Ngày dạy:
Các biện pháp tu từ về từ vựng
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm đợc khái niệm một số BPTT: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,hoán dụ đồng thời
nắm đợc bản chất, cấu tạo, tác dụng của những BPTT đó.
- HS biết vận dụng xác định, phân tích tác dụng của các BPTT đã học. áp dụng vào việc
viết các đoạn văn có sử dụng các BPTT.
- Tích hợp với Văn ở các văn bản đã và sẽ học, với TLV ở Văn miêu tả.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu
- HS: Ôn lại các kiến thức về BPTT đã học.
C/ Ph ơng pháp: Nghiên cứu, gợi tìm, diễn dịch, quy nạp.
D/ Tiến trình lên lớp:
1/ Điểm danh, ổn định tổ chức lớp.
2/Bài mới:
*. Khái niệm: Cách sử dụng những hình ảnh gọt rũa, bóng bẩy, gợi cảm.
I- Các biện pháp tu từ .
1/ So sánh:Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tơng đồng
để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em nh búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh )
Cấu tạo của phép so sánh: Gồm 4 yếu tố
- Vế A (Nêu tên sự vật, sự việc đợc so sánh );
- Vế B ( Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);
- Từ ngữ chỉ phơng diện so sánh;
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (Gọi là từ so sánh).
Tuy nhiên trong thực tế mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phơng diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể đợc lợc bớt.
- Vế B có thể đảo lên trớc vế A cùng với từ so sánh.
Các kiểu so sánh: Có hai kiểu so sánh
- So sánh ngang bằng:
VD: Nh hòn đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền
- So sánh không ngang bằng:
VD: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Tác dụng của so sánh: Gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc đợc cụ thể,
sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện t tởng, tình cảm sâu sắc.
2/ Nhân hoá: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn đợc
dùng để gọi hoặc tả con ngời; làm cho thế giới đồ vật, loài vật, cây cối trở nên gần gũi
với con ngời, biểu thị đợc những suy nghĩ, tình cảm của con ngời.
Các kiểu nhân hoá:
- Dùng những từ ngữ vốn gọi ngời để gọi vật:
VD: Trâu ơi , ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
- Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của ngời để chỉ hoạt động, tính chất
của sự vật:
VD: Tre giữ làng, giữ nớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
- Trò chuyện, xng hô với vật nh đối với ngời :
VD: Cô Gió đang rong chơi ngoài trời.
3/ ẩn dụ
- 1 -
Khái niệm: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiên tợng bằng tên sự vật, hiện tợng khác có nét
tơng đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Các kiểu ẩn dụ:
*Có 4 kiểu ẩn dụ thờng gặp là:
-ẩn dụ hình thức: Là cách gọi sự vật A bằng sự vật B
VD: Ngời Cha mái tóc bạc.
-ẩn dụ cách thức: Là cách gọi hiện tợng A bằng hiện tợng B
VD: Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
( Nguyễn Đức Mậu )
-ẩn dụ phẩm chất: Là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B
VD: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
-ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
VD: Mới đợc nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
(Tố Hữu )
4/ Hoán dụ
Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tợng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện t-
ợng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho
sự diễn đạt.
VD: áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên.
(Tố Hữu )
*Các kiểu hoán dụ: Có 4 kiểu
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
VD: Gơng cao ngọn cờ hoà bình.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đụng.
VD: Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Ngời : Hồ Chí Minh.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
VD: Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tợng.
VD: Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
( Tố Hữu )
5. Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh
gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Bác đã lên đờng theo tổ tiên
Mác, Lê-nin thế giới ngời hiền
(Tố Hữu)
6. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tợng
đợc miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tợng, tăng sức biểu cảm.
VD: Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
(Ca dao)
VD: Một số thành ngữ:
- Ruột để ngoài da.
- Bầm gan tím ruột.
- Vắt chân lên cổ.
- Mình đồng da sắt.
7. Điệp ngữ: Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm diễn
đạt, nhấn mạnh một yếu tố nào đó.
- 2 -
- Các kiểu điệp ngữ
+ Điệp ngữ nối tiếp: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu.
Cái cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
( Phạm Tiến Duật)
+ Điệp ngữ ngắt quãng: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai
(Ca dao)
+ Điệp ngữ vòng tròn:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai
8. Chơi chữ: Lợi dụng những đặc điểm về âm, về từ, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí
dỏm, hài hớc, câu văn hấp dẫn thú vị
- Các lối chơi chữ:
+ Từ đồng âm: (Sánh với Na-va ranh tớng Pháp).
+ Lối nói trại âm (gần âm): Truyền hình, tàng hình.
+ Cách điệp âm (Mênh mông muôn mẫu một màu ma).
+ Nói lái: (Con mèo cái nằm trên mái kèo).
+ Các từ trái nghĩa: (sầu riêng mà hoá vui chung một nhà).
- Sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, thơ văn, (thơ trào phúng) trong câu đối, câu
đố.
- Tác dụng: Tạo cách hiểu bất ngờ, thú vị, thể hiện sự dí dỏm, thông minh, hài hớc.
Ii/ Luyện tập tổng hợp:
Bài tập 1: Cho 2 ví dụ sau:
1/ Hỡi cô tát nớc bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
( Ca dao)
2/ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
( Thế Lữ)
a/ Từ vàng trong 2 ví dụ trên có hoàn toàn giống nhau không ? Vì sao ?
b/ Từ vàng ở ví dụ 2 có tác dụng nh thế nào trong việc thể hiện ý thơ ?
Bài làm:
Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Ngôn ngữ ta rất nhiều ý nghĩa. Vận dụng điều đó, các
thi sĩ Việt Nam xa và nay đã có những câu thơ tuyệt bút với những từ hiểu theo nghĩa rất
hay. Từ vàng trong hai ví dụ sau là một trờng hợp nh thế:
1/ Hỡi cô tát nớc bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
( Ca dao)
2/ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
( Thế Lữ)
Trớc hết ta có thể khẳng định rằng cả tác giả dân gian và nhà thơ Thế Lữ đã sử
dụng thành công từ vàng - sắc màu đặc trng của ánh trăng. Hai câu thơ là 2 bức tranh
về một đêm tràn ngập ánh trăng. Tuy nhiên, hai bức tranh đầy ánh vàng ấy lại không
hoàn giống nhau.
Từ vàng trong ánh trăng vàng là một hình ảnh ẩn dụ. Nó đợc tạo nên từ trí t-
ởng tợng phong phú của nhà thơ dân gian. Trăng đêm toả ánh sáng vàng hoà quyện
vào từng làn sang tạo nên cảnh tợng lung linh, huyền ảo, lóng lánh kim cơng.
Nhng đặc biệt và ấn tợng hơn là từ vàng trong những đêm vàng. Vàng ở
đây cũng gợi tả ánh trăng vàng song lại chủ yếu biểu thị giá trị vàng - quý giá- vẻ
đẹp huy hoàng, lộng lẫy trong hoài niệm của con hổ nhớ rừng. Đêm vàng là một hình
- 3 -
ảnh thơ đặc sắc, giàu sức biểu cảm, kết hợp với câu hỏi tu từ nào đâu diễn tả thành
công niềm tiếc nuối của con hổ giữa vờn bách thú về một thời oanh liệt vàng son, sống
tự do cùng muôn loài giữa đại ngàn hùng vĩ. Nhiều đêm vàng đã đi qua trong đời hổ
với những giây phút hạnh phúc, tự do tuyệt đối ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.
Giờ đây tất cả chỉ là kí ức vẹn nguyên, không thể thoát ra, không thể chối bỏ, nên đã đau
lại càng thêm đau. Đó cũng chính là nỗi niềm của chủ thể trữ tình.
Một từ vàng mà mang bao ý nghĩa, bao liên tởng sâu xa. Nó đã góp phần khẳng
định Tiếng Việt ta không chỉ giàumà còn rất đẹp.
Bài tập 2: Cảm nhận của em về 2 câu thơ sau:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
( Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Bài làm.
Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, em có ấn tợng nhất với hai câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Hai câu thơ tuyệt bút tả cảnh ngụ tình, đặc tả nỗi buồn. Phép nhân hoá đợc tác giả
vận dụng một cách tài tình. Tờ giấy và nghiên mực dờng nh cũng có linh hồn, cảm they
bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Tờ giấy hồng điều cứ phơi ra đấy ngày này qua ngày khác mà
chẳng đợc đụng đến đã trở nên bẽ bàng, màu đỏ phai nhạt dần, không sao thắm lên đợc
nữa. Nghiên mực cũng vậy, không đợc ngòi bút lông chấm vào nên mực đọng lại thành
nghiên sầu.
Ngòi bút tài hoa của thi sĩ Vũ Đình Liên đã động đến nơi sâu thẳm của hồn ngời,
khiến chúng ta thấm thía nỗi đau thời cuộc của ồng đồ già cô đơn, lỡ vận.
* Bài tập về nhà: Xác định và phân tích cái hay cái đẹp trong 2 câu thơ sau:
Trẻ em nh búp trên cành,
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
( Hồ Chí Minh)
Bài tập 3: Phân tích cái hay cái đẹp trong 2 câu thơ sau:
Cánh buồm giơng to nh mảnh hồn làng
Rớn thân trắng bao la thâu góp gió.
( Quê hơng - Tế Hanh)
Bài làm
Tế Hanh là con ngời của núi ấn sông Trà. Đề tài quê hơng đã gắn bó suốt cuộc đời
ông. Trong bài tơ Quê hơng đợc ông viết năm 1938, em yêu thích nhất hai câu thơ sau:
Cánh buồm giơng to nh mảnh hồn làng
Rớn thân trắng bao la thâu góp gió.
Nghệ thuật so sánh mới mẻ, độc đáo, bất ngờ và đầy lãng mạn. Hình ảnh cánh
buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng.
Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tợng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thơng vào
ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn
thuần là làm cho sự vật đợc miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng
chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài
bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi ?
Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì
quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Nghệ thuật nhân hoá cũng đợc sử dụng
rất thành công rớn thân trắng. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng
niềm tin yêu, hy vọng của bao ngời. Nhiệt tình và sức sống của con ngời truyền sang cả
- 4 -
vật vô tri khiến cho con thuyền dờng nh cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ
khoẻ khoắn, tơi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của ngời
dân làng biển.
Cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã cho em và cho đời những câu thơ tuyệt bút về Quê h-
ơng.
Bài tập 4: Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
( Quê hơng - Tế Hanh)
Bài làm.
Tế Hanh sinh năm 1921, ở Quảng Ngãi. Năm 17 tuổi đang học Trung học tại Huế,
ông viết bài thơ Quê hơng. Trong đó có câu:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Yêu làng chài là yêu những con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả, trở về nằm
ngủ im lìm trên bến. Con thuyền đợc nhân hoá gợi tả cuộc sống lao động vất vả mà yên
vui của bà con làng chài. Các chữ im, mỏi, nằm, nghe, thấm dần rất gợi cảm
và biểu cảm. Sự chuyển đổi cảm giác tài tình đã tạo nên những vần thơ giàu cãmúc và
cảm giác. Chiếc thuyền và con ngời tuy hai mà một, tuy một mà hai. Sau những chuyến
đi dài, tung hoành cùng sang gió biển khơi, thuyền trở về nh một nhà hiền triết, nh một
ngời đã trải nắng ma cuộc đời ngẫm nghĩ, suy tởng về quá khứ, hiện tại và hơn cả là nh-
ng chuyến đi trong tơng lai. Chuyến đi của ngời ngày càng trởng thành chinh phục cuộc
sống.
Bức tranh tĩnh im, nằm mà động nghe, thấm dần, cụ thể một chiếc
thuyền mà trừu tợng cả bến thuyền, nhẹ nhàng mà giàu suy tởng. Cảm ơn Tế Hanh
đã cho đời và cho em những vần thơ hay nhất, những bài học để em trởng thành.
Bài tập 5: Phân tích cái hay cái đẹp trong 2 câu thơ sau:
Quê hơng là con diều biếc,
Tuổi thơ con thả trên đồng.
( Quê hơng - Đỗ Trung Quân)
Bài làm
Quê hơng của Đỗ Trung Quân là một bài thơ hay, giàu tính nhạc điệu. Bài thơ
gồm mời sáu câu thơ lục ngôn với bảy câu đợc sáng tạo nên bằng phép tu từ so sánh.
Câu thơ nào cũng chứa chan thi vị nhng em thích nhất vẫn là câu thơ:
Quê hơng là con diều biếc,
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Nổi bật trong câu thơ là phép tu từ so sánh quen thuộc. Lấy con diều biếc so
sánh với quê hơng tạo nên một hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo. Khái niệm về quê hơng
trừu tợng đợc đem so sánh với cái cụ thể con diều đã trở lên gần gũi, thân quen. Quê
hơng yêu dấu gắn liền với hoài niệm của tuổi thơ. Cánh diều biếc làm cho ta liên tởng
đến một không gian thoáng đãng, rộng lớn, mênh mông của một vùng quê đẹp: êm ả,
thanh bình. Trên cái nền bao la đó, cánh diều bay cao, thoả sức vẫy vùng, tự do tung
cánh. Cánh diều biếc ấy là do tuổi thơ con thả trên đồng. Cánh diều nh nâng cánh -
ớc mơ của con trẻ bay cao, bay xa, đến những chân trời mới. Một từ con đợc sử dụng
rất tự nhiên, chân thành, gần gũi. Từ đó nhà thơ nói lên tình yêu quê hơng - yêu những gì
gần gũi nhất, thân thơng nhất: Yêu quê hơng cũng là yêu bầu trời, yêu cánh đồng, yêu kỉ
niệm tuổi thơ đẹp.
Hai câu thơ đã thể hiện nỗi niềm của đứa con xa quê. Và mỗi chúng ta lại thêm
yêu quê hơng hơn, gắn bó với quê hơng hơn, bởi:
Quê hơng nếu ai không nhớ,
- 5 -
Sẽ không lớn nổi thành ngời.
Bài tập 6: Cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi,
Sông im dòng đọng nắng đứng không trôi.
( Anh Thơ)
Bài làm
Với tâm hồn nhạy cảm, với bàn tay nghệ sĩ tài ba, nữ sĩ Anh Thơ đã đa vào thơ ca
của mình hình ảnh trời, mây,sông, nớc đầy thi vị:
Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi,
Sông im dòng đọng nắng đứng không trôi.
Nổi bật trong hai câu thơ là phép tu từ nhân hoá: Mây đi, trời buồn, sông im,
nắng đứng. Cảnh vật cũng nh mang tâm t tình cảm nh con ngời. Câu thơ đã vẽ ra trớc
mắt ta cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở một miền quê. Cái đẹp hiện ra từ trong tĩnh lặng. Bởi
tĩnh lặng nên gợi buồn. Vùng quê ấy yên ả, rộng rải, thanh bình quá! Có lẽ, đay là thời
điểm mùa thu nên ít mây, bầu trời quang đãng càng trở nên rộng lớn. Nhìn bầu trời ấy ta
có cảm giác nh tâm hồn thi nhân đang cảm thấy trống vắng, cô đơn, buồn đâu, tê tái. Gió
thu cũng rất nhẹ, hầu nh không có nên những chùm nắng chiếu xuống dòng sông hình
nh cô đọng lại đứng im cùng làn nớc. Mọi vật nh ngng tụ lại trong nỗi buồn man mác.
Nói trời xanh, lại thêm mây đi vắng thì bầu trời ấy càng nh xanh hơn, rộng hơn, cao
hơn nhiều và ta có cảm giác nh nhìn thấu đợc giọi nắng trên dòng sông yên ả. Phải
chăng nỗi buồn từ tâm hồn thi sĩ đa tình thấm dần sang cảnh vật. Cảnh không còn là đối
tợng để thởng ngoạn nã mà tả cảnh là để nói tình.
Hai câu thơ với phép tu từ nhân hoá đặc sắc đã gợi cho ta biết bao điều. Đồng thời,
nó cũng góp phần thể hiện nét độc đáo trong hồn thơ Anh Thơ.
Bài tập 7: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
Ngời ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)
Bài làm
Trăng vốn là ngời bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn
đời. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách
mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là ngời bạn tri âm, tri kỷ. Trong
bài thơ Ngắm trăng, Bác viết:
Ngời ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Nghệ thuật nhân hoá và đối đã đợc Bác sử dụng vô cùng tinh tế, tài tình. Bác say
mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tờng xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh
mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dờng
nh thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta
yêu đến đọ nào ?. Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự nhiên trong sâu thẳm hồn Ngời đã
đợc trăng cảm động và chia sẻ. Vầng trăng vợt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ.
Nghệ thuật nhân hoá cho thấy ngời tù cộng sản và vầng trăng đã trở nên gần gũi tự bao
giờ. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của ngời tù thi sĩ. Trong này là
nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới
của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng ngời. Nghệ thuật đối càng làm nổi bật
tinh thần thép, chất ngời cộng sản của Hồ Chí Minh.
Bài tập 8: Phân tích cái hay cái đẹp trong 2 câu thơ sau:
Dới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tờng lửa lựu lập loè đơm bông.
( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bài làm:
- 6 -
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác văn học. Trong Truyện
Kiều có nhiều câu thơ tả cảnh đặc sắc. Hai câu thơ tả cảnh mùa hè sau là một ví dụ:
Dới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tờng lửa lựu lập loè đơm bông.
Mùa hè đến. Chim quyên khắc khoải kêu suốt ngày đêm. Chim quyên đợc nhân
hoá gọi hè nh làm cho bớc đi của thời gian thêm phần thôi thúc, giục giã. Câu thơ
không chỉ có âm thanh mà còn có màu sắc. Màu sắc của khóm lựu đầu tờng rực rỡ nh
ngọn lửa. Hình ảnh ẩn dụ tinh tế lửa lựu đã gợi ra trớc mắt ngời đọc sắc đỏ thắm của
hoa lựu lúc ẩn, lúc hiện trong vòm lá xanh. Lập loè là hiện tợng nói về ánh sáng khi
loé ra, khi tắt đi. Từ láy lập loè đi liền ngay sau lửa lựu đã tạo nên hình tợng lửa
lựu lập loè đầy thi vị. Bốn phụ l liên kết trong một mạch thơ tạo nên sự phong phú về
vần điệu, ngôn từ. Thi hào không viết lựu nở hoa mà đơm bông cách dùng từ quả thật
tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng nh chim quyên, hoa lựu là biểu tợng mùa hè đồng
quê Việt Nam. Dờng nh khi miêu tả các mùa trong năm, bao giờ Nguyễn Du cũng dùng
những hình ảnh đặc trng nhất của mùa ấy. Với lửa lựu lập loè thì mùa hè rực rỡ, lung
linh, chói chang đã hiện ra đầy đủ.
Nhng hình ảnh thơ bình dị mà đầy sáng tạo, mộc mạc mà vô cùng độc đáo, kết hợp
tuyệt khéo với các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, điệp âm đã cộng hởng để dới ngòi
bút Nguyễn Du vẽ ra một bức tranh mùa hè rất đồng quê, rất bình dị và rất Việt Nam.
Bài tập 9: Khi tả Thuý Vân, Nguyễn Du viết:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cời, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nớc tóc, tuyết nhờng màu da.
? Trình bày cảm nhận của em ?
Bài làm
Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đa nghệ thuật tả cảnh, tả ngời lên đến tuyệt
đỉnh. Mỗi cảnh, mỗi ngời đều đẹp đến hoàn mĩ nhng không hề có sự trùng lặp. Khi tả
Thuý Vân, Nguyễn Du viết:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cời, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nớc tóc, tuyết nhờng màu da.
Hai chữ trang trọng gợi đợc vẻ đẹp cao sang, quý phái của Vân. Vẻ đẹp cao
sang, quý phái ấy hiện lên trên khuôn mặt, đồi mày, nụ cời, mái, làn daVà càng cao
sang quý phái hơn khi các nét đẹp ấy đợc so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trăng,
hoa, mây, tuyết, ngọc.
Tuy dùng bút pháp ớc lệ, dùng vẻ đẹp thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con ngời
với những hình ảnh quen thuộc, cụ thể. Cụ thể từ trong bút pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi
mày, mái tóc là da, nụ cời, giọng nói đến việc sử dụng các từ: đầy đặn, nở nang, đoan
trang nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Vân. Vẻ đẹp của Vân tạo nên sự hoà hợp, êm đềm
với xung quanh: mây thua và tuyết nhờng nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn
sẻ.
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Du đã cho đời những câu thơ tả ngời tuyệt bút.
Bài tập 10: Phân tích cái hay cái đẹp trong 2 câu thơ tả Thuý Kiều của Nguyễn
Du:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Bài làm
- 7 -
Với tất cả lòng quý mến và trân trọng của mình, nhà thơ thiên tài Nguyễn Du đã
viết nên những câu thơ tuyệt bút để tả Thuý Kiều. Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn giàu
tài năng. Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà vợt trội hơn hẳn Thuý Vân:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Bằng biện pháp tu từ so sánh: hoa thua thắm liễu kém xanh; ẩn dụ: làn thu
thuỷ nét xuân sơn; nhân hoá: hoa ghen liễu hờn thi hào Nguyễn Du đã khắc
hoạ bức chân dung Thuý Kiều thật sống động.
Mắt xanh trong nh nớc hồ thu, lông mày thanh tú nh dáng vẻ, nét núi mùa xuân.
Môi hang má thắm làm cho hoa ghen; nớc da trắng xinh làm cho liễu hờn. Vẫn lấy
vẻ đẹp thiên nhiên (thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp giai nhân,
đó là bút pháp ớc lệ trong thơ cổ. Vẻ đẹp của Thuý Kiều đã vợt ra ngoài khuôn khổ,
ngoài tởng tợng, ngoài quy luật của tự nhiên. Thiên nhiên, tạo hoá cũng không muốn,
không thích, không chịu đợc có ngời hơn mình nhiều quá. Hai từ ghen, hờn đã báo tr-
ớc cuộc đời Kiều chắc sẽ phải trải qua nhiều tai ơng, bất hạnh do tạo hoá ghen hờn.
Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá, nét vẽ nào cũng thần rất đẹp, một
vẻ đẹp nhân văn.
Bài tập 11: Phân tích cái hay cái đẹp trong 2 câu thơ tả cảnh mùa xuân trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Bài làm.
Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, có rất nhiều câu thơ tả cảnh đặc
sắc. Cảnh nào cũng đẹp, cảnh nào cũng làm si mê lòng ngời. Trong cảnh, có cái chói
chang, rực rỡ của mùa hè; có cái man mác của mùa thu và dịu dàng, thanh khiết mùa
xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Không gian xuân đợc mở cả hai chiều. Nếu hình ảnh Ngày xuân con én đa thoi
miêu tả những cánh én mùa xuân bay lợn, gợi một không gian theo chiều cao, thì hình
ảnh Cỏ non xanh tận chân trời mở ra chiều dài khiến cho không gian trong bức tranh
xuân rộng lớn, khoáng đạt.
Ba chữ tận chân trời là một nét vẽ thần tình, dung đợc một không gian bao la,
thoáng đãng. Tận chân trời còn là một tiếng xuýt xoa, một cảm giác đầy sảng khoái,
đầy mĩ cảm của con ngời trớc vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giáu sức sống trong sự rộng lớn,
khoáng đạt của đất trời.
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đợc miêu tả bằng bút pháp chấm phá, điểm nhãn.
Các màu trong bức tranh hài hoà một màu xanh dịu nhẹ, tơi sáng của cỏ non. Trên cái
nền ấy, xuất hiện một cành lê với vài bông hoa trắng. Hình tợng cành lê làm cho bức
tranh xuân thêm thanh tú, duyên dáng và mền mại.
Cảm ơn Nguyễn Du đã viết nên câu thơ xuân tuyệt bút với vẻ đẹp mới mẻ, tinh
khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết, sinh động và có hồn.
- 8 -