Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phương pháp rèn kỷ luật cho trẻ theo lứa tuổi (Phần 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.83 KB, 3 trang )

Phương pháp rèn kỷ luật cho trẻ
theo lứa tuổi (Phần 1)


Biện pháp kỷ luật nào
hiệu quả nhất với con khi
chúng cư xử không đúng
đắn? Các phương thức
xử lý cần thay đổi và
thích hợp với từng độ
tuổi của trẻ. Chuyên gia
tâm lý Susan Stiffelman
sẽ chia sẻ những lời
khuyên trong việc rèn luyện tư cách cho trẻ.

3 tố chất của người hướng dẫn

3 yếu tố làm cho trẻ đáp lại những cố gắng của bạn khi


hướng dẫn chúng là sự tham gia nhiệt tình, sâu sát, quyền
uy rõ ràng và khả năng xử lý sự thất bại có thể xảy ra khi
chúng phải làm thứ mà chúng không muốn.

Một đứa trẻ cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của những người
chăm sóc chính có sự gắn bó lâu dài và tin cậy. Một trong
những điều kiện tiên quyết để lôi kéo sự thiện chí hợp tác
của trẻ là đảm bảo miối quan hệ giữa bạn và chúng chặt
chẽ. Bà Susan Stiffelman cho biết không thể đánh giá thấp
tầm quan trọng của việc củng cố sự liên kết tình cảm với trẻ
vì nếu không chúng dễ có chiều hướng chống đối và không


tuân theo những yêu cầu của bạn.

Một yếu tố quan trọng khác trong việc rèn luyện kỷ luật
cho trẻ là làm cho chúng hiểu rõ rằng bạn có trách nhiệm
phải làm như vậy. Trẻ con dễ ỷ lại vào bất cứ ai thiếu tin
cậy và kém uy lực. Nếu bạn dàn xếp được với trẻ qua mọi
yêu cầu bạn đưa ra hoặc cố thuyết phục chúng cho phép
bạn thực hiện trách nhiệm, bạn sẽ vô tình thành người yếu
đuối và thất vọng.

Kiểm soát tâm trạng thất vọng
Cuối cùng, điều thiết yếu là bố mẹ giúp trẻ kiểm soát sự
thất vọng có thể xảy ra khi chúng phải làm những việc thực
sự không mấy thú vị. Trẻ con có xu hướng thích chơi càng
nhiều càng tốt nên khi phải dừng chơi game để làm bài tập
hay đi ngủ khi mọi người vẫn thức, chúng sẽ thấy chán nản.
Các bậc phụ huynh là những người cần hiểu làm cách nào
giúp trẻ vượt qua cảm giác thất vọng ấy tốt hơn để rèn
luyện kỷ luật cho chúng theo những cách không khiến con
giận dữ hay gây hấn.

Khi bạn đã lãnh trách nhiệm như một "thuyền trưởng"
trong cuộc sống của con, hãy giúp trẻ tìm hướng thoát khỏi
sự thất vọng và duy trì sự gắn bó mật thiết giữa bố mẹ và
con cái để trẻ dễ tiếp thu sự hướng dẫn và phương pháp rèn
luyện của bạn. Kể cả khi con không muốn đổ rác hay dừng
trêu chọc chú chó nhỏ, trẻ cũng sẽ dễ nghe lời khi bạn điềm
tĩnh và không xa rời chúng. (Còn tiếp)


×