An toàn giao thông - Lớp 1
BÀI 1: NGUY HIỂM VÀ AN TOÀN
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn ở nhà, ở
trường và khi đi trên đường.
2. Kỹ năng
Kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình
huống an toàn và không an toàn.
3. Thái độ
Tránh chơi những trò chơi nguy hiểm.
Chơi những trò chơi an toàn ở những nơi an tòan.
B. Đồ dùng dạy học
Thẻ xanh, đỏ.
C. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tình huống an toàn và không an
toàn.
Yêu cầu học sinh nhớ và nêu lại
những tình huống an toàn và không an
toàn.
HĐ2: Giáo viên nêu các tình huống, nếu
đó là tình huống an toàn học sinh đưa thẻ
xanh, là tình huống không an toàn học
sinh đưa thẻ đỏ.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải
thích vì sao ở một số tình huống.
Học sinh nêu:
• Chơi với kéo, dao, chạy xô
đẩy nhau...
• Chơi búp bê, chơi xếp hình,
chơi ô quan...
1
An toàn giao thông - Lớp 1
BÀI 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
A. Mục tiêu
• Nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường học. Nêu đặc điểm
các đường này.
• Mô tả con đường nơi em ở.
• Không chơi trên đường phố và đi bộ dưới lòng đường.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GIỚI THIỆU ĐƯỜNG PHỐ
Học sinh nhớ tên đường phố nơi em sống
và nơi trường học. Nêu một số đặc điểm của
đường phố. Nhận biết những âm thanh trên
đường phố.
• Yêu cầu học sinh nói tên đường phố
nơi em ở. Nêu đặc điểm của đường phố
(rộng, hẹp, có vỉa hè không? có nhiều
xe hay ít xe qua lại?).
• Trường học chúng ta ở đường nào?
Đường có nhiều xe qua lại không?
• Khi đi trên đường em nghe những âm
thanh gì?
• Chơi đùa trên đường phố có được
không? Vì sao?
Giáo viên kết luận : Mỗi đường phố đều có
tên. Có đường rộng đường hẹp, có đường
đông xe qua lại, có đường ít, có thể có vỉa hè.
Thảo luận nhóm đôi.
Các nhóm trình bày.
1 HS hỏi – 1 HS trả lời.
Cá nhân trả lời.
Tiếng xe chạy, tiếng còi xe...
2
An toàn giao thông - Lớp 1
BÀI 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ (tt)
A. Mục tiêu
Học sinh nêu được đặc điểm chung của đường phố.
Nhận biết được đường hai chiều.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh, ảnh về đường phố.
C. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
• Nêu sự khác biệt giữa lòng đường và
vỉa hè.
• Kể tên con đường em đã đi qua, đường
đó có vỉa hè hay không?
2. Bài mới
• Y/c học sinh quan sát tranh và cho biết
đường trong tranh là loại đường gì?
(trải nhựa, bê tông, đất đá).
• Quan sát tranh và cho biết hai bên
đường có những gì?
• Xe cộ đi từ phía nào tới?
Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh đường
ngỏ hẹp và yêu cầu chỉ đặc điểm khác với
đường phố.
Giáo viên kết luận.
Thảo luận nhóm đôi.
Học sinh chỉ tranh.
3
An toàn giao thông - Lớp 1
Pokemon 3: KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
A. Mục tiêu
Học sinh nhận biết được tác hại của việc chơi đùa trên đường phố.
Biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn.
Có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
B. Đồ dùng dạy học
Sách Pokemon
Đĩa hình Pokemon (5:30)
C. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kể chuyện
GV yêu cầu học sinh đọc câu chuyện
trang 10 sách Pokemon.
Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện.
GV kể lại câu chuyện.
• Bo và Huy chơi trò gì? Ở đâu?
• Chuyện gì xảy ra?
• Thái độ của Huy và Bo ra sao?
• Em nhận xét gì về hành động của
các bạn?
Nguy hiểm như thế nào?
GVKL: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi
nhớ.
Họat động 2: Xem băng hình (5:05)
• GV cho học sinh xem phần 1.
• Đoạn phim quay cảnh ở đâu? Vào
lúc nào?
• Các bạn học sinh ra về như thế
nào?
Học sinh đọc truyện.
3 – 4 học sinh kể.
• Chơi đá bóng ở vỉa hè.
• Bo đá mạnh, bóng bay xuống
lòng đường. Huy lao xuống lòng
đường nhặt bóng gặp ô tô đi đến
suýt va vào Huy.
• Huy run sợ, ngồi bệt xuống đất.
Bo: hết hồn vì sợ.
• Chơi bóng ở vỉa hè là không tốt
vì có thể gây nguy hiểm cho
mình và cho người khác.
• Cảnh ở cổng trường vào lúc tan
học.
• Các bạn chạy ào ạt từ sân trường
ra cổng, 2 bạn trêu đùa nhau trên
đường.
4
An toàn giao thông - Lớp 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
• Điều gì xảy ra khi các bạn chạy đùa
trên đường?
• Em nhận xét gì về hành động của
các bạn?
• Chuyện gì xảy ra khi người đi xe
máy không phanh kịp?
• Qua đoạn phim em rút ra bài học
gì?
GV mở phim cho hs xem tiếp phần 2.
Củng cố: Cho hs sắm vai diễn lại cảnh
trong đoạn phim vừa xem.
Dặn dò: Không được chơi đùa trên vỉa
hè, lòng đường. Chơi ở những
nơi an toàn như: sân nhà, sân
trường, công viên. Khi ra về
phải trật tự.
• Bạn bị ngã, suýt bị xe máy va
phải.
• Các bạn mất trật tự khi tan học,
chạy đùa trên phố như thế nguy
hiểm.
• Khi tan học phải trật tự, không
được nô đùa trên đường.
5