Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dạy trẻ... "ba không" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.22 KB, 4 trang )

Dạy trẻ "ba không"


Một trong nghững điều
tốt đẹp mà các bậc cha
mẹ dạy cho con cái của
họ là biết khiêm tốn, biết
vui sướng trước một sự
việc nho nhỏ, biết quý
trọng các món quà không
phải vì đắt tiền mà vì
được tặng với tình cảm
yêu quý và chân thành.

Một đứa trẻ không cần những thứ xa xỉ. Về phương diện
này, việc dạy con trước hết là dạy chúng quy tắc”ba
không”.



1/ KHÔNG phải tất cả những gì trẻ trông thấy đều nhất
thiết phải trở thành sở hữu của nó.

2/KHÔNG phải mọi ý muốn của nó đều lập tức phải được
thực hiện.

3/Ðứa trẻ phải nghĩ KHÔNG chỉ tới bản thân nó, mà còn
tới những người khác trong gia đình.

Những điều trên khá phức tạp ở những gia đình chỉ có một
con. Phải làm cho đứa con hiểu rằng mặc dù chỉ có một


mình nó nhưng hoàn toàn không có nghĩa là mọi người
phải chiều theo những ý muốn oái oăm của nó. Có những
ông bố, bà mẹ nhịn ăn, nhịn mặc để cho đứa con muốn gì
được nấy, lớn lên đứa trẻ này sẽ trở nên ích kỷ.

Sẽ rất tốt nếu đứa trẻ sớm biết giá tiền của những đồ vật
quen thuộc nhất (đừng ngại cho trẻ đi mua hàng, có vậy
chúng mới hiểu rằng tất cả những gì chúng có đều phải trả
bằng tiền mà bố mẹ phải khó nhọc mới kiếm ra được).

Khi đứa trẻ đã biết cách chi tiêu (khoảng 10 tuổi), có thể
cho trẻ một ít tiền tiêu vặt,để tập thói quen quản lý kinh tế.
Thời kỳ đầu nên kiểm tra sự chi tiêu của con, có thể hỏi con
đã dùng tiền mua những thứ gì, có đủ tiền không và khuyên
con lập cuốn sổ chi tiêu.

Từ nhỏ, đứa trẻ cần biết giá trị những đồ vật dùng hàng
ngày, đồ chơi, sách vở, giấy bút Không nên để trẻ quen
với ý nghĩ đồ vật gì bị mất bị hỏng là tự nhiên mua được
cái khác ngay. Hỏng vật gì trẻ phải thấy tiếc. Khi dạy dỗ
con cái, phải dần dần loại bỏ bớt khuynh hướng ích kỷ tự
nhiên của chúng, khuyến khích chúng tự tay tạo nên các giá
trị và biết đem lại niềm vui cho mọi người.

Các bậc cha mẹ phải hiểu rằng, toàn bộ quá trình giáo dục
con cái hiểu biết về kinh tế phải đạt mục đích biết phân biệt
giá trị thực với giá trị giả. Nhờ vậy, chúng sẽ muốn tự
chúng tạo nên các giá trị chứ không phải chỉ tiêu xài, sau
này chúng sẽ vượt qua các gian truân trong cuộc đời một
cách dễ dàng hơn và có gặp khó khăn về tiền bạc, chúng sẽ

không thấy đó là một bi kịch không lối thoát.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×