Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.19 KB, 42 trang )

Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia
đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá
LỜI MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài
Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua
những khó khăn, bước vào giai đoạn mới, nên kinh tế thị trường đang từng bước
hình thành nó có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về
kinh tế, sự biến đổi về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là
sự biến đổi thang bậc, chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội .
Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, nền kinh tế có sự mở cửa,
tự do cạnh tranh. Những điều kiện đó cho phép nước ta co điều kiện đón nhận và
giao lưu với nhiều nền văn hoá nước ngoài, qua đó người việt nam được mở
rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết về kinh tế, văn hoá giáo dục…Bên cạnh đó
nền kinh tế thị trường mang đến nhiều mặt trái như: Sự thay đổi tiêu cực trong
lối sống, sự lãng quên các giá trị chuẩn mực truyền thống, học đòi và tôn sùng
lối sống phương tây ngày càng nhiều, đặc biệt diễn ra ở thế hệ trẻ.
Đứng trước thực trạng đó Đảng và nhà nước đã đưa ra những quan điểm
chỉ đạo cụ thể về việc giữ gìn bảo vệ văn hoá truyền thống đặc biệt là giữ gìn
đạo đức trong gia đình.
Hiện nay gia đình là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau. Trong gia đình thì vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối
với con cái là rất quan trọng. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con
người, quyết định đến sự hình thành và hoàn thiện đạo đức nhân cách của con
người.
Giáo dục đạo đức gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục xã hội.
Nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức của
các bậc cha mẹ cho con cái trong gia đình có được quan tâm hay đã giảm xút. Vì
lý do này tôi đã chọn đề tài “nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo
đức cho con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành -
Thanh Hoá”
2. Mục đích nghiên cứu


Nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo dức cho con
cái nhằm mục đích chỉ ra thực trạng các bậc cha mẹ đã hiểu biết và có những
phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái như thế nào qua đó đưa ra các kiến
nghị để giúp các bậc cha mẹ có được sự nhận thức đúng đắn nhất về giáo dục
đạo đức cho con cái.
3. Khách thể nghiên cứu
Các bậc cha mẹ trong xã Thạch Bình là (200 người).
4. Phạm vi nghiên cứu
* Không gian nghiên cứu xã Thạch Bình - Huyện Thạch Thành- Thanh
Hoá.
* Thời gian nghiên cứu: Tháng 03 năm 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp phân tích tài liệu: trong quá trình viết báo cáo tôi có sử
dụng một số bài viết về vấn đề giáo dục đạo đức trên các sách báo tạp chí…phục
vụ cho nghiên cứucủa mình.
2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: chúng tôi tiến hành nghiên
cứu thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn qua bảng hỏi gồm 15 câu hỏi đã có
phương án trả lời sẵn.
3. Phương pháp quan sát: tôi tiến hành quan sát và ghi chép những thông
tin cần thiết qua thái độ và cách thức người được phỏng vấn trả lời.
4. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 bậc cha mẹ ở xã Thạch Bình – nơi tôi
nghiên cứu nhằm mục đích thu thập được những thông tin chi tiết chính xác
phục vụ cho việc nghiên cứu có kết quả tốt nhất.
5. Phương pháp sử lí số liệu.
Số liệu thu được qua điều tra được sử lí bằng cách tính ra %.
Số phiếu lựa chọn X 100.
2
Tổng số phiếu
6. Giả thiết nghiên cứu

1. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì nhận thức của các bậc cha mẹ ở
xã Thạch Bình - Thạch Thành về giáo dục đạo đức cho con cái đã được nâng
cao hơn.
2. Sự biểu hiện của nhận thức về giáo dục đạo đức cho con cái là tương
đối phong phú.
3. Sự nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ xuất phát từ những nguyên
nhân kinh tế giaó dục, vai trò quản lý của các cấp chính quyền từ trung ương đến
địa phương và đặc biệt là sự tự nhận thức của các bậc cha mẹ.
3
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN MÁC XÍT
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản cho mọi khoa học nói chung và tâm lý học nói riêng.
Vận dụng tổng hợp những lý luận này chúng tôi tuân theo các nguyên tắc sau.
- Tuân thủ nguyên tắc lịch sử cụ thể: Nghiên cứu vấn đề trong điều kiện
lịch sử cụ thể và không gian, thời gian, vùng miền, khu vực. Những sự kiện hiện
tượng trong thế giới
- Xem xét các sự vật hiện tượng xã hội phải hướng tới cái bản chất, không
hướng tới cái ngẫu nhiên, bất bình thường.
Tôi nghiên cứu đề tài mà mình đã chọn một cách khách quan đặt trong
mối liên hệ với nhiều hiện tượng xã hội khác. Thêm vào đó đặt hiện tượng này
trong bối cảnh lịch sử cụ thể để hướng tới cái bản chất của hiện tượng.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm đạo đức
Theo các nhà tâm lý học thì đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội thể
hiện ỏ thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người
khác và của cả xã hội. Thái độ đánh giá này hàm chứa trong mọi lĩnh vực hoạt
động của xã hội (Trong kinh tế, văn hoá, giáo dục…) Nhưng thể hiện rõ rệt và
tiêu biểu nhất trong quan hệ giữa người và người (Quan hệ đồng bào, đồng chí,

quan hệ gia đình, bạn bè, vợ chông con cái).
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ
đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội hạnh phúc
của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân
với tập thể hay tòan xã hội.
Theo các nhà đạo đức học thì định nghĩa: Đạo đức là một hiện tượng xã
hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần bao gồm hệ thống quan điểm, quan niệm,
quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi ứng sử giữa con
4
người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con người với tự nhiên
được thực hiện do sức mạnh của phong tục tập quán, dư luận xã hội và lương
tâm của chính mỗi con người cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người
và tiến bộ xã hội.
- Cấu trúc của đạo đức.
Cấu trúc của đạo đức là tổmg số những liên hệ của các yếu tố hợp thành
hệ thống đạo đức. Đạo đức tồn tại và hình thành như một hệ thống tương đối
độc lập trong đời sống xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu chúng chúng ta phải nắm
vững cấu trúc của đạo đức.
Trong đạo đức học thì quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và thực tiễn đạo
đức được coi là những thành tố cấu tạo nên đạo đức xã hội.
+ Ý thức đạo đức: Đó là sản phẩm của nhận thức đạo đức. Nó bao gồm
một hệ thống các yếu tố về tư tưởng, quan điểm, lý tưởng, các quy tắc chuẩn
mực, giá trị đạo đức cùng với những trạng thái đạo đức, tình cảm đạo đức khác
nhau liên hệ chặt chẻ với nhau phản ánh sâu sắc hiện tượng đạo đức gắn với nhu
cầu xã hội.
Ý thứ đạo đức có vai trò quan trọng, nó điều chỉnh giá trị hệ thống hành vi
của mỗi con người. Trong hệ thống đạo đức có tư tưởng đạo đức là hệ thống lý
luận chung bao gồm các khái niệm cơ bản và các phán đoán duy lý. Nó chính là
chất liệu để xây dựng nên các thành tố khác. Còn lý tưởng đạo đức chính là các
tư tưởng về tương lai của đạo đức, là những cái cần có hoàn thiện, hoàn mỹ, nó

bao gồm các hệ thống các mục đích để đạt tới mục tiêu và ý tưởng cao cả.
Trong ý thức đạo đức còn có yếu tố chuẩn mực đạo đức là các quy tắc
hành vi xác định mẫu hành vi mà con người phải theo, khảng định lợi ích xã hội
trong hiện thực là cơ sở để xác định các phương án hoạt động phù hợp với hiện
tượng đạo đức.
Ý thức đạo đức nó còn có yếu tố đánh giá đạo đức, đó là thao tác nhận
thức nhằm xác định các giá trị đạo đức của đối tượng được đánh giá và nó rút ra
các giá trị cảm xúc phản ánh đời sống đạo đức.
5
Nó đáp ứng được cả yêu cầu khách quan và yêu cầu chủ quan của chủ thể
đạo đức và trực tiếp tạo ra động cơ để thúc đẩy chủ thể đạo đức thực hiện.
+ Quan hệ đạo đức:
Là một loạt các hệ thống các quan điểm xã hội là quan hệ giữa người và
người, giữa các cá nhân và xã hội về mặt đạo đức. Là yếu tố tạo nên tính hiện
thực của đạo đức, là phương thức tồn tại của đạo đức.
Quan hệ đạo đức nó được tạo nên bởi ba thành tố cơ bản: Chủ thể, đối
tượng và liên hệ hay tương tác giữa hai yếu tố trên.
Quan điểm đạo đức có hai loại: Quan hệ tinh thần đạo đức và quan hệ
thực tiễn đạo đức nó là những khâu trung gian để gắn kết chủ thể và đối tượng.
Quan hệ đạo đức là cấu trúc đặc chưng của đạo đức, trong đó quan hệ tinh thần
đạo đức được quy định bởi quan hệ đạo đức và thực tiễn đạo đức.
+ Thực tiễn đạo đức: Là những hành vi của con người được điều chỉnh
bằng ý thức đạo đức, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc sống,
nó hợp thành đời sống đạo đức của con người. Qua hoạt động thực tiễn đạo đức
đem lại lợi ích xã hội, ngăn ngừa cái ác và nhân đạo đời sống hóa đời sống xã
hội. Vì vậy nó tham gia cải tạo con người và làm giầu cho nhân cách đạo đức
của con người.
Đạo đức có vai trò lớn lao giúp con ngưới sáng tạo hạnh phúc và gìn giữ
bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội và những phẩm giá của con người. Những
giá trị đạo đức cao cả, có sức rung cảm sâu sắc làm thức tỉnh những tình cảm

cao đẹp và lâu bền trong con người.
Đạo đức có chức năng giáo dục. Đạo đức hình thành cho con người những
quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản. Nhờ đó
con người có khẵ năng lựa chọn đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã
hội, vì thế trong giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành phát
triển nhân cách của con người.
2. Khái niện giáo dục và giáo dục đạo đức
6
Giáo dục theo nghĩa rộng thì bao gồm cả giáo dục và tự giáo dục diễn ra
trong các hình thức giáo dục nhà trường gia đình và xã hội nhăm tác động và
hình thành nhân cách của con người.
Giáo dục đạo đức thì cần cung cấp những hiểu biết về đạo đức, đối với
chúng ta là đạo đức xã hội chủ nghĩa. Trong giáo dục đạo đức xét đến cùng chủ
yếu là phải tổ chức hoạt động hành vi đạo đức với động cơ và ý thức đạo đức
tương ứng. Có hoạt động mới tạo ra hoàn cảnh có tính đạo đức và cải tạo hoàn
cảnh vô đạo đức.
Cùng với lương tâm, lòng tự trọng, danh dự cá nhân là những phẩm chất
cần giáo dục cho mỗi con người.
3. Khái niệm về nhận thức
Nhận thức trong cuốn “Từ điển tiếng việt” định nghĩa: Nhận thức là quá
trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy, quá trình con
người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó.
Nhận thức là một khái niệm trừu tượng vì vậy mỗi ngành khoa học có sự
tiếp cận, sử dụng khác nhau khái niệm nhận thức trong tâm lý học: Nhận thức là
quá trình cá nhân phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy.
Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức,
tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức tình cảm, hành động là ba
mặt cơ bản trong đời sống tâm lý con người. Trong quá trình hoạt động con
người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh và cải thiện hiện thực của
bản thân mình.

Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ
nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp
nhất là nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác và tri giác, trong đó con người
phản ánh những cái bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan
con người.
Mức độ cao là nhận thức lí tính, còn gọi là tư duy trong đó con người
phản ánh những cái bản chất bên trong, nhưng mối quan hệ có tính quy luật.
7
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, bổ sung cho nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con
người. VI Lê nin đã vạch rõ quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là: Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
đó là: Con đường biện chứng của sự nhận thức hiện thực khách quan.
4. Khái niệm chung về gia đình
a. Định nghĩa: Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình: Gia đình là
một nhóm người quan hệ với nhau dựa trên dòng dõi máu mủ, họ hàng của
nhau. Hoặc gia đình là một nhóm người liên kết với nhau thông qua hôn nhân,
máu mũ và nhận con nuôi tạo thành các hộ riêng lẽ giao tiếp với nhau ở từng vai
trò xã hội tạo nên một nền văn hoá chung.
Trong tâm lý học gia đình thì định nghĩa gia đình có cùng chung những
giá trị vật chất và tinh thần hình thành các đặc chưng tâm lý giữa các thành viên
trong gia đình và ổn định trong một thời điểm lịch sử nhất định.
b. Vai trò xã hội của gia đình.
Gia đình là một môi trường giáo dục đầu tiên có ý nghĩa bảo đảm sản xuất
ra những con người và nuôi dạy con ngườicó đủ những phẩm chất năng lực, sức
khoẻ, bản lĩnh để thay thế cho thế hệ đi trước.
c. Các chức năng của gia đình: được biến đổi theo sự phát triển của xã
hội: Chức năng tâm lý, chức năng xã hội hoá, chức năng kinh tế, chức năng tái
sản xuất ra con người và chức năng giáo dục
III. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Gia đình là một đối tượng nghiên cứu cả nhiều ngành khoa học khác
nhau: Tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học… những vấn đề trong gía đình trở
thành một đề tài được nhiều tác giã trong và ngoài nước nghiên cứu từ trước đến
nay. Được nghiên cứu mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2: Gia đình trong
mối liên hệ nội bộ gia đình, các thành viên trong gia đình là đối tượng nghiên
cứu của tâm lý học gia đình nhưng không đưa ra được các giải pháp.
Ở nước ngoài có rất nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học gia đình,
đến năm 1970 của thế kỷ 20 ở mỹ môn tâm lý học gia đình rất phát triển, nó đi
8
từ nguyên lý cho rằng sự tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các thành
viên trong gia đình được xem là nguyên nhân nảy sinh ảnh hưởng tâm lý. Như
vậy gia đình được xem là một hệ thống tổng thể.
Ở việt nam gia đình được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau như từ
gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại ngày nay với nhiều tác phẩm nghiên
cứu như “gia đình Việt nam truyền thống”.
Ngày nay do môi trường xã hội biến đổi, thể chế chính trị biến đổi cùng
với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thị trường mở rộng giao lưu
văn hoá với nước ngoài, gia đình đã có sự biến đổi đặc biệt là nhận thức của cha
mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái cũng có biến dổi do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Điều này thôi thúc tôi tìm hiểu nghiên cứu, do có nhiều
hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và năng lực của bản thân, báo cáo thực tập
còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn.
9
CHƯƠNG II:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giáo dục đạo đức là một phần cốt lõi rất quan trọng trong giáo dục gia
đình. Giáo dục đạo đức càng quan trọng hơn với lứa tuổi trẻ bắt đầu hình thành
nhân cách và đang mò mẫm tiềm hiểu nhận thức mọi điều. Giáo dục đạo đức là
quan trọng như vậy, nhưng các bậc cha mẹ thì nhận thức hiểu biết vấn đề này

như thế nào: Họ nhận thức am hiểu về tầm quan trọng, nội dung và phương pháp
giáo dục đạo đức cho con cái ra sao.
Những kết quả nghiên cứu, số liệu cụ thể sau đây sẽ cho ta thấy rõ vấn đề
này.
I. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI
Vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình cho con cái là rất quan trọng
và cần thiết. Khi nghiên cứu về vấn đề nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm
quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái chúng ta thu được kết quả thể
hiện trong bảng sau.
Bảng 1: Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho con cái.
Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lượng 173 27 0
Tần xuất 86,5 13,5 0
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy có 86,5% những người được hỏi
cho là giáo dục đạo đức cho con cái là việc làm rất cần thiết, 13,5% còn lại cho
rằng: “Cần thiết”. Qua số liệu cho ta thấy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái. Với giáo dục cho
con cái tuổi nhỏ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục
đạo đức, giáo dục cách cư sử, lòng nhân ái khi trẻ còn nhỏ. Khi được hỏi là tại
sao ông (Bà) cho là giáo dục đạo đức cho con cái lứa tuổi nhi đồng là cần thiết.
Chúng tôi đã thu được kết quả sau: Có 50 người cho rằng “đây là lứa tuổi cần
được giáo dục đạo đức” và có một số lớn khách thể cho rằng “Các cháu như tờ
10
giấy trắng, như cái cây đang còn non cho nên chúng ta phải uốn nắn ngay từ
lứa tuổi còn nhỏ. Dạy các cháu học ăn học nói học gói học mở…”; Có 70 bậc
cha mẹ cho là trẻ em là tương lai của đất nước, trẻ cần được giáo dục toàn diện
mà giáo dục đạo đức là cốt lõi trong nhân cách. Qua đây cho chúng ta thấy nhận
thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho con cái là
rất tốt và họ cũng lý giải điều trên bằng nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên tất cả

họ đều nhận định rằng, giáo dục đạo đức là quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện
nhân cách và đây là lứa tuổi dễ uốn nắn và dễ dậy bảo các em làm theo lời
hướng dẫn của cha mẹ. Giáo dục đạo đức là rất quan trọng trong giai đoạn mà
trẻ đang mò mẫm mọi thứ, học tập mọi điều, học cách cư sử giao tiếp với những
người sung quanh, đối với thế giới sung quanh là điều mới lạ. Vì vậy khi cha mẹ
nhận thức được cách giáo dục đối với trẻ là họ thấy rằng trẻ cần phải biết những
cách cư sử cần thiết để sau này ra xã hội trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp với
mọi người trong xã hội .
Cũng bằng câu hỏi trên nhưng với con cái ở lứa tuổi lớn hơn, cụ thể là lứa
tuổi thiếu niên thì chúng tôi cũng thu được những ý kiến sau: Lứa tuổi này đa số
các em đã lớn, đã có suy nghĩ nhận thức tương đối tốt, các em không phải là trẻ
con nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn. ở lứa tuổi này các em rất thích chở
thành người lớn và do đó các em thường bắt trước những hành động của người
lớn trong đó có những hành động không tốt như bắt chước hút thuốc lá, uống
rượu… Vì vậy ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ vẩn phải chú ý giáo dục đạo đức
cho con em mình.
Qua đó chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhận thức tương đối chính
xác về giáo dục đạo đức cho con em ở lứa tuổi thiếu niên. Theo các nhà tâm lý
học thì lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi khó giáo dục nhất “lứa tuổi bất trị”. Do
lứa tuổi này về tâm sinh lý có những biến đổi “Sự mất cân bằng tạm thời” do đó
trong giáo dục đạo đức chúng ta phải giáo dục những phẩm chất và năng lực để
các em luôn luôn tự giác thực hiện những hành động có đạo đức.
11
Đề tìm hiểu về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức chúng tôi còn đt câu
hỏi: Có ý kiến cho rằng cha mẹ cần phải học làm cha mẹ, ông (Bà) có đồng ý
với ý kiến trên không? Về vấn đề này kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có:
91% khách thể cho rằng đồng ý.
6% khách thể còn phân vân chưa biết có cần phải học cách làm cha mẹ
không.
3% người được hỏi trả lời không đồng ý với ý kiến trên.

Qua kết quả trên cho chúng ta thấy: Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái, vì họ đã cho rằng “
Cần phải học làm cha mẹ và hầu hết họ đều lý giải rằng: “Ngoài bẩm sinh làm
cha mẹ, cần phải học hỏi thêm cách làm cha mẹ để nuôi day và định hướng cho
con”. Cũng bởi vì, không phải ai sinh ra cũng biết cách làm cha mẹ.
Đây là giải thích của khách thể cho câu trả lời “Đồng ý là phải học cách
làm cha mẹ”. Qua đó cho chúng ta thấy họ đều nhận thức được là cần phải học
làm cha mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số 6% là phân vân không biết có phải học
làm cha mẹ không. Họ trả lời là “Phân vân” và họ giải thích là tôi cũng chưa biết
là có cần phải học không, tuy nhiên có lẽ học thì sẽ có cách giáo dục tốt hơn.
Còn có 3% cho rằng “Không đồng ý” phải học làm cha mẹ, họ giải thích là làm
cha mẹ là bẩm sinh cần gì phải học. Tuy nhiên đây không phải là số đông đêu
cho là như vậy, chỉ là thiểu số. Chứng tỏ vẫn còn tồn tại những con người có
cách nghĩ sai lệch về giáo dục cho con cái, họ cho là cần gì phải học cũng vẫn
giáo dục con nên người. Nhưng giáo dục đạo đức hiện nay là một vấn đề quan
trọng, khi mà nhiều giá trị đạo đức không được coi trọng. Vì vậy chúng ta những
bậc làm cha làm mẹ rất cần phải biết và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo
dục đạo đức cho con cái. Vì đây là lứa tuổi rất thuận lợi để giáo dục đạo đức khi
mà chúng còn chưa biết, chưa va vấp xã hội.
Chúng ta quay lại phân tích ý kiến đa số hầu hết khách thể đều nhận thức
được cần phải học cách làm cha mẹ, có như vậy mới giáo dục con cái được tốt
và có hiệu quả cao. 70 người họ còn cho rằng “Giáo dục đạo đức cho trẻ là cả
một nghệ thuật, một khoa học” không ai không học mà có cách giáo dục tốt
12
được, hay cho rằng cha mẹ là tấm gương cho con cái học tập vì vậy cha mẹ cần
nghiêm túc, đúng mực, hàng ngày các cháu học theo và thường xuyên tiếp xúc
“Nhân nào thì quả ấy” các khách thể đều nhận thức đều phải học cách làm cha
mẹ. Vậy họ học cách làm cha mẹ bằng cách nào khi chúng tôi đặt câu hỏi: Ông (
Bà) thường tiềm hiểu cách giáo dục qua phương tiện gì.
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. Các nhận thức của cha mẹ về việc tìm hiểu cách giáo dục
TT Nội dung
Số
lượng
Tần
xuất
1 Qua sách báo về tâm lý và phương pháp giáo dục con cái 50 25%
2 Qua các thế hệ trước 23 11,5
3 Qua thầy cô giáo của con mình 47 23,5
4 Qua các chương trình trên truyền hình và đài phát thanh 90 45
Như vậy qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy: Số khách thể sử dụng
phương thức tìm hiểu cách giáo dục qua các chương trình trên đài truyền hình và
đài phát thanh là nhiều nhất chiếm 45%. Ngoài ra họ tìm hiểu cách giáo dục cho
con cái qua sách báo về tâm lý và phương pháp giáo dục con cái cũng cao chiếm
25%. điều này cho thấy họ đã thực sự tìm hiểu cách giáo dục con và phương tiện
của họ là qua phương tiện truyền thông đại chúng và qua sách báo về tâm lý là
nhiều nhất. Điều này cũng phù hợp bởi vì đa số các gia đình cha mẹ đều đi làm
nên chỉ có buổi tối họ mới có thời gian và điều kiện để có thể thực hiện vai trò
trách nhiệm giáo dục con cái. Mà qua ti vi và đài phát thanh thì họ có thể vừa
xem vừa nghe và làm những công việc khác. Như vậy thì họ có thể tiết kiệm
thời gian mà vẫn học được phương pháp để giáo dục con cái của mình. Họ có
thể vừa ăn cơm vừa xem ti vi, vừa nghe đài hay vừa rửa bát và thu dọn đồ, họ
cũng có thể vừa xem và nghe được. Vì vậy đa số khách thể chọn phương thức
tìm hiểu cách giáo dục qua đài, qua sách báo.
Ngoài ra còn số lượng lớn 23,5% tìm hiểu phương pháp giáo dục qua thầy
cô giáo của con mình. Đây là một cách tìm hiểu phương pháp giáo dục rất có
hiệu quả vì thầy cô giáo là người rất am hiểu cách thức giáo dục đó là nghề
nghiệp của họ mà.
13
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng, số lượng người tìm hiểu cách giáo

dục qua thế hệ trước là ít nhất chỉ chiếm 11,5%. Tại sao lại như vậy, có lễ do
hiện nay đa số họ đều kết hôn và ra ở riêng vì vậy ít có thời gian tiếp xúc với cha
mẹ của họ.
Khi tìm hiểu về nhận thức, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho
con cáI cần phải xem xét các bậc cha mẹ đã giành thời gian giáo dục con như
thế nào, họ có tham gia chơi với con cái không. Kết quả nghiên cứu về thời gian
cha mẹ giành cho con cái trong một ngày là bao nhiêu. chúng tôi thu được kết
quả thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 3: Thời gian cha mẹ giành để giáo dục chăm sóc con cái trong một
ngày
TT Thời gian Số lượng Tần xuất
1 1h 45 22,5
2 2h 57 28,5
3 3h 81 41
4 Nhiều hơn 3h 17 8
Qua nghiên cứu bảng số liệu trên chúng ta thấy: Đa số các bậc cha mẹ
giành cho con cái 3h trong 1 ngày (41%), còn số người giành cho con nhiều hơn
3giờ trong 1 ngày chiếm rất ít (8,0%), 1giờ (22,5%). Tuy nhiên việc giành thời
gian nhiều là rất tốt, nhưng cần nhất vẫn là hiệu quả giáo dục. Chúng ta có thể ở
nhà cả ngày với con nhưng không hiểu con hay không tham gia chơi với con,
chăm sóc dậy dỗ nó thì quả là vô ích. Nhưng còn một nguyên nhân nừa nhằm
giải thích cho việc này đó là do họ bận công việc và do thay đổi quan niệm cả
chồng và vợ đều tham gia công việc ngoài xã hội nên thời gian giành cho con là
ít hơn. Nhưng ta cũng không thể kết luận là vì vậy nên con họ không ngoan hay
chất lượng giáo dục là kém cả. Khi tính tương quan giửa thời gian giáo dục và
chất lượng giáo dục chúng tôi củng thu được kết quả như vậy. Với thời gian là
3giờ trong một ngày thì có 17% là ngoan và 24% là bình thường; Nhiều hơn
3giờ trong 1 ngày thì có 6% là ngoan và 2% là bình thường, thời gian 1h có
9,5% là ngoan và 11,5% là bình thường. Như vậy một lần nữa khảng định thời
gian không tỉ lệ thuận với kết quả giáo dục. Tuy nhiên việc phân định thời gian

14
như vậy là rất khó có thể định lượng được một cách chính xác. Nhưng chúng tôi
không thể bỏ qua câu hỏi này, bở vì chúng ta có quan tâm đến con cái, có nhận
thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái thì chúng ta
việc đầu tiên là phải giành thời gian cho con.
Các bậc cha mẹ ngày càng sinh ít con, cho nên họ có điều kiện chăm sóc
con cái của mình, giành thời gian và vật chất cho con. Họ đều hiểu rằng giáo dục
đạo đức cho con cái ngay từ lúc còn nhỏ là quan trọng và rất khó, lứa tuổi với
những tính cách trái ngược và đang hình thành nhân cách là rất quan trọng. Họ
luôn tìm hiểu cách giáo dục con, giành thời gian cho chúng. Giáo dục trẻ em là
một việc rất khó, phải rất kiên nhẫn và luôn tìm hiểu để nắm bắt tâm lý của
chúng.
Tóm lại đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của
giáo dục đạo đức cho con cái và vì vậy họ cho rằng: Cần phải học cách giáo dục
con và giành thời gian cho con cái, cần hiểu cách giáo dục con qua nhiều
phương thức khác nhau nhưng đa số họ đều sử dụng phương thức xem sách báo,
vô tuyến và đài phát thanh.
Khi xét khía cạch học vấn thì nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo
dục đạo đức thì đa số các khách thể có trình độ học vấn đại học, cao đẳng cho
rằng: Rất cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái. Còn những người có trình
độ học vấn thấp hơn dưới phổ thông trung học thì rất ít người cho rằng rất cần
thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái.
Điều này được giải thích như sau: do cha mẹ có trình độ học vấn thấp nên
hạn chế về mặt tri thức khoa học và bên cạnh đó do công việc lao động nặng
nhọc, chiếm mất hết thời gian và khi chở về nhà thì mệt mỏi nên nhận thức của
họ cũng có những hạn chế. Họ sinh con ra nhưng không quan tâm nhiều đến
giáo dục cho con. Các bậc cha mẹ có trình đọ học vấn cao thì sự hiểu biết về
khoa học, về sự phát triển, sự cần thiết giáo dục là nhiều nên đa số các bậc cha
mẹ nhận thức được là cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái.
Xem xét sự khác biệt về nhận thức, cần tìm hiểu vể giới và sự nhận thức

của họ và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức. Để thấy xem nhận thức của họ
15
có liên quan tỉ lệ với các giới khác nhau không? Vấn đề này thể hiện qua bảng
sau.
Bảng 4: Mối quan hệ giữa nhận thức và giới.
Giáo dục đạo đức là
Giới tính
Nữ Nam
Rất cần thiết 120 – 60% 62 – 31%
Cần thiết 8 – 4% 10 – 5%
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy sự nhận thứ về tầm quan trọng
trong giáo dục đạo đức liên quan và có sự khác biệt đối với các giới khác nhau.
Đó là giới nữ thì chiếm 60% là nhận thức được rất cần thiết phải giáo dục đạo
đức cho con cái. Còn lại trong số đó là giới nam có 31% nhận thức được là rất
cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái. Tỉ lệ nhận thức của nữ về tầm quan
trọng trong giáo dục đạo đức gần gấp đôi nam giới. Điều này có thể giải thích
rằng: do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, thì đa số phụ nữ giữ vai trò
giáo dục con cái là chủ yếu, quan trọng hơn nam giới. Nam giới họ có bổn phận
phải kiếm tiền và đảm bảo vật chất cho vợ con.
Tóm lại đa số khách thể được nghiên cứu nhận thức được tầm quan
trọng về giáo dục đạo đức cho con cái, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa trình
độ học vấn và giới tính.
II. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI
Việc nhận thức được cần phải giáo dục cái gì cho con cái là rất quan
trọng. Bởi lễ một nhà giáo dục bao giờ cũng phải đặt mục tiêu giáo dục là gì. Cụ
thể là giáo dục cái gì thì mới có thể tiến hành giáo dục. Nếu chúng ta tiến hành
giáo dục mà không biết giáo dục cái gì thì không thể có kết quả được.
Nội dung giáo dục đạo đức cho con cái, chúng tôi xem xét một số nội
dung cần giáo dục cho con cái trong gia đình. Kết quả nghiên cứu nhận thức của

các bậc cha mẹ về nội dung giáo dục được thể hiện trong bảng sau
Bảng 5: Các nội dung giáo dục đạo đức.
TT Nội dung Số phiếu Tỉ lệ %
16
1 Lòng nhân ái 174 86,01
2 Vâng lời kính trên nhường dưới 187 93,5
3 Tôn trọng quy định ở gia đình, nhà trường 182 91
4 Yêu lao động 170 85
5 Trung thực, thật thà 189 94,5
6
Tất cả các ý trên
145 72,5
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: đa số khách thể đều nhận thức được
các nội dung giáo dục đạo đức trên. Tuy nhiên nhận thức của họ về nội dung
giáo dục đạo đức “trung thực thật thà” Là cao nhất chiếm 94,5%. Tiếp theo là
phẩm chất vâng lời, kính trên nhường dưới 93,5%, tôn trọng quy định ở gia đình
nhà trường 91%.
Sở dĩ họ nhận thức như vậy cũng dễ hiểu. Trong các hoat động xã hội một
trong những yêu cầu thường xuyên đối với cá nhân là phẩm chất đạo đức trung
thực. Phẩm chất này là cơ sở để tạo nên đời sống đạo đức của mỗi cá nhân. Cho
nên trong giáo dục đạo đức, phẩm chất trung thực được coi là yêu cầu đầu tiên
tối thiểu cần phải có ở mỗi cá nhân. Một người có đạo đức không thể là một
người thiếu trung thực, và một người trung thực sẽ là một con người có được
một nền tảng đạo đức.
Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được các nội dung giáo dục trên, tuy
các phẩm chất có sự chênh lệch nhưng không nhiều.
Điều này có thể được giải thích như sau: Tỉ lệ ngày nay sinh ít con là
chiếm nhiều cho nên đa số cha mẹ quan tâm giáo dục đạo đức cho con cái. Và vì
vậy họ có thời gian để tìm hiểu nội dung giáo dục cho con cái. Qua các phương
tiện truyền thông và đặc biệt hiện nay trên vô tuyến nhiều các chương trình giáo

dục cho con cái được thực hiện, nên các bậc cha mẹ có thể qua đó để tìm hiểu.
Một lý do nữa là do nhận thức của các bậc cho mẹ về trách nhịêm giáo ducj cho
con cáI ngày càng được nâng cao. Như vậy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức
được về nội dung giáo dục đạo đức cho con cái.
17
Để nghiên cứu nhận thức về nội dung giáo dục đạo đức chúng tôi có đặt
câu hỏi: Theo ông (Bà) đối với trẻ nhỏ nội dung giáo dục nào là quan trọng hơn.
Chúng tôi thu được kết quả như sau:
87,5% khách thể cho là giáo dục cả đạo đức và trí tuệ.
13,5% khách thể cho rằng giáo dục đạo đức.
7,8% khách thể cho rằng cần giáo dục trí tuệ.
Như vậy đa số các khách thể hiểu rằng: Cần phải gíao dục cả đạo đức và
trí tuệ. Họ lý giải rằng “Cần rèn luyện cả đạo đức và trí tuệ, nếu thiếu một trong
hai trẻ sẽ phát triển lệch lạc không toàn diện” như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà
không có đức thì vô dụng và có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Hay khi trẻ học tốt vẫn cần có lòng tốt, không chỉ có trí tuệ để chuẩn bị cho
tương lai mà trẻ cần có đạo đức để sống tốt hơn. Qua giải thích của họ cho
chúng ta thấy họ đều nhận thức được là giáo dục được cả tài và đước là rất quan
trọng vì trẻ cần phát triển một cách toàn diện
Còn lại 13,5% cho là chỉ giáo dục đạo đức. Họ giải thích: đạo đức là cái
gốc của nhân cách cho nên giáo dục đạo đức là hàng đầu.
Còn 7,8% cho là chỉ cần gáo dục trí tuệ. Họ cho rằng những quy tắcc ứng
sử trẻ sẽ học được hàng ngày còn giáo dục trí tuệ là cần thiết, nếu có được nhiều
kiến thức thì các cháu sẽ tự nhận thức được về đạo đức.
III. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI
Giáo dục con cái là một khoa học và nghệ thuật. Chúng ta nghiên cứu vấn
đề gì? Sự lựa chọn phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ như thế nào? Họ
nhận thức như thế nào về phương pháp giáo dục.Có rất nhiều phương pháp giáo
dục nói chung, phương pháp giáo dục đạo đức nói riêng.Trong đề tài này chúng

ta nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu đưa ra một số phương pháp giáo dục đạo đức
tiêu biểu nhất
Kết quả nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trong bảng số liệu
sau:
Bảng 6: Phương pháp giáo dục đạo đức
18
TT Nội dung phương pháp giáo dục
Số
phiếu
Tỉ lệ
%
1
Giáo dục băng những hành vi gương mẫu của cha mẹ
176 8,5
2
Giáo dụ bằng những hình thức khen thưởng,kỉ luật hợp

145 72,5
3 Thường xuyên uốnnắn hành vi của trẻ 185 92,5
4 Giáo dục bằng những tấm gương trong truyện cổ tích 135 67,5
5 Hành vi tốt của những người xung quanh 152 76
6 Nhắc nhở khi trẻ mắc lỗi 164 52
Qua bảng số liệu chúng ta thấy đối với các bậc cha mẹ được hỏi thì
phương pháp thường xuyên uốn nắn hành vi ứng xử của con cái là chiếm ưu thế
nhất. có 92,5% khách thể nhận thức là cần phải sử dụng phương pháp này. Bên
cạnh đó có phương pháp giáo dục con cáI bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ
cũng được nhiều khách thể nhận thức 88%. Còn lại phương pháp giáo dục
bằng những tấm gương trong các câu truyện cổ tích là thấp nhất chỉ chiếm
67,5%.
Hình thức giáo dục bằng tấm gương trong truyện cổ tích là một hình thức

rất quan trọng đối với giáo dục con cái lúc còn nhỏ, nhưng số người sử dụng
phương pháp này lại chiếm số ít.
Không biết có phải hình thức giáo dục tấm gương trong truyện cổ tích này
khó thực hiện và mất thời gian của các bậc cha mẹ hay là do ngày nay các bậc
làm cha làm mẹ cũng biết đến các câu truyện cổ tích hoặc là do họ không nhận
thức được vai trò của truyện cổ tích đôí với sự phát triển tâm lý của trẻ.
Đa số nhận thức được về việc sử dụng phương pháp giáo dục bằng hành
vi gương mẫu của cha mẹ có thể vì rằng nhận thức của các bậc cha mẹ được
nâng cao hơn không còn cách lý chỉ giáo dục bằng lý thuyết suông bằng răn đe
bắt trẻ phải làm thế này thế khác bắt trẻ phải nghe theo cha mẹ mà trẻ không
thích đa số cho rằng "cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo và học tập. Vì
vậy nhận thức về phương pháp này đa số các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho
rằng " Mình phải gương mẫu trong mọi hành vi để cho các con học tập theo"
đây là phương pháp giáo dục quan trong và phù hợp với tuổi trẻ đang phát triển
19
và hình thành nhân cách mọi thứ đối với trẻ là xa lạ vì vậy cần có một mô hình
chung một khuôn mẫu chung cho trẻ bắt chước học tập theo.
Ngoài ra còn hai hình thức giáo dục bằng hình thức khen thưởng, kỷ luật
hợp lý và giáo dục bằng những hành vi tốt của những người xung quanh cũng
được khách thể đánh giá cao và nhận thức được cần phải sử dụng hình thức này
để giáo dục con cái.
Để làm rõ hơn về phương pháp "Giáo dục bằng hành vi gương mẫu của
cha mẹ" chúng tôi đặt câu hỏi theo ông (bà) lối sống cách cư xử của mình ảnh
hưởng như thế nào đến con cái" Chúng tôi thu được kết quả là:
82% khách thể cho là rất ảnh hưởng.
11,5% khách thể cho là ít ảnh hưởng.
6,5% khách thể cho là không ảnh hưởng
Qua kết quả thu được trên ta thấy hơn 82% các bậc cha mẹ được hỏi cho
là hành vi của mình có ảnh hưởng đến con cái họ giải thích là do cha mẹ thường
xuyên tiếp xúc với con cái trong mắt các con cha mẹ luôn là tấm gương cho các

con học tập như vậy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được rằng giáo dục trẻ
bằng hành vi gương mẫu là phù hợp và đạt hiểu quả cao việc sử dụng hình thức
giáo dục này có liên quan đến sự hiểu biết của họ về tính cách của con trẻ.
Còn 11,5% cho là ít ảnh hưởng và6,5% cho là không ảnh hưởng con số
này là tương đối ít so với con số nhận thức được về hành vi của mình có ảnh
hưởng đến con cái những tại sao lại như vậy, đó là do hạn chế về trình độ học
vấn hay do họ không quan tâm đến con cái họ không tự nhận thức được bản thân
hành vi của mình là ảnh hưởng nhiều đến con cái mà họ cho rằng chỉ những
điều họ dậy bảo như thế này như thế khác đó mới là giáo dục con cái.
Liên quan đến hình thức phương pháp " giáo dục bằng những hình thức
kỷ luật khen thưởng hợp lý" chúng tôi đặt thêm câu hỏi cụ thể về sự khen
thưởng của họ xem họ nhận thức là khen thưởng như thế nào bằng hình thức
nào bởi vì hình thức khen thưởng là hình thưc giáo dục rất phù hợp với lứa tuổi
còn nhỏ tuy nhiên sự khen thưởng và kỷ luật phải là hợp lý, và sử dụng hình
thức khen thưởng này.Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:
20
Bảng 7: Các hình thứ khen thưởng
TT Nội dung hình thức khen thưởng Số lượng Tần suất
1 Khen thưởng động viên 129 64,5
2 Thưởng quà 41 20,5
3 Cho tiền 25 12,5
4 Không làm gì cả 5 2,5
Qua bảng số lượng trên cho ta thấy: Việc cha mẹ sử dụng hình thức khen
thưởng động viên là chiếm ưu thế nhất hoặc hình thức cho tiền thì chỉ chiếm
12,5% và không làm gì cả chiếm 2,5%. Kết quả này chứng tỏ các bậc cha mẹ đã
nhận thức được việc sử dụng hình thức khen thưởng hợp lý. Chúng ta không thể
khen thưởng con cái bằng cách cho tiền. Nhiều người giải thích rằng các cháu
có ý thức về việc làm luôn gắn với động cơ là vật chất. Hoặc làm cho trẻ thực
hiện công việc cha mẹ yêu cầu theo mục đích xấu. Nếu cho tiền các cháu thì các
bậc cha mẹ đã đi sai mục đích giáo dục đạo đức cho con cho tiền sẽ làm cho trẻ

hư và trở nên dối trá chứa không đem lại hậu quả giáo dục đạo đức, trẻ sẽ có
quan niệm gắn việc làm với tiền, với vật chất quá sớm. Đa số cho rằng chỉ nên
động viên trẻ, và có 20,5% cha mẹ sử dụng hình thức thưởng quà và họ cho
rằng trẻ con đưa nào cũng thích được khen và đây là hình thức có hiệu quả
trong công tác quản lý nhân sự cũng như trong công tác quản lý gia đình.
Như vậy cha mẹ sẽ sử dụng hình thức khen thưởng như thế nào? Cũng
phụ thuộc vào việc họ hiểu tâm lý của con cái là thích được khen vì vậy đa số
họ sử dụng khen thưởng động viên và không dùng hình thức cho tiền đối với
các cháu còn nhỏ tuổi. Đối với con cái lứa tuổi lớn hơn chúng ta có thể sử dụng
hình thức cho tiền vì các cháu lớn đã nhận thức được tương đối tốt. Nếu chúng
ta cho các cháu tiền kết hợp với động viên khen ngợi các cháu khi các cháu đạt
được ets quả tốt trong lao động, học tập thì sẽ làm cho các cháu phấn khởi và cố
gắng hơn rất nhiều trong lao động học tập.
Tóm lại: Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được về phương pháp giáo
dục. tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa việc sử dụng các phương pháp, chỉ có
phương pháp thường xuyên uốn nắn hành vi là chiếm ưu thế. Và bên cạnh đó
21
hình thức giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ cũng không kém phần
quan trọng.
Tuy xem xét tương quan giữa trình độ học vấn và sử dụng hình thức đánh
đòn chúng tôi thu được kết quả sau; 0,5% người có trình độ học vấn là sử dụng
hình thức đánh đòn; 5,5% người có trình độ cao đẳng là sử dụng hình thức đánh
đòn; 3% người có trình độ dưới PTTH là sử dụng hình thức đánh đòn.
Qua đó cho thấy rất ít người sử dụng hình thức đánh đòn với con cái, họ
nhận thức được rằng không nên đánh đòn, đều chứng tỏ quan điểm thương cho
roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ngày nay không còn chiếm ưu thế. Mà đa số
các bậc cha mẹ cho rằng muốn giáo dục con cần tôn trọng con và nhân cách của
con, không nên đánh đòn con cái, đánh đòn là một cách giáo dục tồi. Tuy nhiên
vẫn còn một số ít người sử dụng hình thức đánh đòn con cái, có sự chênh lệch
giữa trình độ học vấn cao và thấp trong việc sử dụng hình thức đánh đòn .

Tóm lại: Phương pháp chiếm ưu thế là phương pháp thường xuyên uốn
nắn hành vi ứng xử của trẻ, và phương pháp đứng ở vị trí thứ 2 đó là giáo dục
bằng hành vi guơng mẫu của cha mẹ. Việc sử dụng phương pháp giáo dục
được các bậc cha mẹ cho rằng căn cứ vào tính cách của con trẻ để tìm ra
phương pháp giáo dục phù hợp nhất cũng có sự chênh lệch giữa trình độ học
vấn và giới trong việc sử dụng hình thức giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nữ thường sử dụng hình thức giáo dục bằng nhắc nhở và giải quyết đối với
người có trình độ họ vấn cao thì chỉ có một khác thể là sử dụng hình thức đánh
đòn.
IV. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ CÁC YẾU TỐ KHÁC
LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI
Giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục nói chung đều không thể không
quan tâm đến khách thể của quá trình giáo dục. Chúng ta thật khó mà giáo dục
đối tượng tốt nếu chúng ta không biết đối tượng đó như thế nào (Tính cách, sở
thích, nhu cầu…). Chúng tôi đặt câu hỏi “Theo ông (Bà) để gioá dục đạo đức
được tốt có cần phải hiểu tâm lý của các con không ? Về câu hỏi này chúng tôi
thu được kết quả sau:
22
97,5% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là rất cần thiết.
1,5% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là ít cần thiết.
1% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là không cần thiết.
Kết quả này cho ta thấy đa phần khách thể nghiên cứu đều nhận thức
được cần phải hiểu tâm lý của con cái thì mới giáo dục đạo đức cho con được
tốt. Họ lý giải điều này như sau: muốn có phương pháp giáo dục phù hợp thì cần
dựa vào tâm lý của đối tượng, hiểu tâm lý của các con là tâm đIểm của sự thành
công trong giáo dục đạo đức. Nếu không hiểu các con thì xẽ gây tổn thương đến
tình cảm của các con, như vậy giáo dục không đạt được hiệu quả cao. Tóm lại ý
kiến của họ đều nhận định là cần phải hiểu tâm lý con cái để có phương pháp
giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Nếu không hiểu tâm lý của con cái
thì không thể nào thực hiện giáo dục đạo đức có hiệu quả. Ví như một người làm

vườn muốn trồng cây tươi tốt nhưng không biết cây cần chăm sóc như thế nào,
nó cần được kho hay tưới nước thường xuyên (Không phải cây nào cần phải tưới
nước để sống hoặc có những cây không thường xuyên cần nước…) hay là nó
phù hợp với lọai phân bón nào. Chúng ta luôn có suy nghĩ cây gì mà chẳng cần
nước, như con người chúng ta không thể sống thiếu thức ăn, nhưng nếu thức ăn
có độc thì sẽ như thế nào ? Mặc dù người làm vườn này rất chăm chỉ và mong
muốn cho cây tốt tươi, nhưng khi trồng cây xương rồng nếu anh ta suốt ngày
tưới nước thì có lẽ cây sương rồng không lâu thì sẽ chết. Vì vậy để giáo dục có
hiệu quả, đặc biệt là giáo dục đạo đức thì không thể không hiểu tâm lý của con
cái.
Tuy nhiên vẩn có ý kiến cho rằng “Không hoặc ít cần thiết” phải hiểu tâm
lý, mặc dù ý kiến này chỉ là thiểu số nhưng chúng ta không nên bỏ qua. Tại sao
họ lại có suy nghĩ như vậy ? Họ giải thích rằng: “Việc giáo dục theo cách cần
suy nghĩ và hiểu đặc đIểm tâm lý của từng lứa tuổi là nhiệm vụ của nhà trường”
các bậc cha em cho rằng họ cũng giáo dục con nhưng không cần phải hiểu tâm
lý của con, như vậy họ sẽ giáo dục như thế nào ? Cách giáo dục này có đem lại
hiệu quả cao không khi mà không đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng giáo dục.
Chẳng hạn như trẻ vừa rất thích được tôn trọng và lại vừa ngang bướng. Cha mẹ
23
không hiểu tâm lý của con cha mẹ sẽ quát mắng , cáu gận con khi có mặt người
khác. Thì cách giáo dục này, thái độ này sẽ càng làm cho trẻ bị thu mình hoặc lỳ
lợm ngang bướng hơn, trẻ sẽ không sửa chữa mà sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy.
Nó làm như vậy là để cho cha mẹ thấy là cha mẹ đã cư xử một cách không tôn
trọng khi có mặt người lạ. Nếu cũng trong tình huống này đối với các bậc cha
mẹ hiểu tâm lý thì họ sẽ không cư xử như vậy để giáo dục con. Họ sẽ đợi khách
về nhẹ nhàng giải thích cho con là con đã làm sai và không nên lập lại.
Tóm lại không phải đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được nét tính
cách của trẻ.
Bên cạnh đó để giáo dục được tốt cho con cái cần phải giành thời gian cho
việc thực hiện giáo dục. Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi “Thời

gian ông (Bà) giành để giáo dục cho con là bao nhiêu ?” Chúng tôi thu được kết
quả là 41% khách thể cho rằng họ giành cho con 1 ngày là 3giờ, còn lại 28,5%
là giành 2giờ để giáo dục con cái, 22,5% giành thời gian 1giờ và 8,0% là giành
thời gian nhiều hơn 3giờ để giáo dục con cái. Tuy không phải cứ giành thời gian
giáo dục cho con cái là chúng sẽ ngoan. ở phần trên chúng ta thấy được mối
quan hệ giữa thời gian giáo dục và kết quả giáo dục, đây không phải là mối quan
hệ tỉ lệ thuận. Nhưng nếu chúng ta thực sự không giành chút thời gian nào để
giáo dục con cái thì chúng ta không thu được bất cứ kết quả gì cả.
Như vậy thời gian giáo dục cũng rất quan trọng mặc dù nó không tỉ lệ
thuận với kết quả giáo dục.
Chúng ta chuyển sang xem xét kết quả thu được nhận thức của các bậc
cha mẹ: Chủ thể của quá trình giáo dục. Chúng tôi đặt câu hỏi: Theo ông bà ai là
người
thích hợp nhất với việc giáo dục đạo đức cho con cái ? Chúng tôi đã thu được
kết quả như sau.
Bảng 8: Nhận thức về người giữ vai trò giáo dục tốt nhất.
TT Nội dung Số lượng Tần xuất
1 Ông bà 84 42%
2 Cha 42 21%
24
3 Mẹ 55 27,5%
4 Cả cha và mẹ 136 68%
5 Thầy cô giáo của con 121 65%
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy đa số các bậc cha mẹ được hỏi cho là
người giáo dục tốt nhất cho con cái là cả cha mẹ và thầy cô giáo. Bên cạnh đó
các khách thể còn quan tâm đến vai trò quan trọng của ông, bà trong việc giáo
dục đạo đức cho con cái của họ. Ngoài ra vẫn còn có người cho rằng: Chỉ cha
hoặc mẹ là người giữ vai trò giáo dục cho con tốt nhất 21 – 27,5%.
Có rất nhiều lý giải sung quanh vấn đề “Ai là người thích hợp cho việc
giáo dục đạo đức cho con cái”. Những khách thể cho rằng đó là cha mẹ và thầy

cô thì giải thích rằng “Cha mẹ và thầy cô là người giành thời gian cho con trẻ
nhiều nhất, là những người mong muốn cho các con tro thành người có ích”
hoặc “môi trường giáo dục tốt nhất cho con cái là cả cộng đồng không chỉ là
gia đình và nhà trường”. Còn số đông người cho rằng chỉ có cha mẹ là người
giáo dục đạo đức cho con tốt nhất thì giải thích rằng: Cha mẹ là người giần gũi
và yêu thương con nhiều nhất, cần kết hợp vai trò giáo dục của cả cha và mẹ để
tránh cho trẻ thói quên giần gũi cha hay mẹ nhiều hơn. Hay cha mẹ là người sinh
ra con cái nên chỉ có cha mẹ là thích hợp với việc giáo dục cho con cái.
Để hiểu rõ thêm vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục con cái
chúng tôi còn đặt câu hỏi: Theo ông bà trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình là
gì ? Chúng tôi thu được kết quả.
Bảng 9: Trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình.
TT Nội dung Số lượng Tần xuất
1 Trách nhiệm cha mẹ nuôi dạy con cái 153 76,5%
2 Trách nhiệm quán xuyến mọi việc trong nhà 41 25%
3 Chỉ nuôi con ăn mặc, còn dạy giỗ là việc của
nhà trường và xã hội
3 1,5%
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng đa số các bậc cha mẹ chọn
phương án là trách nhiệm cha mẹ phải nuôi dạy con cái 76.5%; Trách nhiệm
25

×