SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - LỚP 9
HÀ NỘI
Năm học 2009-2010
Môn: Sinh học
Ngày thi : 31 - 3 - 2010
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu I
(3,5 điểm)
1. Một tập hợp các cá thể sinh vật được gọi là một quán thể khi nó thoả mãn các điều
kiện nào?
2. Hãy kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể. Trong các đặc trưng này, đặc trưng
nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Vì sao quần thể có biến động số lượng cá thể mà vẫn duy trì được trạng thái cân bằng
ổn định? Viết sơ đồ giải thích
3. Phân biệt mối quan hệ kí sinh - vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Trong
mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, nếu số lượng cá thể của quần thể loài ăn thịt và quần thể
con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau thì số lượng cá thể của quần thể nào được phục
hồi nhanh hơn? Vì sao?
Câu II
(2,5 điểm)
1. Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng mất cân bằng sinh thái?
2. Tại sao trong hệ sinh thái, năng lượng hóa học luôn mất đi sau mỗi mắt xích của
chuỗi thức ăn?
3. Quan sát một cây bầu đang thời kì trổ hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây, nhện
chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện.
a) Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn trên.
b) Trên ngọn cây bầu đó có nhiều rệp đang bám, quanh vùng rệp bám lại có nhiều kiến
đen. Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa cây bầu, bọ xít, nhện, tò vò, rệp và kiến đen.
Câu III
(2,5 điểm)
1 Cho 4 quá trình sau:
a) ADN ARN b) ARN ADN .
c) ADN ADN d) ARN Prôtêin.
Hãy gọi đúng tên mỗi quá trình này.
2. Nêu bản chất của mối quan hệ:
Gen mARN Prôtêin Tính trạng.
3. Trong hai phân tử ADN và ARN của tế bào thì phân tử nào bền vững hơn? Giải thích.
Câu IV
(2,0
điểm)
1. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Cho ví
dụ minh hoạ kết quả của mỗi phương pháp đó.
2. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn qua nhiều thế hệ lại dẫn đến thoái
hoá giống? Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hoá? Nêu vai trò của tự
thụ phấn bắt buộc trong chọn giống.
Câu V
(3,0 điểm)
1. Phân biệt đột biến và thể đột biến. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể,
dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Giải thích.
2. Viết sơ đồ hình thành thể dị bội nhiễm sắc thể giới tính ở người. Nêu hậu quả của
những thể dị bội này.
3. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở cà chua 2n=24. Hãy cho biết có bao nhiêu nhiễm sắc
thể được dự đoán ở tế bào sinh dưỡng của thể .
a) khuyết nhiễm. b) một nhiễm. c) ba nhiễm:.
d) bốn nhiễm. e) ba nhiễm kép. G) bốn nhiễm kép.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu VI
(3,0 điểm)
1. Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế và quá trình nào?
Vì sao sự ổn định của ADN chỉ có tính tương đối?
_
2. Cho hai bên M và N, mỗi bên đều có chiều dài là 1,02 micromet, tỉ lệ các loại
nuclêôtit
của hai bên này đều bằng nhau.
Trên mạch đơn 1 của gen M có tỉ lệ A
1
: T
1
: G
1
: X
1
= 1
.
2 : 3 : 4
Trên mạch đơn 2 của gen N có A
2
= 200 nuclêôtit, G
2
'=
800 nuclêôtit
Hãy xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên từng mạch đơn của gen M và gen N.
Câu VII
(3,5 điểm)
Cho hai cây cà chua thuần chủng chưa biết kiểu gen giao phấn với nhau được F
1
toàn cà
chua thân cao, quả đỏ. Cho F
1
tiếp tục giao phấn được F
2
có kết quả sau:
101 cây thân cao, quả vàng;
203 cây thân cao, quả đỏ;
103 cây thân thấp, quả đỏ.
Hãy giải thích kết quả, xác định kiểu gen các cây bố, mẹ và viết sơ đồ của phép lai trên.
Hết
( Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh: