Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài làm triển vọng tiền châu Á ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.86 KB, 5 trang )

2. Những gì mà Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung học tập được
và có thể áp dụng mô hình này hay không?(triển vọng có thể hình thành
nên loại tiền chung châu Á?)
2.1 Châu Á học tập được = bài học kinh nghiệm (đã có ở phần 1 không nên
cho phần này vào)
2.2 Triển vọng hình thành đồng tiền chung châu Á
- Tình hình kinh tế chung châu Á
Qua nhiều thăng trầm của lịch sử kinh tế thế giới, Mỹ và Nhật Bản vẫn là
những nước đứng đầu thế giới về kinh tế, thấy được rằng kinh tế châu Á có vai trò
to lớn trong phát triển kinh tế thế giới. Bước sang thế kỷ 21, Trung Quốc và một số
nước khác như Hàn Quốc, Singapore… đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn
thế giới. Đặc biệt là Trung Quốc – sự phát triển không ngừng, đang ngày càng
vươn xa chiếm lĩnh thị trường thế giới khiến các nước trong khu vực cũng như
toàn cầu cần xem xét sự ảnh hưởng lớn mạnh của nó.
Nền kinh tế châu Á đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường
quốc tế. Việc thống nhất, kết hợp phát triển kinh tế toàn khu vực trở lên cần thiết
hơn, việc thành lập đưa ra một đồng tiền chung châu Á được quan tâm nhiều hơn,
nhất là sau khi thấy được giá trị đồng tiền chung châu Âu đã thúc đẩy kinh tế các
nước liên minh châu Âu gia tăng đáng kể.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, châu Á, không kể Nhật Bản,
trong năm năm sẽ đạt kỷ lục tăng trưởng trung bình 8,6%. Đây là mức cao nhất
trong hai mươi năm qua. Với đà này, đến năm 2030, châu Á cung cấp đến một nửa
GDP toàn cầu. Trong khi đó, vào giữa thế kỷ XX, tỷ lệ này mới chỉ là 1/5.
Nghiên cứu của OECD công bố cũng nhấn mạnh: Chỉ trong năm năm sắp tới, đà
vươn lên của các nước chậm phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, sẽ làm nhiều
nước phương Tây lo ngại.
Vào năm 2004, tổng sản phẩm của các nước thành viên OECD tương đương
với hơn 77% GDP toàn cầu, đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn chưa đầy 66%. Trong
cùng thời kỳ, tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc nhảy vọt từ 7 - 11%. Khủng
hoảng tài chính mở màn từ năm 2008 cho thấy rõ châu Á ngày càng trở thành trọng
tâm kinh tế của thế giới.


Trung Quốc là đầu tàu kinh tế của châu Á. Ngay cả trong giai đoạn đen tối nhất
của cơn bão tài chính vừa qua, Trung Quốc vẫn duy trì tỷ lệ tăng trưởng 9% trong
năm 2008 và gần 10% vào năm ngoái nhờ chính sách kích cầu quy mô 4.000 tỷ
nhân dân tệ và chủ trương nới lỏng tín dụng hỗ trợ tiêu thụ và đầu tư.
Một dấu hiệu khác chứng minh cho đà vươn lên của các nền kinh tế châu Á là hiện
nay, mua cổ phiếu của các DN châu Á bảo đảm có được lãi suất cao nhất.
Theo bảng xếp hạng vừa được Văn phòng tư vấn BCG Consulting thông báo, đầu
tháng Chín này, mười tập đoàn đang đem lại lợi nhuận cao nhất cho cổ đông trên
thế giới đều là các công ty lớn của Á châu, trong số đó có năm tập đoàn Trung
Quốc và hai có trụ sở tại Hồng Kông. Trong số mười DN hàng đầu nói trên không
hề có một tập đoàn nào của phương Tây.
Đáng chú ý hơn nữa là trường hợp tập đoàn viễn thông Trung Quốc Tencent: Vào
cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2009, cổ phiếu của tập đoàn này
vẫn mang về hơn 106% tiền lời cho cổ đông một năm. Để so sánh, trong cùng thời
kỳ, nếu mua cổ phiếu của Tập đoàn Apple thì lợi nhuận chỉ là 47%.
Theo giám đốc BCG Consulting tại Paris Jérôme Hervé, điều này chứng tỏ các DN
ở châu Á đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên bàn cờ kinh tế và công
nghiệp của thế giới.
Về mặt khách quan, các nuớc châu Á cũng đang có một số thuận lợi lớn cho sự
hợp nhất về tài chính trong khu vực. Đó là đa số các nền kinh tế đang lên trong khu
vực này đều tăng trưởng tốt và dự kiến đạt mức bình quân 7% trong năm nay.
Nguồn dự trữ ngoại hối cũng vững mạnh và đang có chiều hướng tăng lên (hiện
nay đã vượt con số 2.000 tỉ đô-la Mỹ). Mua bán giữa nội bộ các nước Hàn Quốc,
Nhật và Trung Quốc hiện chiếm hơn một phần ba tổng kim ngạch mua bán của
từng nước này.
Kinh tế châu Á đang ngày càng phát triển một cách sâu rộng, việc hình thành một
tổ chức tín dụng chung sẽ là tiền đề cho việc thành lập đồng tiền chung châu Á.
- Sự cần thiết của đồng tiền chung châu Á
Kể từ năm 1997, các nước châu Á liên tục hợp tác chặt chẽ về kinh tế - tài chính
hòa nhập và đến năm 2000 đã tiến tới Hiệp định trao đổi tiền tệ giữa nhóm

ASEAN+3.
Cơ chế này quy định rõ, các bên sẽ cung cấp nguồn vốn ngắn hạn để giải quyết
những rủi ro mang tính lưu động, qua đó bảo vệ các đồng tiền trong khu vực và lập
ra một hệ thống báo động sớm để giám sát các nguồn vốn ngắn hạn.
Năm 2003, cha đẻ của đồng euro cũng đưa ra kiến nghị xây dựng một đồng tiền
chung cho châu Á, cùng sử dụng song song với đồng tiền hiện tại của các nước
trong khu vực.
Ý tưởng xây dựng kho dự trữ ngoại hối của châu Á lại được đưa ra trên cơ
sở Hiệp định trao đổi tiền tệ. Cuối năm 2009, ba quốc gia gồm Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc đã cùng với Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) ký thỏa
thuận xây dựng Quỹ khẩn cấp với số vốn 120 tỷ USD, theo đó các nước tham gia
thỏa thuận có thể sử dụng quỹ này khi tình hình ngoại hối căng thẳng.
Trung Quốc và Nhật Bản, mỗi nước sẽ đóng góp 32%, tương đương 38,4 tỷ USD;
Hàn Quốc góp 16%, 10 nước khối ASEAN góp 20%. Đây là cơ chế hợp tác chế độ
hóa tài chính đầu tiên của châu Á và các bên tham gia Hiệp định có quyền quy đổi
đồng nội tệ với USD của quỹ. Trong trường hợp nổ ra khủng hoảng tài chính, quỹ
này sẽ giúp đảm bảo tính lưu động của đồng USD.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ bằng đồng USD dần bị
phân tán, trong khi đồng euro và yen Nhật đã trở thành một trong những đồng tiền
đáng tin cậy cho các nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của kinh tế
châu Âu và Nhật Bản bị suy giảm nên USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất.
Lúc này, vấn đề hình thành đồng tiền chung châu Á lại được các nước trong khu
vực đặc biệt quan tâm. Câu hỏi được đặt ra là liệu đồng tiền chung châu Á có thể
trở thành một loại tiền tệ thực sự và lúc nào mới có thể ra đời?
Để bình ổn và thúc đẩy kinh tế các nước châu Á phát triển, việc hình thành
đồng tiền chung sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp đó. Giảm bớt sự phụ
thuộc vào đồng USD, gia tăng tính tự lập khi kinh tế châu Âu, Mỹ có biến động, sự
ra đời của đồng tiền châu Á càng trở lên cần thiết.
Một đồng tiền chung châu Á rõ ràng sẽ đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy kinh tế
châu Á phát triển và củng cố thêm quá trình liên kết kinh tế châu Á, phù hợp với

trào lưu toàn cầu hóa. Tại hội nghị cấp cao Đông Á ở Malaysia vừa qua, đồng
ACU là một trong những chủ đề kinh tế được thảo luận nhiều và sâu.
Hơn nữa, với sự lớn mạnh của Trung Quốc, Hàn Quốc… cùng với Nhật Bản đã có
sẵn ưu thế, châu Á đang được đánh giá là khu vực kinh tế quan trọng của thế giới,
ngày càng phát triển đem lại lượng lợi nhuận lớn, việc cho ra đời một loại tiền
thống nhất dùng cho cả khu vực châu Á chỉ là điều sớm muộn.
- Thách thức hình thành loại tiền chung châu Á
Tuy nhiên quá trình hình thành và đưa vào sử dụng đồng ACU cũng sẽ gặp một
số khó khăn
Thứ nhất, so với châu Âu, trình độ phát triển kinh tế các nước châu Á chênh lệch
sâu hơn, xem xét trên các mặt GNP, GDP tính theo đầu người, kim ngạch thương
mại, khả năng chuyển đổi của đồng tiền từng quốc gia, dòng chảy của tư bản…
Trong khi châu Á có những nền kinh tế khổng lồ như Nhật, Trung Quốc… thì lại
có những nước kinh tế quá nhỏ, lạc hậu như Lào, Campuchia.
Thứ hai là vấn đề đặt mệnh giá cho ACU, hiện nhiều nước cho rằng tạm lấy tỷ giá
1 ACU = 1 euro. Nhưng còn nhiều tranh cãi giữa các nước về giá trị của đồng tiền
châu Âu và đồng tiền chung châu Á.
Khó khăn khác là các nước chưa nhất trí về thời gian biểu để phát hành đồng
ACU. Các nước mới đạt được sự đồng thuận về việc giai đoạn 1 phát hành ACU
tại các nước ASEAN, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và chưa nhất trí trong giai
đoạn 2 đồng ACU có được sử dụng tại Australia, New Zealand và Ấn Độ hay
không.
- Triển vọng hình thành đồng tiền chung châu Á
Qua các phân tích của chuyên gia kinh tế, việc hình thành đồng tiền chung châu
Á còn gặp nhiều khó khăn và bàn cãi, đến thời điểm này viêc đưa ra quyết định khi
nào phát hành đồng tiền chung châu Á vẫn chưa được sự nhất trí của tất cả các
thành viên.
Cuộc thảo luận về việc hợp nhất đơn vị tiền tệ châu Á sẽ luôn ở thế phòng thủ hơn
là tấn công. Xét về mặt nào đó, một vài quỹ như Quỹ Tiền tệ châu Á có thể sẽ bảo
vệ các đơn vị tiền tệ yếu hơn khỏi việc đầu cơ tích trữ hay bất ổn định. Do vậy việc

đạt được thỏa thuận không phải là điều gấp gáp. Tuy nhiên, những vấn đề của đồng
euro đã làm cho việc hợp nhất châu Á trở nên cần thiết hơn.
Hơn nữa vào thập kỷ trước, sự khác biệt về thu nhập giữa các nước đã bắt
đầu thu hẹp lại. Sự chững lại của Nhật Bản, cùng với đà đi lên của Trung Quốc, Ấn
Độ, các nước vùng vịnh và một số nước Đông Á khác, các quốc gia châu Á đang
ngày một đồng đều hơn. Nếu như 10 năm trước, Nhật Bản là quốc gia tiên tiến duy
nhất ở châu Á, thì ngày nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng đã là thành viên
của G-20. 7 trên tổng số 15 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới nằm ở châu Á-
Thái Bình Dương.
Ngoài ra, tỷ giá đồng nhân dân tệ được điều chỉnh theo hướng linh hoạt và
sự tăng giá của các đơn vị tiền tệ châu Á trong những tháng gần đây chỉ ra rằng thị
trường tài chính đang chuyển trọng tâm kinh tế sang các nước phương Đông. Châu
Á cũng sẽ nhận được nhiều dòng tiền nóng và sẽ phải đối mặt với sức ép như
những gì đã diễn ra với Đông Á đầu những năm 90, ngay trước cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á.
Có lẽ giai đoạn tiếp theo của việc hợp nhất tài chính châu Á sẽ được thúc đẩy một
cách ít chính thức hơn và hướng đến thị trường nhiều hơn thông qua việc gỡ bỏ các
rào cản đối với việc hợp nhất các thể chế tài chính trong khu vực. Cho phép nhiều
thể chế cùng tham gia vào thị trường nội địa của nhau cũng sẽ là một bước tiến
vững chắc hướng đến việc hợp nhất khu vực.
KẾT LUẬN: Với tiềm lực tài chính cũng như sự lớn mạnh của các nền kinh tế
riêng lẻ trong khu vực châu Á, việc hình thành tổ chức Quỹ tiền tệ châu Á đã và sẽ
là tiền đề tạo ra sự ra đời chính thức của đồng tiền chung châu Á. Tuy nhiên, để
làm được điều đó cần có sự thống nhất, liên kết không chỉ về kinh tế mà còn các
vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị khác. Trong tương lai, đồng tiền chung châu Á sẽ
được ra đời, các tổ chức tài chính kinh tế, chính trị đứng đầu châu Á cần dự báo
cũng như phòng trừ các trường hợp xảy ra như với đồng tiền chung châu Âu, để
tạo ra môi trường phát triển toàn diện toàn khu vực châu Á.

×