Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.21 KB, 2 trang )

Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em


Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm (trung bình từ 3-5 lần) do
đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, đồng thời cũng làm ảnh hưởng
không nhỏ tới công việc của người mẹ (con ốm mẹ nghỉ).
Nguyên nhân

Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên
virut, do đặc điểm phần lớn các loại virut có ái
lực với đường hô hấp. Khả năng lây lan của
virut dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virut cao và
khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu
cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một
cộng đồng thành dịch và dễ bị nhiễm lại.

Những virut thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em
gồm: virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm,
virut á cúm, virut sởi, Adenovirus (còn gọi là
virut hạch), Rhinovirus, Enterovirus,
Cornavirus Ở các nước đang phát triển như
nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai
trò quan trọng trong NKHHCT ở trẻ em, đứng
đầu là: Hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu,
Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia
trachomatis

Các yếu tố nguy cơ

Khi có các yếu tố nguy cơ dưới đây trẻ thường


dễ mắc NKHHCT, khi đã mắc thì bệnh thường nặng, có tỷ lệ tử vong cao, thời gian điều
trị kéo dài.

- Trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng;

- Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ;

- Ô nhiễm với khói bụi trong nhà, thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy
hiểm cho trẻ nhỏ;

- Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là khi
thời tiết chuyển mùa;

- Nhà chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố
nguy cơ gây NKHHCT ở trẻ em.

Phân loại theo vị trí tổn thương

Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia NKHHCT
thành 2 loại tùy theo vị trí tổn thương. Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp
viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. NKHH trên thường
gặp và diễn biến nhẹ. NKHH dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường
hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

Biểu hiện bệnh

Các biểu hiện lâm sàng của NKHHCT ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau.
Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, rồi sau đó là thở nhanh,
cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào,
thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật Một đặc điểm

cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá,
phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Thái độ xử trí

Điều quan trọng trong thái độ xử trí NKHHCT là lựa chọn được cách điều trị thích hợp
cho trẻ. Không phải bất cứ trường hợp NKHHCT nào cũng được chỉ định dùng thuốc
kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ
NKHHCT mà mọi trường hợp NKHHCT đều được tự điều trị tại nhà và theo dõi qua loa.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà chuyên môn của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cách
điều trị NKHHCT với các mức độ khác nhau như là một phương pháp tư duy và tiếp cận.
Một điều rất thú vị rằng "phương pháp tư duy" này lại rất phù hợp với chính sách phân
tuyến trong điều trị của ngành y tế nước ta.

- Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực,
không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú thì được nhận định là không
viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an
toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong dùng thuốc
hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.

- Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa. Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng
chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh bắt đầu được sử
dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám
ngoại trú ) rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống thuốc tại nhà và
chăm sóc trẻ. Hẹn đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày.

- Trường hợp nặng. Trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu
hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú Đây là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần
phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt để
cấp cứu và điều trị hỗ trợ cho trẻ.


×