Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CHUYÊN ĐỀ ANH 8 KỲ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.88 KB, 2 trang )


CHUYÊN ĐỀ THÁNG 3:
TẠO TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

I/ Đặt vấn đề:
Trước thực tế học tập bộ môn Tiếng Anh trong học sinh hiện nay,hầu hết các em
ở thế thụ động , ít chịu khó suy nghĩ ,cứ cho rằng Tiếng Anh là khó học. Vì vậy mà các
em không tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học,cũng như việc chuẩn bị bài
trước ở nhà .Các em không phát huy được tính sáng tạo,khả năng tìm hiểu khám phá
những kiến thức mới mẽ trong từng bài học.
Vì vậy bắt buộc người thầy phải tìm cách đầu tư trong quá trình soạn giảng,biết
cách xây dựng các tình huống có vấn đề ,những câu hỏi nảy sinh trong quá trình giảng
dạy,hỏi từ cái đã biết đến cái chưa học,kích thích được tính tò mò của các em,làm các
em phải tìm tòi suy nghĩ và tìm câu trả lời qua các gợi ý của người thầy.
Đây là một vấn đề mà hầu hết trong các tiết dạy người thầy phải có sự chuẩn bị
trước khi lên lớp.
II/ Nội dung thực hiện:
- Tạo tình huống có vấn đề có thê xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của tiết dạy.
*Ví dụ:
+Trong phần giới thiệu một bài học mới,người thầy đặt ra một vài câu hỏi
có liên quan đến nội dung bài học để học sinh tự thảo luận hoặc các bài tập giải ô chữ
có từ liên quan đến từ gốc của bài mới mà trong lúc chuẩn bị bài ở nhà các em đã gặp-
lúc đó các em không còn ở thế bị động nửa mà kích thích các em tìm ra câu trả lời chính
xác.Bằng một số câu hỏi về thực tế xung quanh các em ,người thầy có thể dẫn dắt các
em đi vào bài mới .
Hoặc một số hoạt động trong phần khởi động như:
-Brainstorming
- Matching
- Shark Attack
- Jumbled work



+ Trong phần [pre] của các tiết học-chúng ta có thể đưa một số dạng bài tập
- T\Fstatement prediction.
- pre-questions
- gap fill
- dialogue prediction.
- guessing game

Riêng với việc d năng giao tiếp, giáo viên cần tạo ra những ví dụ tình huống
thực tế thường gặp đối với các em mà lâu nay các em chưa biết nói bằng Tiếng Anh
như thế nào.Chính tiết học đó sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc của mình.Các
mẫu câu mới sẽ trở nên hấp dẫn hơn nêú giáo viên giấu đi một số thông tin mà chỉ
hướng dẫn gợi mở để các em tự tìm tòi và hình thành nên cấu trúc để học
(Concept Check : MUFI trong các tiết dạy PPP)
Một việc không kém phần quan trọng đó là việc dặn dò ở cuối tiết học –qua
một tiết học các em sẽ đúc kết kiến thức mới và giáo viên có thể yêu cầu ,tạo ra một
vấn đề rộng hơn buộc các học sinh giỏi áp dụng và tìm ra câu trả lời
Việc hướng dẫn các em chuẩn bị bài mới ở nhà qua một số câu hỏi cũng tạo
ra cho các em có hướng,hứng thú tìm tòi để soạn bài đúng trọng tâm và đầy đủ hơn
III/Kết quả thực ngiệm:
Thao giảng: 1tiết - xếp loại :T {tháng2}
1tiết - xếp loại :T {tháng3}

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×