Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ốm nghén, nguyên nhân, những thắc mắc, và điều trị docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.08 KB, 3 trang )

Ốm nghén, nguyên nhân, những thắc mắc, và
điều trị

Chứng ốm nghén đúng chuyên môn được gọi là chứng “buồn nôn và nôn mửa trong thai
kỳ”.Nhưng đôi khi buồn nônkhông phải luôn đi với chứng nôn mửa.Ở một số phụ nữ,
triệu chứng thường tồi tệ vào buổi sang và giảm dần trong ngày.



Các cơn buồn môn và nôn mửa có thể đến bất cứ lúc nào, với đa số phụ nữ, diễn ra cả
ngày dài. Mật độ các triệu chứng có thể thay đổi theo từng người.

Nói chung, việc này ảnh hưởng đến suốt ba tháng đầu trong thời kỳ mang thai. Có
khoảng phân nửa số phụ nữ mang thai chịu ảnh hưởng của cả chứng buồn nôn và nôn
nghén. Chứng buồn nôn thông thường bắt đầu tuần thứ 6 thời kỳ mang thai, nhưng cũng
có thể bắt đầu sớm lúc 4 tuần. Nó có khuynh hướng trở nên tồi tệ vào tháng tiếp theo.

Vào khoảng phân nửa số phụ nữ bị chứng buồn nôn trong quá trình mang thai cảm thấy
hoàn toàn giảm hẳn vào tuần thứ 14. Và đa số còn lại, phải mất thêm khoảng một tháng
chứng buồn nôn mới giảm nhẹ, mặc dù sau đó nó có thể quay lại, đến rồi đi suốt thời kỳ
mang thai. Rủi thay, một ít tỉ lệ số phụ nữ mang thai có những triệu chứng tiếp tục dai
dẳng đến ngày sinh.

Vì chứng ốm nghén rất phổ biến- và có vẻ kéo dài “chỉ” vài tháng- không có nghĩa là
không có thách thức. Ngay cả một trường hợp nhẹ của buồn nôn có thể làm bạn mòn mỏi,
và kết thúc các cơn buồn nôn và nôn mửa “theo ngày giờ” có thể làm bạn kiệt sức và
khốn khổ. Hãy nói với người chăm sóc bạn về các triệu chứng và những khả năng làm
giảm nhẹ

Chứng nghén nặng chiếm tỉ lệ khoảng 1% trên số phụ nữ có thai biểu thị đặc trưng bởi
biểu hiện của buồn nôn và nông mửa, xụt ký, nhiễm kiềm, hạ kali huyết và đôi khi rối


loạn điện giải,. Những trường hợp nhẹ thường được điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
và giảm acid. Rất nhiều trường hợp thường yêu cầu phải lưu lại bệnh viện để người mẹ
có thể đươc truyền dịch và dinh dưỡng.KHÔNG ĐƯỢC sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
để giải quyết vấn đề mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn nên liên lạc với người chăm sóc sức khỏe:

- Nếu bạn bị buồn nôn và nôn mửa quá nhiều mà không thể dung nạp thức ăn.
- Nếu nôn mửa đi kèm với đau và sốt
- Nếu buồn nôn và nôn mửa dai dẳng vào quý thứ hai của thai kỳ (tuần thứ 13)
Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa suốt thời kỳ mang thai?

Không ai biết chắc lý do buồn nôn suốt thời kỳ mang thai, nhưng có lẽ do một kết hợp
của nhiều thay đổi chất trong cơ thể. Vài nguyên nhân:

• Hormone gonadotropin màng đệm ở người (hCG): hóc môn này tăng nhanh chóng suốt
thời kỳ đầu mang thai. Không ai biết hCG góp phần vào chứng buồn nôn như thế nào,
nhưng nó là nghi ngờ đầu tiên bởi sự trùng hợp: chứng buồn nôn dường như đạt đỉnh
trong cùng thời gian với lượng hCG. Hơn nữa, những trường hợp trong đó phụ nữ có
mức hCG cao hơn/nhiều đồng nghĩa với tỉ lệ buồn nôn và nôn ói cao hơn. Nhiều nhà
chăm sóc sức khỏe nghĩ rằng chứng ốm nghén là một dấu hiệu tốt bởi vì nó có nghĩa
nhau thai phát triển tốt.

• Estrogen: Hóc môn này cũng tăng cao trong thời kỳ đầu mang thai.

• Sự tăng nhạy cảm với các mùi. Một vài hương liệu gây phản xạ ngay lập tức ( vài nhà
nghiên cứu nghĩ rằng đây có lẽ là kết quả của mức estrogen cao hơn bình thường, nhưng
chưa ai biết chắc chắn)

• Đau dạ dày: những khu vực tiêu hóa của một vài phụ nữ đơn giản là nhạy cảm hơn với

những thay đổi trong thời kỳ đầu mang thai. Thật vậy, vài nhà nghiên cứu cho rằng
những phụ nữ mang vi khuẩn Helicobactor pylori trong bao tử thường có triệu chứng
buồn nôn và nôn mửa nhiều và lâu hơn. Mặc dù thế, không phải tất cả các nghiên cứu đều
xác nhận mối liên hệ này.

Liệu chứng buồn nôn sẽ ảnh hưởng đến em bé của tôi?

Chứng ốm nghén không có hại đến bạn hay em bé của bạn, nhưng nếu bạn trải qua quá
nhiều chứng nôn mửa và không thể ăn uống được, bạn có thể mắc chứng ốm nghén nặng
(hyperemesis gravidarum). Chứng nghén nặng có thể gây hại đến bạn và em bé của bạn
nếu triệu chứng sảy ra nhiều và không được điều trị, vì có khả năng thiếu dinh dưỡng và
mất cân đối điện giải. Vấn đề tối quan trọng là bạn phải thông báo đến người chăm sóc
sức khỏe cho bạn khi những triệu chứng xuất hiện và có những lựa chọn cho việc điều trị.

Tôi có thể làm gì để làm bớt đi triệu chứng? Thế còn vấn đề dung thuốc chống buồn
nôn?

Một số điều NÊN và KHÔNG NÊN bạn có thể thử để giúp giảm bớt các triệu chứng:

Nên:

- Ăn nhiều bữa nhỏ (khoảng 5 - 6 bữa/ngày) hơn là 3 bữa chính.

- Uống nước trước và sau khi ăn ½ tiếng, nhưng không uống khi ăn.

- Uống mỗi lần một lượng ít nước suốt cả ngày tránh tình trạng mất nước.

- Ăn bánh qui lạt (soda cracker) 15 phút trước khi ngồi dậy vào buổi sang.

- Dùng viên uống Pruzena: Pyridoxine(Vitamin B6) kết hợp với Doxylamine (kháng dị

ứng).

- Tránh thức ăn và mùi làm bạn tăng cảm giác buồn nôn. Nhờ người khác nấu ăn giúp và
thường mở cửa sổ hay bật quạt nếu mùi làm bạn khó chịu.

- Thường xuyên nghỉ ngơi và ngủ trưa trong ngày.

- Tránh những nơi ấm, nóng (cảm giác nóng làm bạn thấy buồn nôn hơn).

- Hít hương chanh hay gừng, uống nước chanh, hoặc ăn các loại trái cây/rau quả chứa
nhiều nước(dưa hấu, cà chua, nho, dâu, bưởi…) để giảm cảm giác buồn nôn.

- Ăn chip khoai tây mặn (người ta thấy cách đó có thể làm bao tử ổn định chuẩn bị để
ăn).

- Tập thể dục.

Không nên:

- Không nằm xuống sau khi ăn.

- Không bỏ bữa ăn, để bụng đói.

- Không nấu và ăn thức ăn có quá nhiều gia vị


×