộp tốc độ ta tạo cho trục ra III sáu cấp tốc độ
khác nhau. Cuối trục III có một bánh răng ăn khớp với
bánh răng culit lớn theo một tỉ số truyền nhất đònh đề
truyền chuyển động cho cơ cấu chấp hành.
- Cơ cấu culit cần lắc ( sơ đồ 1 ) gồm có bánh răng culit
mang chốt,con trượt và cần lắc culit. Con trượt được bố
trí khớp vào rãnh của cần lắc culit; đầu trên của culit
được nối khớp với một khớp trượt nhỏ trong đầu bào.
Đầu dưới của culit có một rãnh khớp với con trượt
được gá vào đế máy. Khi khâu dẫn ( bánh răng culit
lớn ) quay do tác dụng của con trượt, cần lắc culit sẽ
lắc đối với trục con trượt và tạo ra chuyển động tònh
tiến qua lại cho đầu bào.
- Chiều dài hành trình của đầu bào được điều chỉnh
bằng cách thay đổi bán kính đường tròn của tấm chốt.
Nếu tăng khoảng cách tâm giữa bánh răng culit và

chốt thì góc lắc của cần lắc culit tăng lên, do đó chiều
dài hành trình của đầu bào cũng tăng lên.
- Điều chỉnh tầm của đầu bào đối với chi tiết gia công,
nghóa là điểm đầu và điểm cuối của dao được thực
hiện bằng cách di chuyển con trượt trên đối với đầu
bào.

Các cơ cấu chạy dao:
Chuyển động chạy dao ngang và thẳng đứng của máy
bào là chuyển động gián đoạn. Chúng được thực hiện
vào cuối hành tròch của đầu bào trước khi dao cắt vào
kim loại của chi tiết gia công. Các bộ phận cơ bản của
cơ cấu chạy dao bao gồm :
- Đầu bào và bàn dao.
- Bàn dao ngang và bàn máy.
- Cơ cấu chạy dao ngang tự động.
- Cơ cấu chạy dao thẳng đứng tự động.

×