Bồi dưỡng bằng thịt cóc - Nên không?
Gần đây, có nhiều người bị ngộ độc cóc
nặng, như vụ 3 người vừa ăn thịt “cậu
ông trời” đã phải nhập Trung tâm chống
độc BV Bạch Mai (Hà Nội), trong đó
một người tử vong. Một gia đình khác ở Cần Thơ mất cùng
lúc 2 đứa con cũng do ăn thịt cóc. Do phải bươn chải cuộc
sống, họ phải đành để đứa lớn nhất mới 10 tuổi trông đàn
em 4 đứa. Chúng tha thẩn chơi và bắt cóc về làm một bữa
thịnh soạn. Cả 5 chị em cùng san sẻ những miếng thịt cóc
ngon lành. Đứa chị thương em nên đã nhường phần ngon
và bổ nhất, theo nó, cho 2 đứa em nhỏ nhất, đó là “trứng và
gan cóc”. Đứa bé nhất chưa đầy 2 tuổi, bên nấm mộ khói
hương nghi ngút và những tiếng khóc than đớn đau của cha
mẹ, chị em, có cả đôi giày be bé mà trong cuộc đời nó chưa
từng được mang qua một lần.
VẬY THẬT SỰ, CÓC BỔ HAY ĐỘC?
Trước đây, cóc được biết như một thức ăn bổ cho trẻ
suy dinh dưỡng (SDD), còi xương trong dân gian.
Điều này cũng có cơ sở và được chứng minh bằng
kinh nghiệm cuộc sống, những trẻ SDD có khả năng
phục hồi tốt khi ăn thịt cóc. Từ đó, câu hỏi được đặt
ra là: phải chăng hàm lượng chất đạm trong thịt cóc
cao hơn những loại thịt khác?
Tới nay, câu hỏi này đã được các nhà khoa học
nghiên cứu định lượng hàm lượng protein và một số
yếu tố vi lượng (sắt, kẽm, natri, kali, calci, ma-nhê,
mangan). Kết quả cho thấy, hàm lượng đạm trong thịt
cóc (đã được sấy khô) khá cao, trong 100 g thịt cóc
có tới 53,16 g chất đạm, tuy vậy vẫn thấp hơn lượng
đạm trong thịt ếch, thịt heo, thịt gà và thịt bò sấy khô.
Nhưng điều gây bất ngờ nhất là hàm lượng vi chất
kẽm (Zn) vô cùng cao (9,75 mg%), gấp 4 lần so với
lượng kẽm chứa trong các loại thịt khác, và hàm
lượng sắt (Fe) cũng rất cao (65 mg%) cao gấp 11 lần
lượng sắt trong thịt heo nạc, gấp 7 lần trong thịt gà và
gấp 5 lần so với thịt bò - loại thịt được biết đến là thức
ăn giàu chất sắt và bổ máu nhất.
Như vậy, rõ ràng là thịt cóc đã tác động lên trẻ em
suy dinh dưỡng, thiếu protein - năng lượng.
NHỮNG ĐIỀU CÒN BÍ ẨN VỀ THỊT CÓC?
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng đã được chứng minh của
thịt cóc, người ta còn băn khoăn rất nhiều trước khi
sử dụng do tình trạng ngộ độc thịt cóc vẫn thường
xảy ra và rất thương tâm vì nạn nhân thường là trẻ
con - đối tượng được dành cho “phương thuốc bổ”
này. Có trường hợp ngộ độc do ăn phải thịt cóc, có
trường hợp do gan cóc, trứng cóc,... Vậy thật sự, độc
tố của cóc nằm ở đâu?
Theo các thầy thuốc Đông y, thời xa xưa người ta
không hề sử dụng phần được xem là có giá trị dinh
dưỡng trong cóc (thịt cóc) mà chỉ sử dụng mặt trái
“phản dinh dưỡng” - chính là độc tố của cóc để điều
chế nhiều loại thuốc khác nhau.
Người Trung Quốc đã điều chế lớp da khô của loài
cóc địa phương (có tên khoa học là Bufo Bufo
Gargarizans) thành bài thuốc Chan’su được dùng để
trị đau răng, viêm xoang và xuất huyết nướu răng.
Người Nhật cũng điều chế tương tự và đặt tên nó là
Senso. Những nhà hóa học người Đức đã chiết xuất
được chất Bufalin chuyên trị bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, những phương thuốc dân gian này cũng
khét tiếng là gây tử vong cho bệnh nhân vì giới hạn
giữa liều tác động và liều gây độc vô cùng mỏng
manh. Nhà soạn kịch lừng danh William Shakespeare
cũng thường tận dụng yếu tố 2 tác dụng của những
loại độc tố thiên nhiên để tạo thêm sự ly kỳ và bi kịch
cho những vở kịch của mình. Trong “Romeo và Juliet”
ông tạo tình tiết Juliet uống độc tố tetrodotoxin (có
trong cá nóc) để tạo cái chết giả, nhưng trong vở kịch
“Macbeth” ông lại sử dụng một độc tố bufotoxin được
chiết xuất từ cóc cho một cái chết giả.
VẬY, ĐỘC TỐ CÓC Ở ĐÂU?
Không phải ngẫu nhiên mà cóc được mệnh danh là
“cậu ông trời”. Cũng có giả thuyết cho rằng, sở dĩ
không có loài nào dám tấn công hay ăn thịt cóc là do
ghê sợ lớp da xù xì của nó. Nỗi sợ này có cơ sở vì
hầu như toàn bộ độc tố của cóc đều nằm ở da. Nơi
sản xuất độc tố chính là tuyến mang tai, thay vì có vai
trò là tuyến nước bọt như các loài khác, nó sản xuất
độc tố và thông thương với các tuyến trên da bằng
nhiều lỗ. Tuyến mang tai hình bầu dục và ở mỗi bên
cổ. Ngoài ra, cũng có nhiều tuyến tiết độc tố ở vị trí xa
thân mình hơn như ở chân, gối, mắt cá chân. Ngoài
lớp da, và các tuyến này, độc tố còn có ở gan và
trứng.
Toàn bộ trong nọc độc cóc có hơn 26 hỗn hợp chất
hóa học khác nhau, và không phải tất cả đều là chất
độc. Ở mỗi loài, hàm lượng của các thành phần này