Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Viêm hô hấp cấp ở trẻ em ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.42 KB, 8 trang )

Viêm hô hấp cấp ở trẻ em

Đây là loại bệnh rất phổ biến, nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao và có thể mắc
bệnh nhiều lần trong 1 năm, trung bình từ 3-5 lần. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và
tính mạng của trẻ
Nguyên nhân:

Virut có ái lực với đường hô hấp

Khả năng lây lan của virut dễ dàng

Tỷ lệ người lành mang virut cao

Khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu ® dễ phát triển
thành dịch và nhiễm lại

Thường gặp: virut hợp bào hô hấp (RSV), cúm, á cúm, sởi,
Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus...
Ở các nước đang phát triển, Vi khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng. Các loại vi
khuẩn thường gặp: Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, liên cầu, tụ
cầu, Mycoplasma, Chlamydia...
Các yếu tố nguy cơ

Cân nặng lúc sinh dưới 2.500g

Suy dinh dưỡng

Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ

Thời tiết lạnh, thay đổi đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa


Khói bụi, thuốc lá trong nhà

Nhà chật chội, thiếu vệ sinh

Đời sống kinh tế thấp

Thiếu vitamin A
Triệu chứng:

Đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Bắt đầu với ho, sốt, chảy
mũi. Sau đó: thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, khò khè,
cánh mũi phập phồng, tím tái… Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử
vong.
Tùy theo vị trí tổn thương, bệnh chia 2 loại:
Nhiễm khuẩn hô hấp trên: thường gặp, nhẹ

Viêm mũi - họng, VA

Viêm amidan

Viêm tai giữa

Viêm xoang
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: ít gặp hơn, nặng

Viêm thanh quản

Viêm khí quản, phế quản

Viêm tiểu phế quản


Viêm phổi
Phân loại theo WHO
Nếu trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu sau Þ VPN

Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: bỏ bú, co giật, nôn mọi thứ, li bì
hoặc khó đánh thức

Thở rít khi nằm yên

Rút lõm lồng ngực
Nếu trẻ có thở nhanh Þ VP

< 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút

2-12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút

12th – 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút
Nếu trẻ không có các dấu hiệu trên Þ 0VP
Xử trí:
Viêm phổi nặng: nhập viện
Viêm phổi:
§ Kháng sinh
§ Hạ sốt
§ Giảm ho
§ Thông thoáng mũi
Không viêm phổi:

Không dùng kháng sinh


Hạ sốt

Giảm ho

Thông thoáng mũi
Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và lâu hơn

Khi trẻ khỏe, tăng thêm một cử ăn cho trẻ

Làm thông thoáng mũi bằng NaCl 0,9%

Giảm ho bằng các loại thảo dược, tránh các chế phẩm chứa
antihistamine

Giảm sốt bằng cách lau mát, uống thuốc paracetamol
Làm thông thoáng mũi
Nhỏ mũi: thực hiện theo các bước sau đây:
1. Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau
2. Nhỏ NaCl 0,9% vào mỗi mũi: 3-5 giọt.
3. Cho bé nằm chờ khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm
nhớt trong hốc mũi.
4. Làm sạch hốc mũi: trẻ lớn xì mũi, trẻ nhỏ dùng bóng hút hút đàm nhớt
5. Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì
ra ngoài, hút xả nhiều lần dưới vòi nước
6. Có thể nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày ≥ 4 lần cho đến khi bé không
còn dấu hiệu của nghẹt mũi.
Một số dụng cụ hút mũi trên thị trường:


×