Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo án lớp 1. tuần 30 -2 buổi/ngày( CKT-KN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.03 KB, 22 trang )

Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
Sáng Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Tiết 29. Bài: Chuyện ở lớp
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi
bẩn, vuốt tóc.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ và hết mỗi khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế
nào?
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần uôc, uôt.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)
- Giáo dục: ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập để vể kể cho mẹ nghe chuyện
ở lớp của mình.
2. Đồ dùng dạy học:
-* Giáo viên: Sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt.
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con.
3, Các hoạt động dạy học
a. ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(Chú công)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Bài học cho các con biết điều gì?
- Viết bảng con: màu nâu gạch, rẻ quạt, lóng lánh.
- Nhận xét
c. Bài mới:
- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếngViệt đọc thầm.
* Luyện đọc từ khó:


- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->: ở lớp, đứng dậy, trêu,
bôi bẩn, vuốt tóc.
-> giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc -> học sinh
phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả
các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : trêu.
* Luyện đọc câu:
- Xác định thể loại bài ( thơ)
- Bài có mấy dòng thơ?
- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi,
hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
* Luyện đọc đoạn:
- Bài có mấy khổ thơ ?
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
1
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Chia nhóm 3 -> học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 1 khổ thơ -> Các
nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét.
* Luyện đọc bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt nhịp, nghỉ hơi ở cuối
mỗi dòng thơ, khổ thơ > học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).
* ôn vần: uôc, uôt
- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so sánh vần.
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài có vần uôt
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần uôt ghép
những tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên
dương, động viên.
- Học sinh đọc yêu cầu 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, có vần uôt

- Yêu vầu học sinh viết vào bảng tiếng tìm được -> đọc ->nhận xét,…
- Học sinh đọc yêu cầu 3: Nói câu chứa tiếng có vần uôc hoặc uôt.
+ Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> đọc câu mẫu ->
- Thi nói câu theo yêu cầu 3.
d. Củng cố- dặn dò
- Hỏi tên bài
- gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.
- Trò chơi rung chuông vàng ( nếu còn thời gian)
- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp
e. Nhận xét tiết học .
Tiết 30
a.Luyện đọc :
-Luyện đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài kết hợp tìm hiểu bài.
-Học sinh thi đọc câu -> trêu có nghĩa là gì?
-Đọc khổ thơ:
+ Khổ thơ 1 cho các con biết gì? Bạn nhỏ kể chuyện bạn Hoa ở lớp không
thuộc bài
+ Khổ thơ 2 cho các con biết gì? Bạn nhỏ kể chuyện bạn Hùng ở lớp
không ngoan, bạn Hoa không giữ gìn vệ sinh.
+ Khổ thơ 3 cho các con biết gì? Mẹ không nhớ chuyện của các bạn, mẹ
chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?
-Luyện đọc cả bài:
- Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài.
- Bài thơ cho con biết điều gì? Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã
ngoan như thế nào?
b. Luyện nói:
-Học sinh nêu chủ đề nói.
- Quan sát hình vẽ sgk/ 101
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh

2
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Học sinh thảo luận nhóm-> các nhóm thi kể
+Hôm nay ở lớp con đã làm gì ?
+Hôm nay ở lớp con đã học như thế nào?
+Hôm nay ở lớp con được mấy điểm mười ?
+Hôm nay ở lớp con được cô giáo khen về việc gì?
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.
-Giáo viên tổng kết -> giáo dục thái độ, tinh thần học tập ở lớp.
c. Củng cố, dặn dò
- Hỏi tên bài? Bài học cho con biết gì?
- Chuẩn bị bài Mèo con đi học ( đọc và tìm những từ khó đọc, tìm trong bài
tiếng có vần ưu. Bài có mấy dòng thơ? Mấy khổ thơ?Bài thơ cho con biết
điều gì?
- Nhận xét tiết học

Môn: Toán
Tiết: 117. Bài: Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) - ( tiếp theo)
1. Yêu cầu cần đạt :
-Học sinh biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số dạng
65 - 30 và 36 -4
- Thực hiện đúng bài tập 1,2, 3 ( cột 1,3) sgk/159
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học Tóan.
3. Các hoạt động dạy học :
a. ổn định: Hát
b. Kiểm tra bài cũ:

- Hỏi tên bài cũ.
- Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ)
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính: 45 - 22 89 - 34
- 2 học sinh lên bảng, số còn lại làm vào bảng con -> Nhận xét bài trên
bảng
- Kiểm tra kết quả dưới lớp
- Nhận xét
c. Bài mới:
- Giới thiệu bài -> học sinh nhắc tên bài -> Giaó viên ghi tên bài;
* Giới thiệu phép trừ (không nhớ):
* Phép trừ dạng : 65 - 30
- Nhận xét dạng tính ( số có 2 chữ số trừ đi số có hai chữ số - số tròn
chục)
+Hướng dẫn thao tác trên que tính:
- Lấy 65 que tính-> 65 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
3
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
( viết 6 ở cột chục, 5 ở cột đơn vị)
-Bớt đi 30 que tính->30 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị?
( viết 3 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị)
- 5 que tính bớt 0 que tính bằng ? que tính? ( 5) -> ( viết 5 ở cột đơn vị)
- 6 chục que tính bớt 3 chục que tính bằng ? que tính? ( 3 chục)->(viết 3 ở
cột chục)
=> 65 que tính bớt 30 que tính bằng bao nhiêu que tính?( 35 qtính)
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính:
- Để làm tính trừ dạng 65 - 30, ta đặt tính: Viết số 65, viết 30 sao cho các số
thẳng cột với nhau; viết dấu _ ; kẻ vạch ngang dưới hai số ( vừa nói giáo

viên vừa viết các số).
- Tính từ phải sang trái, trừ số ở hàng đơn vị trước, rồi trừ số hàng chục.
65 * 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
- * 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
30
35 * như vậy: 65 trừ 30 bằng 35
- Gọi vài học sinh nêu lại cách đặt tính, cách trừ.
* Phép trừ dạng : 36 - 4
- Nhận xét dạng tính ( số có 2 chữ số trừ đi số có một chữ số)
+Hướng dẫn thao tác trên que tính:
- Lấy 36 que tính-> 36 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị?
( viết 3 ở cột chục, 6 ở cột đơn vị)
-Bớt đi 4 que tính->4 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị?
( viết 4 ở cột đơn vị).
- 6 que tính bớt 4 que tính bằng ? que tính? ( 2) -> ( viết 2 ở cột đơn vị)
- 3 chục que tính bớt 0 chục que tính bằng ? que tính? ( 3 chục)->(viết 3 ở
cột chục)
=> 36 que tính bớt 4 que tính bằng bao nhiêu que tính?( 32 qtính)
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính:
- Để làm tính trừ dạng 36 - 4, ta đặt tính: Viết số 36, viết 4 sao cho các số 4
thẳng cột với số 6 ở hàng đơn vị; viết dấu _ ; kẻ vạch ngang dưới hai số
( vừa nói giáo viên vừa viết các số).
- Tính từ phải sang trái, trừ số ở hàng đơn vị trước, rồi trừ số hàng chục.
36 * 6 trừ 4 bằng 2, viết 2
- * Hạ 3, viết 3
4
32 * như vậy: 36 trừ 4 bằng 32
- Gọi vài học sinh nêu lại cách đặt tính, cách trừ.
* Thực hành:
Bài tập 1: a.Tính

Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
4
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
-Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thực hiện tính trên bảng con,
vừa tính vừa nêu cách tính, học sinh quan sát, nhận xét=> giáo viên nhận
xét.
a. 82 75 48 69 98 55
- - - - - -
50 40 20 50 30 55
b. 68 37 88 33 79 54
- - - - - -
4 2 7 3 0 4
Bài tập 2: Đúng ghi Đ; sai ghi S:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thực hiện tính theo nhóm đôi,
-> Đại diện các nhóm trình bày trên bảng lớp-> chữa bài -> nhận xét.
57 57 57 57
- - - -
5 5 5 5
50 52 07 52
Bài tập 3: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh nêu cách tính -> làm
vào vở:
66-60 = 72-70 =
78-50 = 43-20 =
58- 4 = 99- 1 =
58- 8 = 99- 9 =
- Giáo viên chấm điểm -> chữa bài -> nhận xét bài làm.
d. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài

- Để thực hiện phép trừ( không nhớ) trong phạm vi 100, ta làm thế nào?
- Giáo dục: Để tính được chính xác, cần cẩn thận khi đặt tính, khi tính,
phải thực hiện đúng cách.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
( xem trước các bài tập trong sách Toán/160. Các phép tính ở dạng nào?
Con sẽ thực hiện như thế nào? Bài tập củng cố kiến thực gì?).
- Nhận xét tiết học

Sáng Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Chính tả
Tiết: 11 Bài: Chuyện ở lớp
1. Yêu cầu cần đạt:
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
5
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
-Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài
“Chuyện ở lớp”: 20 chữ trong khoảng 10 phút.
-Điền đúng vần : uôc, uôt ; chữ c, k vào chỗ trống - Bài tập 2,3 (sgk); nhớ
quy tắc chính tả : k đứng trước e, ê, i.
-Giáo dục: giáo dục thái độ, tinh thần học tập ở lớp.
2. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa.
3. Các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? (mời vào)
- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước.
-1 học sinh lên bảng làm bài tập 3/96.
- Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: xem, gạc.

- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con-> Nhận xét
b. Bài mới
* Hướng dẫn tập chép
- Học sinh quan sát hình vẽ (sgk/100) -> giới thiệu bài
- Giáo viên đọc bài viết ( khổ thơ cuối)-> 2 học sinh đọc bài
* Luyện viết từ khó:
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong bài, lưu ý
những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm, phân tích vần,đọc
tiếng, từ.
- Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng con: vuốt tóc,
nghe, ngoan
- Học sinh đọc lại các từ khó viết: vuốt tóc, nghe, ngoan.
- Giáo viên đọc lại bài viết
* Luyện viết bài:
- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ đầu dòng thơ
phải viết như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng dẫn học
sinh viết.
- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.
-Học sinh viết từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết.
- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn soát lỗi, dùng
thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai)
- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết
* Hướng dẫn làm bài tập
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 sgk/102: Điền vần : uôc hay uôt?
- Quan sát hình vẽ: Hình vẽ gì?
- Hai học sinh lên bảng điền -> nhận xét
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
6

Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3: Điền c hay k
- Khi nào viết bằng k?
- Cho học sinh quan sát hình vẽ (sgk/102)=> học sinh làm vào vở
- Chấm điểm một số vở -> nhận xét.
- Bài tập 3 củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
Ghi nhớ và sử dụng quy tắc chính tả c/k.
- Khi nào viết chữ k? ( khi k đứng trước e, ê. i)
c. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi tên bài viết?
-Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết.
-Giáo dục
-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại)
-Chuẩn bị bài sau: Mèo con đi học ( Đọc bài, tìm những chữ hay viết sai
viết vào bảng, xem bài tập sgk/105)
- Nhận xét tiết học

Tập viết
Tiết: 28 Tô chữ hoa: O, Ô,Ơ, P
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh tô được các chữ hoa O, Ô, Ơ, P
- Viết đúng các vần: uôc, uôt, ưu, ươu; các từ ngữ: chải chuốt, thuôc bài,
con cừu, ôc bươu, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết.
- Học sinh khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng,
số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
2. Đồ dùng dạy học:
- Chữ viết mẫu trên bảng lớp, bộ chữ dạy tập viết
3. Các hoạt động dạy học

a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi các chữ hoa, từ ngữ viết ở tiết trước
- Kiểm và chấm điểm một số vở tiết trước các em chưa hoàn thành
- Nhận xét
b. Bài mới
- Giới thiệu và ghi tên bài: Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P
* Luyện viết bảng con:
- Tô chữ O:
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét:
- Chữ O gồm những nét nào? Độ cao?
-Hướng dẫn quy trình viết
-Hướng dẫn học sinh viết bảng con: O
- Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát -> viết vào bảng. (giáo viên quan
sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp).
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
7
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Tô chữ O, Ơ, P ( quy trình tương tự như trên)
* Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng:
-Quan sát vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng lớp-> phân tích vần, tiếng,
từ-> đọc.
- Xác định cỡ chữ, độ cao các con chữ -> Viết bảng con theo yêu cầu của
giáo viên.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa
đúng, chưa đẹp.
* Luyện viết vở:
- Học sinh mở bài viết, nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm viết.
-Viết theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên: Giáo viên viết bảng, học

sinh viết vào vở từng chữ, từng dòng theo yêu cầu của cô; tô chữ hoa,
viết vần, từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa
đúng, chưa đẹp.
-Chấm bài -> nhận xét
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi các chữ hoa mới học, vần và từ ngữ vừa viết trong bài
-Về tập viết các chữ hoa nhiều lần cho đẹp ( Những em viết chưa xong
chiều viết tiếp).
- Chuẩn bị bài sau: Q, R. ( quan sát và tìm những nét cấu tạo, cỡ chữ, độ
cao…, tập viết vào bảng con).
- Nhận xét tiết học

Chiều: Môn: Toán
Tiết: 118: Luyện tập
1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh
- Biết đặt tính, làm tính trừ; tính nhẩm các số trong phạm vi 100(không
nhớ).
- Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2,3,5 sgk/160
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Đồ dùng học tập:
-Bộ đồ dùng học toán, phiếu bài tập.
3. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?
- Học sinh làm bảng con:
- Đặt tính rồi tính: 46 - 12 89 - 6 59 - 30
- 3 học sinh lên bảng chữa bài
- Nhận xét
b. Bài mới:

Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
8
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Giới thiệu và ghi tên bài
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
45-2357-31 72-6070-4066-25
- Học sinh nêu yêu cầu
- Nêu cách đặt tính và cách tính: 45-23; Học nêu, giáo viên ghi bảng.
- Học sinh làm trên bảng lớp làm 4 phép tính còn lại( 4em) số còn lại làm
bảng con.
- Nêu cách đạt tính và cách tính -> học sinh nhận xét-> cô nhận xét.
- Bài tâp 1 củng cố kiến thức gì? ( Kỹ năng thực hành tính viết- cách đặt
tính và tính).
* Bài tập 2: Tính nhẩm:
65- 5= 65-60= 65-65=
70-30= 94- 3= 33-30=
21- 2 = 21-20= 32-10=
- Học sinh nêu yêu cầu-> nhận xét dạng tính
- Nêu cách tính: 65-5; Học nêu, giáo viên ghi bảng.
- Học sinh làm bảng con ( mỗi lần 1 cột tính)
- Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?( Kĩ năng thực hành tính nhẩm).
* Bài tập 3:
35 - 5 … 35 - 4 43 +3 … 43 - 3
30 - 20 … 40 - 30 31 + 42 … 41 + 32
- Học sinh nêu yêu cầu-> Đây là dạng tính gì?
- Nêu cách thực hiện( tính kết quả rồi so sánh kết quả và điền dấu).
35 - 5 … 35 - 4 => 35 - 5 < 35 - 4
30 31

- Học sinh thực hiện nhóm đôi ->Các nhóm trình bày kết quả-> Nhận xét ->
tuyên dương, động viên.
- Bài tập 3 củng cố kiến thức gì? ( So sánh các số có hai chữ số)
* Bài tập 5: Nối theo mẫu ( trò chơi tiếp sức)
- Học sinh nêu yêu cầu -> Giáo viên nêu thể lệ chơi -> Chia nhóm 5
- 3 nhóm chơi -> Học sinh nhận xét thời gian, kết quả của mỗi đội.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên.
- Bài tập 5 củng cố kiến thức gì? (làm tính trừ, tính nhẩm)
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
9
76 - 5 40 + 14
68 - 14
42 - 12
11 + 21
60 + 11
54
71
32
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?
- Về giải bài toán 4 vào vở nháp
- Chuẩn bị bài sau: Các ngày trong tuần lễ ( xem lịch và tìm hiểu xem 1
tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào? Trong những ngày đó, em đi
học mấy ngày? Em được nghỉ mấy ngày? Đó là những ngày nào?)
- Nhận xét tiết học.


Bồi dưỡng Tập đọc
Chuyện ở lớp
A. Luyện đọc thành tiếng
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.
B. Đọc hiểu:
- Đọc thầm bài : Chuyện ở lớp
1. Viết tiếng trong bài có vần uôt: …
2. Viết tiếng ngoài bài:
- Có vần uôc: ……
- Có vần uôt:…….
3. Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? ( Chọn ý đúng)
a. Bạn Hoa không học bài.
b. Bạn Lan được cô khen
c. Bạn Mai cứ trêu con.
4. Ghi lại lời mẹ nói với bạn nhỏ ( bằng 2 câu văn):

Chính tả (nghe đọc)
Em yêu Tổ quốc của em
Em yêu Tổ quốc của em
Có đồng lúa chín, có miền dừa xanh
Có hoa thơm, có trái lành
Dòng sông uốn khúc soi vầng trăng yêu
Sáng Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Tiết 31. Bài: Mèo con đi học
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái
đuôi, cừu.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu dọa cắt

đuôi mèo sợ quá phải đi học.
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ưu, ươu;
học thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
10
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
2. Đồ dùng dạy học:
-* Giáo viên: Sách giáo khoa. Hình vẽ minh họa mèo, cừu.
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con
3, Các hoạt động dạy học
a. ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(Chuyện ở lớp)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Bài học khuyên các con điều gì?
- Viết bảng con: trêu, vuốt tóc.
- Nhận xét
c. Bài mới:
- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt đọc thầm.
* Luyện đọc từ khó:
- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->buồn bực, kiếm cớ, cái
đuôi, cừu.
. -> giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc -> học
sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc tiếng->đọc từ.
- Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : kiếm cớ, be toáng

* Luyện đọc câu:
- Bài có mấy câu?
- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi,
hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
* Luyện đọc khổ thơ:
- Bài có mấy khổ thơ? ( 3 khổ thơ)
- Chia nhóm 3 -> học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 1 khổ thơ -> Các
nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét.
* Luyện đọc bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ,
khổ thơ-> học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).
* ôn vần: ưu, ươu
- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so sánh vần.
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài có vần ưu
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần ưu ghép
những tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên
dương, động viên.
- Học sinh đọc yêu cầu 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, có vần ươu
- Yêu vầu học sinh viết vào bảng tiếng tìm được -> đọc ->nhận xét,…
- Học sinh đọc yêu cầu 3: Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc ươu.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
11
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
+ Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> đọc câu mẫu ->
- Thi nói câu theo yêu cầu 3.
d. Củng cố- dặn dò
- Hỏi tên bài
- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.

- Thi đọc thuộc bài thơ
- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp
e. Nhận xét tiết học .
Tiết 32
a.Luyện đọc :
-Luyện đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài, kết hợp tìm hiểu bài.
-Học sinh thi đọc câu -> kiếm cớ là như thế nào?-> be toáng là gì?
-Đọc khổ thơ:
+ Khổ thơ 1 cho biết gì? Mèo kiếm cớ nghỉ học
+ Khổ thơ 2 cho biết gì? Cừu dọa cắt đuôi
+ Khổ thơ 3 cho biết gì? Mèo sợ phải đi học
-Luyện đọc cả bài:
- Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi 1, 2 (sgk)
- 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài.
- Thi đọc thuộc bài thơ.
b. Luyện nói:
-Học sinh nêu chủ đề nói.
- Quan sát tranh
- Học sinh thảo luận nhóm-> các nhóm thi nói về : Vì sao mình thích đi
học?
+Tôi thích đi học, vì…
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.
-Giáo viên tổng kết -> Giáo dục
c. Củng cố, dặn dò
- Hỏi tên bài
- Về đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Người bạn tốt ( đọc và tìm những từ khó đọc, tìm trong
bài tiếng có vần uc, ut. Bài có mấy câu? Mấy đoạn?mỗi đoạn nói lên điều
gì?
- Nhận xét tiết học



Sáng Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
Chính tả
Tiết: 12 Bài: Mèo con đi học
1. Yêu cầu cần đạt:
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
12
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
-Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng 6 dòng thơ đầu
bài “Mèo con đi học”: 24 chữ khoảng khoảng 10 - 15 phút.
-Điền đúng chữ r, d, gi; vần : in, iên, vào chỗ trống
- Bài tập 2 (sgk - a hoặc b).
2. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập 2 (sgk)
3. Các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? (Chuyện ở lớp).
- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước.
-1 học sinh lên bảng làm bài tập 3/102
- Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: …………
- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con-> Nhận xét
b. Bài mới
* Hướng dẫn tập chép
- Học sinh quan sát hình vẽ mèo và cừu -> giới thiệu bài
- Giáo viên đọc bài viết ( 6 dòng thơ đầu)-> 2 học sinh đọc bài
* Luyện viết từ khó:
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong bài, lưu ý

những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm, phân tích vần,đọc
tiếng, từ.
- Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng con: buồn
bực, kiếm cớ, cừu, be toáng.
- Học sinh đọc lại các từ khó viết: buồn bực, kiếm cớ, cừu, be toáng.
- Giáo viên đọc lại bài viết
* Luyện viết bài:
- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ đầu dòng thơ
phải viết như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng dẫn học
sinh viết.
- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.
-Học sinh viết từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết.
- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn soát lỗi, dùng
thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai)
- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết
* Hướng dẫn làm bài tập
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2: Điền chữ : r, d hay gi?
Thầy …áo dạy học; Bé nhảy …ây; Đàn cá …ô lội nước.
- Giáo viên treo bảng phụ viết bài tập lên bảng. Đọc bài, giải thích yêu cầu.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
13
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Điền vần thích hợp vào chỗ trống > Học sinh làm vào vở -> chữa bài ->
nhận xét.
c. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi tên bài viết?

-Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết.
-Giáo dục
-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại)
- Làm bài tập 2(b) vào vở nháp
-Chuẩn bị bài sau: Ngưỡng cửa ( Đọc bài, tìm những chữ hay viết sai viết
vào bảng, xem lại quy tắc chính tả g/gh)
- Nhận xét tiết học

Kể chuyện
Tiết:5 Bài: Sói và Sóc
1. Yêu cầu cần đạt:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được
nguy hiểm.
- Học sinh giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
2. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa
3. Các hoạt động dạy học :
a. Bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( Niềm vui bất ngờ)
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện.
- Câu chuyện cho em biết điều gì?
- Nhận xét
b. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Giáo viên kể lần 1 -> kể lần 2 - kết hợp tranh.
* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn theo tranh:
+ Tranh 1 vẽ gì?
+ Truyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây.?
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 1-> Học sinh nhận

xét.
+ Tranh 2 :
+ Lão Sói định làm gì?
+ Sóc đã làm gì?
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 2-> Học sinh nhận xét.
+ Tranh 3 :
+ Sói yêu cầu Sóc làm gì?
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
14
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
+ Sóc nói với Sói như thế nào?
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 3-> Học sinh nhận
xét.
+ Tranh 4 :
+ Được Sói thả Sóc làm gì?
+ Sóc nói gì với Sói?
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 4-> Học sinh nhận xét.
* Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên gọi 2 học sinh kể lại cả câu chuyện
- Cho học sinh kể theo vai ( người dẫn chuyện, Sói và Sóc) -> Nhóm 3
-> Các nhóm kể, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét-> hướng dẫn kĩ
thuật kể.
* Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện cho các con biết điều gì? Sóc là con vật thông minh nên đã
thoát được nguy hiểm.
- Giáo viên tổng kết chuyện -> nêu ý nghĩa truyện.
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?

- Truyện kể có những nhân vật nào?
- Câu chuyện nói lên điều gì? -> Giáo dục
- Về kể lại cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Dê con nghe lời mẹ

Chiều: Chính tả ( bồi dưỡng)
Quả cà chua
Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn
lồng
trong lùm cây nhỏ bé. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà
chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.

Môn: Toán
Tiết: 119: Các ngày trong tuần lễ
1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh
- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Đồ dùng học tập:
-Bộ đồ dùng học toán
3. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( Luyện tập)
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
15
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Luyện tập củng cố kiến thức gì?
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài toán 4 sgk/ 160-> học sinh đọc bài

toán
-> xác định yêu cầu cùa bài-> Giáo viên ghi tóm tắt
- 1 học sinh lên bảng giải toán.
- Học sinh dưới làm bảng con:
- Đặt tính rồi tính: 96 - 60 = 6 + 51
- Chữa bài -> nhận xét bài làm.
- Nhận xét
b. Bài mới:
- Giới thiệu và ghi tên bài
- Học sinh quan sát lần lượt các tờ lịch từ chủ nhật đến thứ 7:
- Yêu cầu học sinh đếm xem có bao nhiêu tờ lịch?( 7) => 7 ngày trong
tuần.
- Đọc những thứ, ngày, tháng ghi trên lịch?
=> Một tuần lễ có 7 ngày là: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm,
thứ sáu, thứ bảy -> học sinh nhắc lại.
* Bài tập 1: ( hỏi đáp)
Trong mỗi tuần lễ:
a. Em đi học vào các ngày nào?
b. Em được nghỉ các ngày nào?
- Học sinh nêu yêu cầu-> thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm đại diện nêu
a. Em đi học vào các ngày: Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
b. Em được nghỉ các ngày: Thứ bảy, chủ nhật.
* Bài tập 2:
Đọc tờ lịch của ngày hôm nay rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần,
ngày trong tháng, tên tháng
a. Hôm nay là ……………………….ngày……tháng……
b. Ngày mai là ……………………….ngày……tháng……
- Học sinh đọc yêu cầu -> Giáo viên đính tờ lịch ngày hôm nay lên bảng.
Học sinh đọc và làm vào vở -> Chấm điểm -> nhận xét

* Bài tập 3: Đọc thời khóa biểu của lớp em
- Học sinh đọc yêu cầu -> Mỗi học sinh đọc thời khóa biểu 1 ngày-> nhận
xét
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài
- Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?
- Một tuần con đi học mấy ngày? Đó là những ngày nào?
- Con được nghỉ mấy ngày? Đó là thứ mấy?
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
16
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Về chuẩn bị bài sau: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 ( Các bài
tập thuộc dạng nào? Con có cách tính như thế nào để thực hiện chính xác
các bài tập đó?)
- Nhận xét tiết học.


Sáng Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Tiết 33. Bài: Người bạn tốt
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại,
ngay ngắn, ngượng nghịu.
- Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất
hồn nhiên và chân thành.
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần uc, ut
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)

2. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Sách giáo khoa.
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con
3, Các hoạt động dạy học
a. ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(Mèo con đi học)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Bài học khuyên các con điều gì?
- Viết bảng con: ngượng nghịu
- Nhận xét
c. Bài mới:
- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt/ trang 106 đọc
thầm.
* Luyện đọc từ khó:
- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->: bút chì, liền đưa, sửa
lại, ngay ngắn, ngượng nghịu.
-> giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc -> học
sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc tiếng->đọc từ -> Đọc lại
tất cả các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : ngượng nghịu.
* Luyện đọc câu:
- Bài có mấy câu?
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
17
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi,

hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
* Luyện đọc đoạn:
- Bài có mấy đoạn? Đoạn 1 từ đâu đến đâu? ( từ đầu -> cho Hà); Đoạn 2
( còn lại)
- Chia nhóm 2-> học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 1 đoạn -> Các
nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét. -> Chia nhóm 3: người dẫn chuyện, Hà,
Cúc.
* Luyện đọc bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt câu, nghỉ hơi khi hết
đoạn, giọng của Hà, Cúc -> học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).
* ôn vần: uc, ut
- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so sánh vần
uc, ut
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần uc, vần ut
ghép tiếng đó
-> học sinh đọc tiếng vừa ghép được ( Cúc, bút) -> nhận xét, tuyên dương,
động viên.
- Học sinh đọc yêu cầu 2: Nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut
+ Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> đọc câu mẫu ->
- Thi nói câu theo yêu cầu 2.
d. Củng cố- dặn dò
- Hỏi tên bài
- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.
- Trò chơi rung chuông vàng ( nếu còn thời gian)
- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp
e. Nhận xét tiết học .
Tiết 34
a.Luyện đọc :
-Luyện đọc câu, đoạn, bài kết hợp tìm hiểu bài.

-Học sinh thi đọc câu -> ngượng nghịu có nghĩa là gì?
-Đọc đoạn:
+ 3 học sinh đọc đoạn 1: Hà hỏi mượn bút, Cúc đã nói gì? Ai đã giúp Hà?
+ 3 học sinh đọc đoạn 2: Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp?
-Luyện đọc cả bài:
- Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài. Theo con, thế nào là người bạn
tốt?
(Người bạn tốt là người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi lúc, mọi
nơi).
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
18
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
b. Luyện nói:
-Học sinh nêu chủ đề nói: Kể về người bạn tốt của em.
- Học sinh kể
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.
c. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học

Môn: Toán
Tiết: 120. Bài: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
1. Yêu cầu cần đạt :
-Học sinh biết cộng, trừ các số có hai chữ số (không nhớ).
-Cộng, trừ nhẩm; nhận biết bước đầu quan hệ giữa phép cộng và phép
trừ.
-Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

2. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học Toán.
3. Các hoạt động dạy học :
a. ổn định: Hát
b. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ.
- Một tuần lễ có mấy ngày?
- Con đi học vào những ngày nào?
- Con được nghỉ mấy ngày? Đó là những ngày nào?
- Con hãy đọc thời khóa biểu ngày hôm nay của con?
- Nhận xét
c. Bài mới:
- Giới thiệu bài -> học sinh nhắc tên bài -> Giáo viên ghi tên bài;
* Bài tập 1: Tính nhẩm
-Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thực hiện tính trên bảng con,
cột 1-> Học sinh quan sát, nhận xét các phép tính và kết quả của phép
tính:
80 + 10 = 90
90 - 80 = 10 => Phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng
90 - 10 = 80
=> giáo viên nhận xét=> Đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép
trừ.
- Học sinh dựa vào quan hệ giữa phép cộng và phép trừ tính nhanh kết
quả các phép tính ở cột 2 và cột 3 => Trò chơi đố bạn:
30 + 40 = ? 80 + 5 =?
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
19
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang

70 - 30 = ? 85 - 5 =?
70 - 40 = ? 85 - 80 =?
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính: ( bảng lớp)
36 + 12 65 + 22
48 - 36 87 - 65
48 - 12 87 - 22
- Gọi 6 học sinh lên bảng làm -> chữa bài, nhận xét
Bài tập 3: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài toán-> học sinh đọc bài
toán-> xác định yêu cầu cùa bài-> Giáo viên ghi tóm tắt:
Tóm tắt
- Hà có: 35 que tính
? que tính
- Lan có: 43 que tính
- Học sinh nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.
- Nêu các bước giải toán.
- Học sinh tự giải vào vở.
Bài tập 4 ( tương tự bài 3)
Tóm tắt
- Tất cả có: 68 bông hoa
- Hà : 34 bông hoa
- Lan có : … bông hoa?
- Giáo viên chấm điểm -> chữa bài -> nhận xét bài làm.
d. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài
- Bài tập 2 cho em biết gì? Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Giáo dục: Để tính được chính xác, cần cẩn thận khi đăt tính, khi tính,
phải thực hiện đúng cách cộng.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( xem trước các bài tập trong sách
Toán/163. Các phép tính ở dạng nào? Con sẽ thực hiện như thế nào?)
Nhận xét tiết học

Sinh hoạt cuối tuần
- Học sinh hát
- Các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ:
- Vắng :
- Trễ:
- Trực nhật - vệ sinh:
- ôn bài đầu giờ:
- Chuẩn bị bài:
- Sinh hoạt đầu giờ:
- Sinh hoạt ngoài giờ:
- Xếp hàng:
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
20
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….
………Trang
+ Ra, vào lớp:
+ Tập thể dục:
- Tự quản:
- Thái độ học tập:
- Giữ gìn sách vở:
- Số hoa điểm 10 đạt được trong tuần:
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập của lớp:
- Giáo viên nhận xét, đưa ra phương hướng hoạt động tuần tới
+ Tiếp tục thực hiện chủ điểm 6
+Tiếp tục rèn chữ, giữ vở.
+ Tổ chức trò chơi dân gian : ô ăn quan
+Tiếp tục thực hiện phòng trào “ trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.


Chiều : Tập đọc ( Bồi dưỡng)
Người bạn tốt
A. Luyện đọc thành tiếng
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.
B. Đọc hiểu:
- Đọc thầm bài : Người bạn tốt
1. Viết tiếng trong bài
- Có vần uc: …
- Có vần ut:…
2. Viết tiếng ngoài bài:
- Có vần uc: ……
- Có vần ut:…….
3. Người đã cho Hà mượn bút là: ( Chọn ý đúng)
a. Cúc
b. Hoa
c. Nụ
4. Người giúp Cúc sửa dây đeo cặp là:
a. Hà
b. Nụ
c. Cúc
5. Viết tiếp vào câu sau:
Người bạn tốt là người
…………………………………………………………………

Chính tả (nghe đọc - viết)
Người học trò tốt
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
21
Giáo án tuần
30…………………………………………………………………………………………….

………Trang
Anh Cần là một người học trò tốt. Bài học nào anh cũng thuộc. Bài
làm nào anh cũng được thầy khen. Đến lớp, anh chăm chú nghe thầy
giảng bài. Về nhà, anh chăm chỉ học bài và chuẩn bị bài thật cẩn thận. Anh
luôn được thầy yêu, bạn mến. Anh Cần đúng là một người học trò tốt. Em
cố gắng học tập sao cho được như anh Cần.


Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh
22

×