Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án an toàn giao thông lớp 1 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.35 KB, 10 trang )

ATGT: Bài 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM ( 2Tiết)
I. Mục tiêu:
- KT: HS nhận biết những hành động , tình huống nguy hiểmhay an toàn ở nhà, ở trường và
khi đi trên đường.
- KN: Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an
toàn, không an toàn.
- TĐ: Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi. Chơi
những trò chơi an toàn.
II. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 1:
HĐ1: HS quan sát các tranh vẽ SGK
Thảo luận nhóm:
- Em chơi với búp bê là đúng hay sai?
- Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay
chảy máu không?
- Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai?
- Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau
không?
* Kết luận : Ô tô xe máy chạy trên đường
không được dùng kéo doạ nhau.Trẻ em đi bộ
qua đường không có người lớn dắt, đứng gần
cây có cành bị gãy có thể dẫn đến tai nạn.
Tránh những tình huống nguy hiểm nói trên
là đảm bảo an toàn cho mình và những người
xung quanh.
HĐ2: Kể chuyện
Yêu cầu các bạn trong nhóm kể cho nhau
nghe mình đã từng bị đau như thế nào?
- Gọi một số HS lên kể chuyện trước lớp
* Kết luận: Khi đi chơi, ở nhà, ở trường hay


lúc đi đường, các em có thể gặp một số nguy
hiểm.Ta cần tránh tình huống nguy hiểm để
đảm bảo an toàn.
Tiết 2
HĐ3: Trò chơi sắm vai
Từng cặp lên chơi, một em đóng vai người
lớn, một em đóng vai trẻ em
GV nêu nhiệm vụ:
- Em và các bạn chơi với búp bê là đúng, sẽ
không làm sao cả. Như vậy là an toàn.
- Chơi búp bê không làm em bị đau.
- Em cầm kéo học thủ công là đúng, nhưng
cầm kéo doạ bạn là sai, có thể ngây nguy
hiểm cho bạn.
- Em và các bạn không nên cầm kéo doạ
nhau.
- HS lắng nghe.
- Học sinh kể trong nhóm
- 2 em lên kể trước lớp
1
- Cặp thứ 1: Em đóng vai người lớn hai tay
đều không xách túi, em kia nắm tay và hai em
đi lại trong lớp.
- Cặp thứ 2: Em đóng vai người lớn xách túi
ở một tay, em kia nắm vào tay không xách
túi.
Hai em đi lại trong lớp.
- Cặp thứ 3: Em đóng vai người lớn xách túi
ở cả hai tay,em kia nắm vào vạt áo.Hai em đi
trong lớp.

- Nếu có cặp nào thực hiện chưa đúng,GV
gọi HS nhận xét và làm lại.
* Kết luận : Khi đi bộ trên đường,các
em phải nắm tay người lớn, nếu tay người
lớn bận xách đồ em phải nắm vào vạt áo
người lớn.
*Củng cố, dặn dò: Để đảm bảo an toàn cho
bản thân, các em cần làm gì?
- Học sinh lên thực hiện
- Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Không đi bộ một mình trên đường .
- Không chạy chơi dưới lòng đường.
- Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.
ATGT: Bài 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ (2 tiết)
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đặc điểm của đường phố .
- Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè: Biết lòng đường dành cho xe cộ đi lại,
vỉa hè dành cho người đi bộ.
- Không chơi trên đường phố và không di bộ dưới lòng đường.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh 1, 2, 3, 4 phóng to
II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tiết 1:
Hoạt động 1: Nêu đặc điểm đường phố
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 bức
tranh và trả lời:
- Đường phố có tên gọi hay không, mặt đường thế
nào, Ở ngã 3, ngã tư có gì, hai bên đường có những
- Từng nhóm thảo luận

- Từng nhóm trình bày
2
gì?
* Kết luận:
Một số đặc điểm của đường phố là:
-Đường phố có tên gọi.
-Mặt đường trải nhựa hoặc bê tông.
-Có lòng đường (dành cho các loại xe) vỉa hè
(dành cho người đi bộ).
-Có vạch trắng ở giữa đường để ngăn 2 dòng xe
-Có đường các loại xe đi theo một chiều và đường
các loại xe đi hai chiều.
-Đường phố có (hoặc chưa có) đèn tín hiệu giao
thông ở ngã ba, ngã tư.
-Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu đường phố
- Nhóm 1 tranh 1, nhóm 2 tranh 2, nhóm 3 tranh4
- Yêu cầu quan sát và trả lời
1.Tên đường phố đó là ?
2.Đường phố đó rộng hay hẹp?
3.Con đường đó có nhiều hay ít xe đi lại?
4.Có những loại xe nào đi lại trên đường?
5. Người và xe cộ đi lại thế nào?
* Kết luận: Đường phố có tên đường như: Lê Lợi,
Quang Trung, Nguyễn Huệ; Đường phố rộng, mặt
đường trải nhừa hoặc pê tông; Trên đường có nhiều
xe cộ qua lại: xe ô tô, xe buýt, xe khách, xe tải…;
Người đi trên vỉa hè, xe cộ chạy dưới lòng đường, xe
lớn đi ở giữa, xe đạp, xe máy đi 2 bên sát vỉa hè.
Tiết 2:

Hoạt động 3: Nêu câu hỏi HS trả lời
+Xe nào đi nhanh hơn xe nào?
+Khi ô tô hay xe máy bấm còi người lái ô tô hay xe
máy có ý định gì?
+Em hãy bắt chước tiếng còi xe (chuông xe đạp, tiếng
ô tô, xe máy…).
-Chơi đùa trên đường phố có được không? Vì sao?
Hoạt động 3 :Vẽ tranh
- Yêu cầu vẽ tranh có lòng đường, vỉa hè, có người đi
bộ, có xe
- Cách tiến hành :GV đặt các câu hỏi sau để HS trả
lời:
+Em thấy người đi bộ ở đâu?
+Các loại xe đi ở đâu?
+Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè?
- Từng nhóm thảo luận
- Từng nhóm trình bày
- Ô tô, xe máy đi nhanh hơn xe đạp
- Báo hiệu cho xe đi trước biết
- Thực hiện
- Không được; Sẽ bị xe tông
3
- Hướng đẫn vẽ
*CỦNG CỐ:
a)Tổng kết lại bài học:
+Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và
lòng đường cho các loại xe.
+Có đường một chiều và hai chiều.
+Những con đường đông và không có vỉa hè là những
con đường không an toàn cho người đi bộ.

+Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường
về nhà.
b)Dặn dò về nhà
+Khi đi ở đường phố, em nhớ đi trên vỉa hè và quan
sát tín hiệu đèn và các biển báo hiệu để chuẩn bị cho
bài học sau.
- Vẽ tranh
-Hs lắng nghe.
- Lắng nghe
Bài 3: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG (2 tiết)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu giao thông, nơi có tín hiệu đèn giao thông.Có phản
ứng đúng với tín hiệu giao thông.
- Xác định vị trí của đèn giao thông ở những phố có đường giao nhau, gần ngã ba, ngã tư,
đi theo đúng tín hiệu giao thông để bảo đảm an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phóng to tranh 1, 2, 3 SGK
II / NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tiết 1:
Hoạt đông 1 : Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông.
- Cho HS quan sát tranh 1, tranh 2
- Yêu cầu thảo luận có mấy loại đèn giao thông và
mỗi loại đèn đó để làm gì?
* Kết luận:
- HS nắm đèn tín hiệu giao thông đặt ở những nơi có
đường giao nhau gồm 3 màu.
- Có 2 loại đèn tín hiệu đèn tín hiệu dành cho các
loại xe và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
- Loại đèn có 3 hình tròn: màu đỏ, màu vàng, màu

xanh
- Loại đèn có hình người màu đỏ, màu xanh
Hoạt động 2: Nêu vị trí của đèn tín hiệu giao

- Quan sát
- Thảo luận
- Trình bày
- Bổ sung
4
thông và tác dụng
Yêu cầu các nhóm thảoluận:
- Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu? Đèn tín
hiệu có mấy màu ?
- Thứ tự các màu như thế nào ? Mỗi màu có tác
dụng gì?
* Kết luận:
+ Gv giơ tấm bìa có vẽ màu đỏ, vàng, xanh và 1 tấm
bìa có hình đứng màu đỏ, 1 tấm bìa có hình người đi
màu xanh cho hs phân biệt.
- Loại đèn tín hiệu dành cho các loại xe: Đèn
đỏ sáng lên là xe đứng lại trước vạch, đèn
vàng là chuẩn bị, đèn xanh là đi .
- Loại đèn tín hiệu nào dành cho người đi bộ:
Hình người màu xanh là đi qua đường và đi
vào vạch qui định, hình người màu đỏ là
không được đi qua đường.
Tiết 2:
Hoạt động 3 :Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ.
+ Yêu cầu trả lời các câu hỏi ?
- Khi có tín hiệu đèn đỏ xe và người đi bộ phải làm

gì ?
- Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn để làm gì ?
- Điều gì có thể sảy ra nếu không đi theo hiệu lệnh
của đèn ?
+ Gv phổ biến cách chơi theo nhóm :
Hô : Tín hiệu đèn xanh hs quay hai tay xung quanh
nhau như xe cộ đang đi trên đường.
- Đèn vàng hai tay chạy chậm như xe giảm tốc
độ.
- Đèn đỏ hai tay tất cả phải dừng lại
V-CỦNG CỐ:
- Có mấy loại đèn tín hiệu giao thông?
- Khi thấy đèn đỏ sáng lên thì xe phải làm gì?
- Khi thấy đèn hình người màu xanh sáng lên thì
người đi bộ thế nào?
Kết luận chung:
- Đèn tín hiệu giao thông được đặt bên phải người đi
đường, ở nơi gần đường giao nhau.
- Phải đi theo tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an
toàn cho mình và mọi người.
-Học sinh thảo luận nhóm trả lời
- Nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe

-HS trả lời.
.
- Các nhóm thực hiện.
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe.
5

Bài 4: ĐI BỘ AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (2 tiết)
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức
Biết những quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố.
- Đi bộ trên vĩa hè hoặc đi sát mép đường( nơi không có vĩa hè).
- Không chơi, đùa dưới lòng đường.
- Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.
2/ Kỷ năng:
- Xác định được những nơi an toàn để chơi và đi bộ ( Trên đường phố gần nhà , gần
trường ).
- Biết chọn cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường đi.
3/ Thái độ:
Chấp hành quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố.
II/ CÁC NỘI DUNG CHÍNH: TIẾT 1
Hoạt động 1: Trò chơi đi trên sa bàn
GV giới thiệu
- Cho HS quan sát trên sa bàn ( Hoặc trên hình vẽ ) thể hiện một ngã tư đường phố.
- GV yêu cầu 1 nhóm 4 HS, giao cho mỗi em phụ trách 1 PTGT.
+ GV gợi ý bằng các câu hỏi để HS đặt hình vào đúng vị trí.
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

+ Xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ở đâu
+ Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải
đi ở đâu ?
+ Trẻ em có được chơi, đùa đi bộ dưới lòng
đường không ?
+ Người lớn và trẻ em cần phải qua đường ở
chỗ nào ?
+ Trẻ em khi qua đường cần phải làm gì ?
+ Đường nông thôn em phải đi như thế nào?


+ Dưới lòng đường
+ Đi trên vỉa hè bên phải nếu đường không
có viả đi sát mép đường
+ Không
+ Nơi có vạch đi bộ qua đường
+ Nắm tay người lớn
+ Đi sát lề đường phía tay phải của mình

Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai
GV chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân để chia thành đường đi và hai vỉa hè,
yêu cầu một số HS đứng làm người bán hàng, hay dựng xe máy trên vỉa hè để ngây cản trở
cho việc đi lại, hai HS ( 1 HS đóng làm người lớn ) nắm tay nhau và đi trên vỉa hè bị lấn chiếm
- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận xem làm thế nào để người lớn và bạn nhỏ đó có thể đi bộ
trên vỉa hè bị lấn chiếm
6
* Kết Luận: Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua được thì người đi bộ đi xuống lòng đường
nhưng cần đi sát vỉa hè hoặc nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.
Hoạt động 3: TIẾT 2
Mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Khi đi bộ trên đường phố em phải đi như thế nào là an toàn?
+ Khi đi bộ trên đường nông thôn em phải đi như thế nào là an toàn?
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

- Trẻ em đi bộ, chơi đùa dưới lòng đường
thi nguy hiểm như thế nào ? (N1)
- Khi qua đường, trẻ em cần phải làm gì
để đảm bảo an toàn cho mình ? (N2)
- Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em
cần phải chọn cách đi như thế nào ? (N3)


- Dể bị xe máy, ô tô đâm vào
- Đi cùng và nắm tay người lớn, quan sát
trước khi bước xuống đường
- Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa
hè và quan sát xe cộ
* Củng cố, dặn dò: Khi đi trên đường các em nhớ nắm tay bố, mẹ hoặc anh chị.

Bài 5: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN (2 tiết)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường
2/ kỷ năng: Biết nắm tay người lớn khi qua đường
3/ Thái độ: Chỉ qua đường khi có ngươpì lớn dắt tay và qua đường nơi có vạch đi bộ qua
đường.
II/ Các hoạt động chính: TIẾT 1

Hoạt động 1: Quan sát đường phố
GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các em xếp hàng, năm tay nhau đi đến địa điểm GV đã
chọn để quan sát. Khi đến nơi, yêu cầu HS đứng trong vị trí quy định để quan sát đường phố.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Đường phố rộng hay hẹp ?
- Đường phố có vỉa hè không ?
- Em thấy người đi bộ đi ở đâu ?
- Các loại xe chạy ở đâu ?
- Em có thể nghe thấy những tiếng động gì ?

Sau khi HS trả lời
- Đường phố rộng
- Đường phố có vỉa hè

- Đi trên vỉa hè
- Chạy dưới lòng đường
- Tiếng động cơ nổ, tiếng xe máy…
GV bổ sung
7
* Kết luận: Khi đi ra đường phố có nhiều người và các loại xe đi lại, để đảm bảo an toàn các
em cần:
- Không đi một mình mà phải đi với người lớn phải năm tay người lớn đi qua đường
- Phải đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường
- Nhìn đèn xanh mới được đi
- Quan sát xe cộ trước khi qua đường
- không chơi đùa dưới lòng đường
TIẾT 2:
Hoạt động 2: Thực hành đi qua đường
- GV chia nhóm ( 2 em làm 1 nhóm ) , 1 em đóng vai người lớn , 1 em đóng vai trẻ em, dắt
tay đi qua đường
- Chọn vài cặp lần lượt đi qua đường. Các em khác nhận xét: Có nhìn tín hiệu đèn không,
cách cầm tay cách đi.
* Kết luận: Chúng ta cần làm đúng những quy định khi qua đường.
Hoạt động 3: Củng cố
HĐGV HĐHS
- Khi đi ra đường phố các em đi với ai ?
Đi ở đâu ?
- Khi đi qua đường các em cần phải làm
gì ?
- Khi đi qua đường cần đi ở đâu ?
Vào khi nào ?
- Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em
cần phải làm gì ?
- Đối với người lớn đi trên vỉa hè

- Nắm tay người lớn nhìn tín hiệu đèn

- Đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường, khi tín
hiệu đèn " có hình người " màu xanh

- Đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát
vỉa hè.
Bài 6 NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY (2 tiết)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Biết những quy định về an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy
2/ Kỷ năng: Thực hiện đúng trình tự an toàn khi lên xuống và đi xe đạp xe máy
3/ Thái độ: Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi lên xuống xe, biết
bám chắc người ngồi đằng trước
II/ Các hoạt động chính: TIẾT 1

Hoạt động 1: Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp xe máy.
8
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

- Hằng ngày các em đến trường bằng phương
tiện gi ?
- Ngồi trên xe máy có đội mũ không ? Đội
mũ gì ?
- Tại sao phải đội mũ bảo hiểm ?
- Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào?
Ngồi đúng hay sai ?
- Nếu ngồi sau xe máy em sẽ ngồi như thế
nào ?

- HS nhìn tranh trả lời

- Có đội mũ, mũ bảo hiểm
- Để đảm bảo an toàn
- HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi
III/ Kết luận: Để đảm bảo an toàn
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy
- Hai tay phải bám chắc người ngồi trước
- Quan sát cẩn thận trước khi lên xuống xe.
TIÊT 2:
HOẠT ĐỘNG 1
- Thực hành trình tự lên, xuống xe máy
- GV chon vị trí ở sân trường và sử dụng xe đạp, xe máy thật để hướng dẫn HS thứ tự các
hoạt động tác an toàn khi lên xuống và ngồi trên xe
- GV ngồi trên xe máy, gọi 1 HS đến ngồi phía sau yêu cầu Hs nhớ lại các động tác an toàn
khi ngồi trên xe. Nếu HS trả lời không đầy đủ hoặc sai thứ tự , GV nhắc lại để HS cả lớp ghi
nhớ
* Kết luận: Lên xe đạp, xe máy và xuống theo đúng trình tự an toàn.
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành đội mũ bảo hiểm.
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

- GV làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm đúng
thao tác
- GV kiểm tra giúp đở những HS đội chua
đúng, khen ngợi những HS đội mũ đúng

- Chia mỗi nhóm 3 em để thực hành
- 1 em thực hành, 2 em quan sát, nhận xét
* Kết luận: Thực hành đúng 4 bước:
- Phân biệt phía trước và sau mũ
- Đội mũ ngay ngắn, vành mũ sát trên lông mày
- kéo 2 nút điều chỉnh dây mũ năm sát dưới tai, sao cho dây mũ sát hai bên má

- Cài khoá mũ, kéo dây vừa khít vào cổ
** Củng cố:
9
- 2 HS lên trước lớp diễn lại thao tác đội mũ bảo hiểm
- Vài HS thực hiện các trình tự ngồi trên xe đạp, xe máy.

10

×