Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

4 nguyên tắc "vàng" khi cho bé ăn hoa quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.5 KB, 4 trang )

Làm thế nào để tránh ngộ độc thực phẩm

(CAO) Các vụ ngộ độc thực phẩm gia đình thường xảy ra, có thể do rau xanh và hoa quả chưa
được rửa sạch. Sau đây là một vài lời khuyên để tránh nguy cơ từ thực phẩm nhiễm bẩn.
Bí quyết tránh nhiễm độc

- Không nên dùng chung thớt cho cả đồ ăn sống và chín
- Rửa sạch tay, và bề mặt tất cả các dụng cụ bếp cũng như các thực phẩm, rau xanh tươi sống
- Luôn rửa sạch các sản phẩm rau quả: Không cần biết là nguồn gốc nó từ đâu, nó có phải là sản
phẩm tự nhiên hay không, dù bạn có ăn nó trực tiếp cả vỏ hay gọt vỏ thì hãy nhớ phải rửa thật
sạch các loại rau xanh và hoa quả tươi đó
- Rửa rau dưới vòi nước sạch: Rửa các loại rau quả dưới vòi nước chảy và cọ nhẹ bề mặt rau
quả bằng một miếng bông hoặc bàn chải mềm là tốt nhất. Kể cả hoa quả bóc vỏ cũng cần được
rửa vì khi bóc chúng những ngón tay bạn có thể dính vi khuẩn và truyền sang phần thịt quả. Đặc
biệt là với rau xanh, cách tốt nhất là nên rửa rau dưới vòi nước chảy.
- Rửa kỹ hai tay bạn: Trước khi bốc hoặc chạm vào thức ăn hãy rửa tay thật sạch bằng nước ấm
và xà phòng.
- Giữ cho bếp luôn sạch: Luôn làm sạch thớt, các loại dao dĩa, đũa thìa, bề mặt bàn bếp, những
nơi thường có tiếp xúc với thức ăn sống. Nếu có thể bạn hãy dùng thớt và dao riêng cho thịt chín
và các đồ sống thì dùng cái khác.
- Giữ lạnh thực phẩm nếu chưa sử dụng ngay: để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn, bạn hãy
giữ thực phẩm trong tủ lạnh.
Ăn uống an toàn bên ngoài
- Khi ra ngoài ăn tiệm, dù là nhà hàng bình thường hay sang trọng, bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm
bệnh. Sự cảnh giác không bao giờ thừa.
Bạn có thể lưu ý khi gọi thức ăn. Với cà chua, được nấu ở nhiệt độ 62 độ C là an toàn cho tiêu
hóa và thịt là 66 độ C. Và khi gọi món thịt bò thì hãy lưu ý nhà hàng ít nhất phải làm nó chín tới
hoặc chỉ hơi tái, thịt gà và thịt lợn thì không nên ăn tái.
Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn E.coli và salmonella
Khuẩn Salmonella (một loại khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc) và vi khuẩn E.coli là hai loại
khuẩn nguy hiểm, chúng có trong phân của người và động vật. Chúng thường được tìm thấy trong


ruột của gia súc và có thể bị lan truyền sang các loại rau, hoa trái và cả thịt động vật trong quá
trình bón phân và do không rửa tay sạch. Nếu thịt không được nấu chín hoặc hoa quả, rau xanh
không được rửa sạch cẩn thận thì các loại vi khuẩn có thể còn lại trên bề mặt và gậy hậu quả đối
với đường ruột của con người.
Hầu hết các triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn E.coli và salmonella thường khó nhận thấy vì chúng
gần như khi bạn bị cúm hay ngộ độc thức ăn. Ngộ độc từ những loại vi khuẩn này có thể xảy ra
trong vòng 12h đến 72h sau khi ăn và biểu hiện là co thắt, đau đầu, sốt, đi ngoài, buồn nôn và
nôn. Nếu bạn thấy có triệu chứng nào trong số trên thì hãy nghĩ ngay có thể mình đã ăn phải thức
ăn nhiễm bẩn và phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Cách tốt nhất để tránh khỏi ngộ độc thức ăn nhiễm bẩn là bạn phải biết được mình đang ăn thứ gì
và nguồn gốc của nó từ đâu.
Ngoài ra hãy nhớ phải luôn rửa tay sạch, rửa các thực phẩm tươi sống và làm vệ sinh nhà bếp
trước và sau khi chế biến thức ăn sống.
Theo báo “Sức khỏe cộng đồng”
4 nguyên tắc "vàng" khi cho bé ăn hoa quả

Hoa quả là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé yêu, nhưng phải
ăn hoa quả như thế nào để đạt được những hiệu quả tối ưu nhất?
4 nguyên tắc lớn sau là những điều bạn cần chú ý khi cho bé ăn hoa quả.
Nguyên tắc 1: Thời điểm thích hợp
Hoa quả ngọt ngào, dễ ăn, phong phú hấp dẫn đại đa số con trẻ. Nhưng ăn ra sao và
vào lúc nào là việc các bà mẹ cần quan tâm.
Trong hoa quả có chất ngọt và cả chất chua, nhiều người quan niệm ăn hoa quả sẽ tốt
cho quá trình tiêu hóa. Đây là một nhận thức đúng, nhưng không toàn diện. Nếu để bé
ăn hoa quả không đúng lúc, bé sẽ không tiêu hóa được hết đồ ăn, dễ dẫn đến đầy hơi,
trướng khí, gây khó khăn cho đại tiện.
Mẹ nhớ, không cho bé ăn hoa quả trước bữa ăn, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa
ăn chính của bé. Sau khi bé ăn no, cũng không nên lập tức dùng hoa quả, dễ làm bé
đầy bụng và ép bộ máy tiêu hóa phải làm việc quá mức. Bên cạnh đó, trong vòng 1 giờ,
không nên để bé cùng ăn Sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi

gặp protein trong Sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé
hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn hoa quả, là khoảng thời gian giữa hai bữa ăn, hoặc sau
khi bé ngủ trưa dậy. Hoa quả có thể được coi là một loại thức ăn cho bữa ăn nhẹ. Bé
2,3 tháng tuổi nên cho uống nước hoa quả, bé từ 4 tháng tuổi trở lên có thể ăn, uống
sinh tố và hơn nữa là hoa quả dạng nguyên chất, tùy theo độ tuổi và bộ máy tiêu hóa
của bé.
Lựa chọn liều lượng thích hợp khi cho bé ăn hoa quả.
Nguyên tắc 2: Phù hợp với thể chất của bé
Hoa quả tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em, nhưng không có nghĩa là ăn càng
nhiều càng tốt. Mẹ phải chú ý đến thể trọng và khả năng tiêu hóa của bé. Những bé bị
tưa lưỡi, táo bón, thân nhiệt cao thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh, như lê,
dưa hấu, chuối, xoài Những loại quả này có thể giúp bé hạ sốt, giải tỏa nhiệt trong cơ
thể. Với những bé như vậy, không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ
khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
Nguyên tắc 3: Liều lượng thích hợp
Dưa hấu có tính giải nhiệt rất cao, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Khi trẻ bị
sốt, nhiệt miệng, sưng miệng, dưa hấu là loại hoa quả thích hợp nhất dành cho bé. Tuy
nhiên, không phải cứ ăn nhiều là tốt, đặc biệt là những bé có hệ tiêu hóa không tốt, dễ
dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, lạnh bụng. Mỗi lần ăn, nên cho bé ăn một lượng
từ 100 - 150g, mỗi ngày ăn 2 lần.
Hồng (hồng đỏ) là loại hoa quả mềm, thích hợp cho bé ăn. Tuy nhiên, trước, sau khi ăn
hồng, không nên cho bé ăn những thứ như khoai lang, cua do những chất này, nếu
cùng gặp nhau trong dạ dày dễ kết tủa thành những chất khó tiêu hóa, có thể khiến bé
bị táo bón. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, nếu những chất này không được đào thải ra
khỏi cơ thể, nằm lại trong cơ quan tiêu hóa có thể gây ra những hòn sỏi nhỏ gây tổn hại
đến sức khỏe, gây các triệu chứng như đau ngực, Nôn mửa
Chuối là loại quả có nhiều thịt, lành tính, có tác dụng nhuận tràng cao và thích hợp cho
nhiều bé. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, không để bé ăn quá nhiều chuối, nhất là
những bé thường bị lạnh bụng hay tiêu hóa không tốt, nếu không, có thể dẫn đến các

trường hợp như ghê miệng, buồn nôn, đau bụng Mẹ nên cho bé ăn mỗi lần chỉ 1 quả
chuối và 1 ngày chỉ nên ăn 2 lần.
Quả vải ngọt, dễ ăn nên nhiều bé rất thích. Tuy nhiên, ăn nhiều vải không chỉ khiến bé
đầy bụng, ảnh hưởng đến liều lượng bữa ăn chính, mà thậm chí còn khiến cơ thể không
thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ trái vải. Ăn nhiều vải cũng dễ dẫn đến ngộ độc.
Nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng như đột nhiên đau đầu, mặt tái, chân tay không
cử động được, mồ hôi ra nhiều phải lập tức đưa bé đến bệnh viện. Nếu để quá lâu,
những biểu hiện như tụt huyết áp, ngất, hôn mê thì nguy cơ tử vong là điều khó tránh
khỏi. Các bà mẹ hãy nhớ, trong vải có chứa một hợp chất, nếu dùng quá nhiều, có thể
khiến lượng đường trong máu hạ thấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm như trên.
Nguyên tắc 4: Hoa quả không thể thay thế rau
Giữa rau và hoa quả, hoa quả luôn hấp dẫn hơn. Vị ngọt trong hoa quả khiến bé ngon
miệng hơn, chất chua trong hoa quả có lợi cho tiêu hóa hơn. Với mẹ, cho bé ăn hoa quả
dễ hơn là dụ bé ăn rau. Tuy nhiên, nếu bé không chịu ăn rau, thì mẹ đừng nghĩ rằng,
ăn hoa quả có thể thay thế rau, và để bù lại lượng rau mà bé thiếu, mẹ để bé ăn gấp đôi
lượng hoa quả thường ngày.
Thứ nhất, ăn quá nhiều hoa quả vi phạm những nguyên tắc liều lượng thích hợp đã nêu
ở trên. Thứ 2, trong rau xanh chứa những dưỡng chất mà hoa quả không thể thay thế
hoặc bù đắp. Thiếu rau, cơ thể bé sẽ thiếu một số chất để phát triển một cách hoàn
thiện. Do đó, trong 1,2 ngày bé có thể dùng hoa quả thay rau xanh, nhưng về lâu dài,
hoa quả tuyệt đối không phải là đồ thay thế cho rau xanh.
Theo Eva

×