Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những cách đơn giản để trò chuyện với trẻ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.64 KB, 6 trang )

Những cách đơn giản để trò
chuyện với trẻ


Nếu trẻ nói: "Con không
thích đi học một tý nào"
thì thay vì ép buộc "Con
phải đi học", bạn có thể
hỏi: "Con có chuyện gì
à?". Bạn hãy cho trẻ cơ
hội để giải thích dù rõ
ràng là trẻ sai.

Nhiều cha mẹ sau khi nói chuyện với con thường tự hỏi tại
sao bọn trẻ dường như không nghe mình nói. Trong những
lúc căng thẳng, họ không biết phải nói gì để chấm dứt việc
tranh luận.



Đôi khi nguồn gốc của tất cả những bất đồng này chỉ vì cha
mẹ không biết cách trả lời một câu hỏi khó. Trang Pbs.org
đưa ra cho bạn một vài gợi ý:

1. Dành thời gian lắng nghe con nói

Bạn hãy dành thời gian và chăm chú nghe con nói. Trong
lúc đó, hãy thể hiện cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe thông
qua giao tiếp bằng mắt hay cái nghiêng đầu.

Nếu bạn không thể nghe con nói chuyện vào lúc này thì có


thể nói: "Chúng ta hãy nói về vấn đề này sau một vài phút
nữa nhé, mẹ (ba) đang dở việc chút".

2. Nhắc lại những gì bạn đã nghe

Bạn hãy trình bày lại những gì trẻ vừa nói theo một cách
khác và xen vào những từ thể hiện cảm xúc của trẻ. Tuy
nhiên, bạn nên cẩn thận. Nếu trẻ đang giận dữ thì việc bạn
nói: "Con đang thực sự giận dữ và mất kiểm soát" có thể
khiến mọi chuyện trở nên căng thẳng hơn.

Bạn có thể hỏi những câu hỏi để có thêm thông tin, chẳng
hạn: "Con có thể nói cho mẹ nghe chính xác là đã có
chuyện gì?" và sau đó hỏi "Điều gì khiến con thấy buồn
nhất?".

Những câu hỏi này cho thấy bạn hiểu cảm xúc của con và
khuyến khích trẻ thổ lộ với bạn. Và dĩ nhiên, bạn sẽ có
thêm nhiều thông tin hơn và nhờ thế bạn vừa biết được
chuyện gì thực sự xảy ra và vừa hiểu được con đang nghĩ
gì.

3. Cân nhắc đến ý kiến của trẻ

Bạn hãy nhìn nhận vấn đề dưới con mắt của con. Bạn thừa
biết bản thân sẽ thấy như thế nào nếu ông chủ hay đồng
nghiệp nói với bạn rằng: "Điều đó thật nực cười" hoặc cố
gắng tỏ ra thích thứ mà bản thân biết rõ là ghét. Trẻ cũng sẽ
cảm thấy như thế khi nghe cha mẹ nói: "Con thực sự không
có ý đó chứ" hay "Mẹ không thể tin được là con lại nói như

thế".

Thay vào đó, bạn có thể nói: "Mẹ vui vì biết được điều
này" hoặc "Mẹ hiểu". Tại thời điểm này, đây là tất cả
những gì trẻ muốn được nghe.

Bạn cố gắng không phủ nhận những gì con nói ngay lập
tức, thậm chí ngay cả khi bạn biết là con sai. Hãy lắng nghe
con trước khi nói "không". Nếu trẻ nói: "Con không thích
đi học một tý nào" thì thay vì ép buộc "Con phải đi học",
bạn có thể hỏi: "Con có chuyện gì à?". Bạn hãy cho trẻ cơ
hội để giải thích dù rõ ràng là trẻ sai.

4. Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói "không"

Bạn hãy cho mình một phút để cân nhắc về những gì trẻ
hỏi. Thậm chí dù câu trả lời cuối cùng của bạn chắc chắn
vẫn là "không", thì bạn vẫn nên nói: "Hãy để mẹ suy nghĩ
về những gì con vừa nói và mẹ sẽ trả lời con sau".

Điều này giúp trẻ thấy rằng bạn thực sự lắng nghe con bởi
vì bạn đã suy nghĩ kỹ về ý kiến của trẻ. Bạn cũng có thể
chia sẻ cảm nghĩ của mình với con và cùng tìm ra cách giải
quyết.

5. Chấp nhận cảm xúc của trẻ

Hãy cho phép trẻ nói lên suy nghĩ của mình dù là tiêu cực,
bạn chỉ cần ở đó, không nói nhiều. Bạn không nên nói gì
động chạm đến tích cách của trẻ.


Nếu trẻ cư xử không tốt, thay vì nói: "Làm sao con dám nói
với mẹ như thế!", bạn có thể nói: "Con nói như thế là
không được". Bằng cách này, bạn không đánh đồng hành vi
với bản chất của trẻ. Bạn không hề muốn ngụ ý rằng về bản
chất con bạn xấu hay khiến con xấu hổ về suy nghĩ của
mình.

Bạn hãy nói cho con biết bạn nghĩ gì về cách cư xử của
con. Thực tế, đôi khi cảm xúc của bạn là hình thức xử phạt
tốt nhất nếu bạn không dùng nó để công kích trẻ. Bạn có
thể nói: "Mẹ thực sự rất thất vọng về những gì con đã làm"
hoặc "Việc con đã nói mẹ khiến mẹ thật sự buồn".

6. Cùng nhau nghĩ ra các cách giải quyết

Nếu trẻ muốn một thứ gì đó nhưng không thể có được, bạn
có thể khuyến khích con tưởng tượng về thứ mình muốn và
cùng nói về nó. Bạn có thể nói: "Mẹ cá là con muốn bà nội
ở đây bây giờ. Vậy bà làm gì cho con nào?". Và bạn có thể
thay mặt bà nội làm điều trẻ muốn nếu yêu cầu đó hợp lý
và có thể chấp nhận được.

Nếu trẻ nói: "Con ghét giờ học nhạc ở lớp vì thầy giáo rất
khó tính", khi ấy trước tiên bạn hãy hỏi con: "Điều gì con
không thích ở thầy nhất?", sau đó hỏi: "Con nghĩ thầy giáo
nên làm gì?". Chính cách trò chuyện như thế sẽ giúp bạn
tìm ra cách giải quyết.


×