Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.05 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
2.1. Lý thuyết chung về gia đình:
2.1.1. Khái niệm:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau… (Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Các thành viên gia đình có mối quan hệ gắn bó với nhau
về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà
nước thừa nhận và bảo vệ.
2.1.2. Phân loại:
Có nhiều cơ sở để phân loại gia đình thành các loại khác nhau.
Xét về qui mô, gia đình có thể phân loại thành:
• Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con.
• Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha
mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.
[2]
• Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ
còn gọi là tứ đại đồng đường.
Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có thể
phân chia gia đình thành hai loại:
• Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia
đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người
ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ
trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ.
Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó
liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành viên trong gia đình
được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn
ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con
cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của
người lớn tuổi nhất.
• Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể
hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người


vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và
gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ
các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia
đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ
của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người bố hoặc người mẹ với các con.
Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu
gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát
triển.
2.1.3. Chức năng của gia đình:
2.1.3.1. Chức năng tái sản sinh thành viên mới cho gia đình và xã hội
Gia đình là nơi tái sản sinh con người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lực cho gia
đình và xã hội. Theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia đình có những hệ
quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con. Mặt khác, sự sinh sản trong gia đình
giúp cho việc xác định nguồn cội của con người, từ đó tránh nạn quần hôn, góp phần tạo nên
tôn ti gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo được các điều kiện cơ bản cho nòi giống phát triển.
Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong gia đình
vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nòi giống người, là cơ sở, nền tảng cho
mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển.
2.1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách
Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi con
người trong xã hội. Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân
yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng, hòa nhập vào
đời sống cộng đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình nên từ cách ứng xử
giữa các thành viên gia đình (cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha
mẹ, ông bà vừa yêu quý, vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa gia đình với họ
hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghét
thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng
những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách.
2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình

Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình
yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi thành viên
được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân bằng tâm
lý, giải tỏa ức chế,… từ các quan hệ xã hội.
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến: mái
ấm. Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con
cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng
quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau…Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gần gũi,
thân thương: từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường, … đến những quan hệ họ hàng thân
thiết.
Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và giúp
đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó đã tạo nên sợi dây vô
hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ, thân tộc lại với
nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã hội, trở
thành nền tảng của tình yêu quê hương đất nước, con người.
2.1.3.4. Chức năng kinh tế
Đây là chức năng nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp phần
vào sự phát triển toàn xã hội. Lao động của thành viên gia đình hoặc hoạt động kinh tế của
gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) lẫn
nhu cầu tinh thần (học hành, tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí). Gia đình còn là đơn vị tiêu
dùng. Việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền
tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
2.1.4. Những chuẩn mực của gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng tình
cảm gia đình, gìn giữ nếp nhà là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ
đạo. Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống
gia đình.
Văn hóa gia đình là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam. Đó là hệ

thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù, có chức năng kiểm soát, điều hành hành vi và
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội. Chính vì
thế, giữ gìn văn hóa gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa Việt Nam.
Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành
nhân cách cho các thế hệ tiếp nối.
Mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung
sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn
được trân trọng và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Sự “kính trên, nhường dưới”, yêu
thương, quan tâm chăm sóc nhau, luôn luôn được các thành viên trong các gia đình gìn
giữ. Để tạo dựng một gia đình hòa thuận, mọi thành viên trong gia đình đều phải có
trách nhiệm đóng góp công sức vun đắp, cùng chia sẻ, gánh vác các công việc của gia
đình và người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi người trong
gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình đối với gia đình.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng
ngày nay, cuộc sống của mỗi gia đình và của cả xã hội ngày càng được cải thiện. Nhịp
sống, và sự giao lưu văn hoá rộng mở, tác động thường xuyên, nhiều chiều …Các giá
trị văn hoá gia đình đứng trước những câu hỏi: tiếp thu, lưu giữ và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, chuẩn mực như thế nào? Trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ
có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá mới; là người chọn lọc,
phát triển và nhân lên những giá trị văn hoá tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình.
Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và
trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi
nguồn mọi sáng tạo, thành công, nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình mệt mỏi, là nơi
che chở mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thất bại trên đường đời. Gia đình cho chúng ta
động lực phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, thành đạt trong cuộc sống…
2.2. Giao tiếp trong gia đình là gì?
2.2.1. Cách xưng hô trong gia đình tại Việt Nam
Ngoài hai từ chính thống cha và mẹ, các vùng khác nhau có những từ khác nhau
như bố, ba, thầy để chỉ cha và má, u, mạ để chỉ mẹ.
Một số từ để chỉ mối quan hệ nếu có trong gia đình như: ông nội là cha của cha,

bà nội là mẹ của cha, ông ngoại là cha của mẹ, bà ngoại là mẹ của mẹ.
Miền Nam: bác (trai) là anh của cha, bác gái là vợ của anh của cha, chú là em
trai của cha, thím là vợ của chú, cô là chị hoặc em gái của cha. Cậu là anh hoặc em trai
của mẹ, mợ là vợ của cậu. Dì là chị hoặc em gái của mẹ. Dượng là chồng của cô hoặc
dì. Thông thường để gọi một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết
hợp với thứ của người đó (nếu có quan hệ huyết thống) hoặc thứ của chồng hoặc vợ
người đó (nếu không có quan hệ huyết thống) chẳng hạn như chú tư, vợ của chú tư
được gọi là thím tư. Con trong gia đình được gọi từ thứ hai (con đầu) trở đi, không có
con cả.
Miền Bắc: bác là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ, vợ hoặc chồng của bác cũng
được gọi là bác, chú là em trai của cha ngoài ra chú còn dùng để gọi chồng của cô hoặc
chồng của dì, cô là em gái của cha, ngoài ra cô còn dùng để gọi vợ của chú, cậu là em
trai của mẹ, mợ là vợ của cậu, dì là em gái của mẹ. Thông thường để gọi một người
trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với tên của người đó. Con
trong gia đình được gọi theo thứ tự cả, hai, ba, tư.
• Anh em bà con (họ hàng): con của chú bác gọi là anh chị em chú bác (anh chị
em con chú con bác), con của dì gọi là anh chị em bạn dì (anh chị em con dì), con của
cô cậu gọi là anh chị em cô cậu (anh chị em con cô con cậu).
• Dâu rể: gọi theo vợ hoặc chồng là người có quan hệ huyết thống với mình kết
hợp với từ dâu hoặc rể ví dụ như con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu. Hai
người chồng của hai chị em gái miền Nam gọi là anh em cột chèo, miền Bắc gọi là anh
em đồng hao hoặc đứng nắng. Hai người vợ của hai anh em trai gọi là chị em bạn dâu.
2.2.2. Lời khuyên để giao tiếp tốt:
Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao
tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn
trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến.
Do đó hãy không ngừng cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp nơi công sở để
gặt hái thành công.
• Sắp xếp suy nghĩ trước khi nói
Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay những điều mình nghĩ một cách rời rạc,

thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều không nên nói. Để tránh tình huống đó, hãy cố
gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói. Nếu tham gia một cuộc đối
thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng
dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp.
• Lắng nghe mọi người xung quanh
Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai
là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm
cho bản thân : học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không
khéo léo.
Tuy nhiên, bạn không nên copy y nguyên cách nói chuyện của người khác.
Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó
chính là bạn.
• Không phản ứng lại ngay lập tức
Cũng như lời khuyên đầu tiên, bạn nên dành khoảng 10 - 15 giây để hình thành
suy nghĩ của mình thay vì phản ứng lại ngay tức khắc trước một câu hỏi hay lời đề nghị.
• Đọc nhiều
Đây là điều rất cần thiết bởi nó là nguồn kiến thức của bạn và khi có kiến thức
bạn sẽ có cơ sở để giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn. Do đó, hãy tích cực đọc những bài
báo hay, câu chuyện ý nghĩa cả trong và ngoài lĩnh vực của bạn. Nhờ đó, bạn cũng có
thể đa dạng hóa chủ đề cho các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp và sếp ngoài công
việc.
• Xây dựng tự tin

×