Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tóm tắt đề tài NCKH giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.42 KB, 34 trang )

Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
A/ MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài
Môn Nghệ thuật (phần Thủ công) là môn học thể hiện sự đổi mới sâu sắc và
toàn diện nhất trong hệ thống các môn học thuộc chương trình thay sách ở Tiểu
học. Là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ và
tính chất của nhà trường phổ thông : "Phổ thông, lao động, kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp và dạy nghề". Nó góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học
sinh, giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho thế hệ trẻ. Đồng
thời tạo tiền đề để phát triển năng lực lao động nghề nghiệp, hình thành kỹ năng
cho lớp người lao động kỹ thuật trong tương lai.
Trong chương trình thay sách Tiểu học, sự đổi mới của môn Nghệ thuật (phần
Thủ công) không chỉ thể hiện ở sự thay đổi tên môn học (trước đây là LĐ - KT)
mà còn thể hiện rõ ở mục tiêu, nội dung kiến thức, cách thể hiện của sách giáo
viên, PPDH, TBDH bộ môn Chính sự đổi mới sâu sắc và toàn diện của bộ
môn đã yêu cầu đội ngũ giáo viên dạy học môn Nghệ thuật (phần Thủ công) bậc
Tiểu học phải có sự cố gắng thích ứng cao mới hoàn thành được nhiệm vụ của
môn học.
Xuất phát từ thực trạng thay sách môn Nghệ thuật (phần Thủ công) của BGD
và thực tế các đợt bồi dưỡng thay sách bộ môn ở các PGD tỉnh Quảng Ngãi,
đồng thời xuất phát vị trí, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn LĐ - KT ở
trường CĐSP Quảng Ngãi là đào tạo đội ngũ giáo viên dạy môn Nghệ thuật
(phần Thủ công) cho các trường Tiểu học của tỉnh nhà. Trong thời gian từ tháng
9/2005 đến tháng 5/2007, được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của các
cấp quản lý giáo dục từ các PGD đến các trường Tiếu học, nhờ sự giúp đỡ nhiệt
tình của đội ngũ giáo viên đứng lớp dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) và
học sinh các lớp 1, 2, 3 của 12 trường Tiểu học thuộc 3 huyện, thành phố: huyện
Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài "Thực tế dạy và học thay sách môn Nghệ thuật (phần Thú công)
lớp 1, 2, 3".
II - Mục tiêu của đề tài


1. Nhận biết được chương trình và sách giáo viên môn Nghệ thuật (phần Thủ
công) lớp 1, 2, 3 ở Tiểu học.
2. Biết được thực trạng dạy và học thay sách bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ
công) ở lớp 1, 2, 3 bậc Tiểu học ở một số huyện tỉnh Quảng Ngãi để có nhận xét
và đề xuất với các cấp quản lý giáo dục về việc nâng cao chất lượng day và học
thay sách bộ môn.
3. Bổ sung cho giáo viên dạy LĐ - KT của trường CĐSP Quảng Ngãi vốn
thực tế phổ thông để góp phần nấng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên
1
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) cho các trường Tiếu học của tỉnh Quảng
Ngãi.
III - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu hệ thống lý luận về thay sách phổ thông Tiểu học nói chung ,
bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công) nói riêng.
2. Nghiên cứu chương trình thay sách Tiểu học, đi sâu tìm hiểu chương trình
và sách giáo viên bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công) để có những đề xuất xác
đáng về dạy và học thay sách bộ môn.
3. Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học thay sách bộ môn Nghệ thuật
(phần Thủ công) ở lớp 1, 2, 3 (việc thực hiện chương trình, sách giáo viên,
PPDH, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục,
chất lượng học sinh, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học bộ môn ) bậc Tiểu học
của 12 trường thuộc 3 huyện, thành phố tỉnh Quảng Ngãi.
4. Có ý kiến nhận xét và giải pháp đề xuất với quản lý giáo dục các cấp của
Tỉnh và trường CĐSP Quảng Ngãi về dạy và học thay sách bộ môn và đào tạo
đội ngũ giáo viên Nghệ thuật (phần Thủ công) cho các trường Tiểu học của tỉnh
Quảng Ngãi.
IV - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1. Các văn bản về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, PPDH ở Tiểu học
nói chung và bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công) nói riêng.

2. Chương trình thay sách Tiểu học, chương trình và sách giáo khoa thay sách
bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công).
3. Đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công)
lớp 1, 2, 3; Ban giám hiệu của 12 trường Tiểu học; lãnh đạo 3 Phòng GD-ĐT
thành phố Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa.
V - Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1. Dùng hệ thống phương pháp nghiên cứu văn bản để tìm hiểu các vấn đề lý
thuyết liên quan đến thay sách bậc Tiểu học nói chung và thay sách bộ môn
Nghệ thuật (phần Thủ công) lớp 1, 2, 3 nói riêng.
2. Dùng hệ thống phương pháp điều tra giáo dục:
- Điều tra bằng Phiếu điều tra Ban giám hiệu và giáo viên trực tiếp đứng
lớp dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) lớp 1, 2, 3 của 12 trường Tiểu học
thuộc 3 huyện, thành phố tỉnh Quảng Ngãi.
- Điều tra bằng Phiếu điều tra lãnh đạo Phòng GD - ĐT của 3 huyện, thành
phố tỉnh Quảng Ngãi.
2
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
- Điều tra và trực tiếp quan sát hoạt động dạy và học bộ môn Nghệ thuật
(phần Thủ công) lớp 1, 2, 3 của 12 trường Tiểu học thuộc 3 huyện, thành phố
tỉnh Quảng Ngãi.
- Xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
VI - Đóng góp mới của đề tài
1. Về lý luận:
Góp phần khẳng định tính ưu việt của sự đổi mới mục tiêu, nội dung
chương trình, sách giáo viên, PPDH bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công) lớp
1, 2, 3 ở Tiểu học.

2. Về thực tiển:
Bổ sung cho giáo viên dạy LĐ - KT ở trường CĐSP Quảng Ngãi vốn hiểu
biết về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự đổi mới mục tiêu, nội dung chương

trình, sách giáo viên, PPDH, TBDH môn Nghệ thuật (phần Thủ công) lớp 1, 2,
3 để góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) ở
các trường Tiểu học tỉnh Quảng Ngãi đạt chất lượng cao.
3
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
B/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I - Hệ thống lý luận thay sách Tiểu học
1. Giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với moi trẻ em từ sáu đến mười bốn
tuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp mốt một đến lớp năm. Tuổi của
học sinh vào học lớp một là sáu tuồi.
(theo Điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)

2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ
năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ
nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học THCS.
(theo Điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)
3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học
- Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết
về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và
tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu
về nghệ thuật.
- Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lai niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
(theo Điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)

4. Đổi mới phương pháp dạy học

a/ Sự cần thiết phải đổi mới PPDH
Nghị quyết TW 4 khoá VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ "Đổi mới PPDH ở tất cả
mọi cấp học, bậc học". Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12-1996) nhận định:
"Phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính
chủ động, sáng tạo của người học". Mặc dù ở Tiểu học đã xuất hiện ngày càng
nhiều giờ dạy theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực chiếm
lĩnh tri thức song nhiều nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự giác ngộ về đổi mới
PPDH trong mục tiêu đào tạo con người mới năng động, sáng tạo phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên chưa từ bỏ được thói quen theo kiểu thầy
đọc, trò chép. Hậu quả là học sinh chưa biết tự học theo hướng tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo.

4
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
b/ Định hướng đổi mới PPDH
Nghị quyết TW 4 khoá VII đã xác định "Khuyến khích tự học" phải "Áp dụng
những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Nghị quyết TW 2 khoá VIII tiếp tục
khẳnh định: "Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,
đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh
viên đại học". Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục ở
khoản 2 điều 24: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo cúa học sinh, phù hợp với đặc điềm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh".

c/ Đổi mới PPDH môn Nghệ thuật (phần Thủ công)
- Để đổi mới phương pháp trước hết đồi hỏi giáo viên cần nắm chắc mục tiêu,
nội dung chương trình Thủ công. Mục tiêu quy định nhiệm vụ về các mặt giáo
duc, cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy và hình thành thái độ
đúng đắn đối với lao động. Đó là định hướng cơ bản mà mỗi giáo viên cần quán
triệt để xác định phương pháp giảng dạy.
- Trên cơ sở quán triệt mục tiêu, giáo viên phải hiểu rõ chuẩn kiến thức của
nội dung từng lớp. Chuẩn kiến thức xác định mức độ nội dung của từng đơn vị
kiến thức, đồng thời gợi ý để chuẩn bị về đồ dùng dạy học và phương pháp
giảng dạy.
- Đổi mới phương pháp thể hiện từ việc xây dựng chương trình, viết tài liệu,
sách, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Để đổi mới
phương pháp giảng dạy giáo viên không chỉ làm mẫu cho học sinh bắt chước,
mà trước khi thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát nguyên vật
liệu, dụng cụ, quy trình kỹ thuật, phát huy năng lực làm việc độc lập sáng tạo
của học sinh.
- Để tạo điều kiện cho học sinh quan sát, giáo viên cần tăng cường sử dụng đồ
dùng trực quan có kích thước đủ lớn, màu sắc hài hoà.
- Trong thực hành, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh thực hiện đúng
công nghệ, làm việc theo kế hoạch, phát huy năng lực sáng tạo. Đó là nguyên tắc
quan trọng trong quá trình lao động. Mặt khác, cần đòi hỏi học sinh đã lao động
phải ra sản phẩm và phải hoàn thành ngay tại lớp. Từ đó giúp học sinh tự tin,
làm việc với tinh thần trách nhiệm, dần dần hình thành thói quen lao động và tư
duy sáng tạo.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải lấy thực hành làm trọng tâm,
xây dựng phong cách công nghiệp cho học sinh, làm việc ngăn nắp, trật tự, có ý
thức tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu và biết tự đánh giá sản phẩm của mình.
5
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
- Học sinh nhỏ nhưng đã phải sử dụng một số dụng cụ nhọn, sắc như bút chì,

kéo, vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần nhắc nhở học sinh biết giữ an
toàn lao động và bảo toàn dụng cụ.
5. Những PPDH tích cực được vận dụng trong bộ môn Nghệ thuật (phần
Thủ công)
Định hướng cơ bản cùa việc đổi mới PPDH Thủ công là phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các giờ học trên cơ sở kết hợp sử
dụng các PPDH phù hợp với đặc trưng của môn học, mục tiêu, nội dung từng
hoạt động trong giờ học và khả năng nhận thức của học sinh.
Đặc trưng cơ bản của giờ học Thủ công là hoạt động thực hành, nó giữ vị trí
trung tâm và chiếm đa số thời gian của bài học. Thông qua hoạt động thực hành,
học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm thủ công và hình thành ý
thức, thói quen lao động. Do vậy, PPDH thường xuyên được sử dụng trong các
giờ học Thủ công là PPDH thực hành kỹ thuật, PPDH trực quan và PPDH dùng
ngôn ngữ.

a/ Nhóm PPDH thực hành kỹ thuật
Dạy học thực hành kỹ thuật là PPDH do giáo viên tổ chức nhằm giúp học sinh
hiểu rõ và vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kỹ
năng và thực hiện các chức năng giáo dục khác.
* Mục đích:
- Cung cấp, hoàn thiện và vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành.
- Rèn luyện và hình thành các kỹ năng thực hành cần thiết theo mục tiêu
bài học, môn học.
- Hình thành thói quen lao động và giáo dục lao động cho học sinh như thói
quen làm việc theo quy trình, biết quý trọng và tự hào đối với sản phẩm lao
động mình làm ra, có ý thức giữ gìn vệ sinh, an toàn trong lao động
Nhóm PPDH thực hành kỹ thuật gồm 2 PPDH là phương pháp làm mẫu và
phương pháp huấn luyện - luyện tập.
* Phương pháp làm mẫu
Phương pháp làm mẫu là sự biểu diễn các thao tác kỹ thuật kết hợp với giải

thích do giáo viên thực hiện nhằm giúp học sinh hiểu rõ trình tự và cách thực
hiện các thao tác kỹ thuật để làm ra sản phẩm.
Phương pháp làm mẫu được sử dụng chủ yếu trong hoạt động giáo viên
hướng dẫn thao tác mẫu nhằm giúp học sinh biết cách thực hiện các thao tác làm
ra sản phẩm. hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này phụ thuộc vào sự
chuẩn bị và cách hướng dẫn của giáo viên.
Vì vậy, khi sử dụng phương pháp làm mẫu, giáo viên cần chú ý thực hiện
những yêu cầu sau:
- Giáo viên phải thực hiện thành thạo và đúng các thao tác kỹ thuật.
- Nêu tên công việc và mục đích công việc trước khi thực hiện thao tác mẫu.
6
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
- Sử dụng vật liệu, dụng cụ và tiến hành các thao tác đúng yêu cầu kỹ thuật,
đúng trình tự.
- Làm mẫu với tốc độ chậm vừa phải để học sinh theo dõi vad tiếp thu được.
Đối với những thao tác khó, giáo viên làm mẫu chậm, kết hợp với giải thích
cách thao tác. Hướng dẫn xong các thao tác mẫu, giáo viên cần làm mẫu lại toàn
bộ quy trình với tốc độ bình thường để học sinh ghi nhớ tiến trình công việc.
- Kết hợp chăt chẽ giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trình
làm ra sản phẩm để huy động được sự làm việc tích cực của học sinh và giúp
học sinh ghi nhớ các thao tác dễ dàng, nhanh chóng hơn.
- Kiểm tra kết quả lĩnh hội các thao tác mẫu của học trước khi hướng dẫn cho
học sinh thực hành. Trong trường hợp nhiều học sinh chưa hiểu các thao tác
hoặc thực hiện thao tác chưa đúng, giáo viên cần hướng dẫn lại nhằm giúp học
sinh hiểu rõ cách làm và làm được.
* Phương pháp huấn luyện - luyện tập
Huấn luyện là PPDH thực hành kỹ thuật trong đó học sinh thực hiện các thao
tác kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, uốn nắn của giáo viên.
Luyện tập là sự lặp đi lặp lại các thao tác, hành động một cách có kế hoạch,
có hệ thống nhằm hình thành, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.

Trong dạy học Thủ công, luyện tập được hiểu như một PPDH, trong đó giáo
viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhiều lần các thao tác kỹ thuật theo trình tự
quy định mà giáo viên đã hướng dẫn nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng theo
mục tiêu, nội dung bài học. Phương pháp huấn luyện và luyện tập luôn đi đôi
với nhau trong hoạt động thực hành của các bài học Thủ công.
Để việc sử dụng phương pháp huấn luyện tập - huấn luyện đạt hiệu quả, giáo
viên cần chú ý thực hiện những yêu cầu sau:
- Làm cho học hiểu rõ trình tự các bước và cách thực hiện từng thao tác.
- Xác định và đưa ra được những tiêu chí cần đạt của bài học nhằm giúp học
sinh biết yêu cầu, mục tiêu và sản phẩm của luyện tập.
- Bố trí chỗ ngồi đảm bảo đủ ánh sáng và thuận tiện cho việc thực hiện các
thao tác của học sinh.
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh. Nhắc học
sinh thực hiện những quy định khi sử dụng vật liệu, dụng cụ thực hành trước khi
tổ chức thực hành nhằm đảm bảo tất cả học sinh đều phải tham gia vào quá trình
luyện tập và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đúng kỹ thuật, an toàn.
- Chú ý quan sát hoạt động thực hành của học sinh để nhanh chóng phát hiện
những khó khăn, sai sót, những thao tác cần uốn nắn, những học sinh cần được
hướng dẫn thêm hoặc giúp đỡ. Nếu thấy nhiều học sinh chưa biết cách làm hoặc
cùng mắc một sai sót, giáo viên có thể tạm dừng thực hành để hướng dẫn lại.
- Nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh và an toàn lao động trong suốt quá trình
thực hành.
- Tổ chức chi học sinh trưng bày sản phẩm và tham gia đánh giá kết qua học
tập nhằm tạo không khí thi đua, học tập lẫn nhau và đem lại niềm vui trong học
tập cho học sinh.
7
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
Phương pháp huấn luyện và luyện tập có thể thực hiện dưới hai hình thức: cá
nhân và theo nhóm.
b/ Nhóm phương pháp dạy học trực quan

Phương pháp day học trực quan là PPDH trong đó giáo viên sử dụng các
phương tiện trực quan như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, bảng biểu nhằm giúp
học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng
theo mục tiêu bài học một cách thuận lợi, dễ dàng.
Trong day học Thủ công thường sử dụng các phương tiện trực quan như vật
mẫu, tranh quy trình, vật liệu làm thủ công để thực hiện PPDH trực quan.
Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép có thể sử dụng vật thật, phim video Việc sử
dụng PPDH trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp cho học
sinhhiểu rõ đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc, các chi tiết của vật mẫu và
quy trình làm ra sản phẩm. Sử dụng PPDH trực quan còn gây hứng thú học tập
và làm cho giờ học Thủ công thêm sinh động, hấp dẫn. Phương pháp trực quan
thường được sử dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu
và hướng dẫn thao tác mẫu.
Khi sử dụng PPDH trực quan để dạy học Thủ công cần lưu ý đảm bảo những
yêu cầu sau:
- Phương tiện trực quan phải phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học.
- Kích thước, hình dạng của phương tiện trực quan phải đủ độ lớn, rõ ràng
đảm bảo cho học sinh cả lớp quan sát được.
- Phương tiện trực quan phải phản ánh đúng bản chất kỹ thuật, quy trình thực
hiện và đảm bảo thẩm mỹ, điển hình, dễ sử dụng.
- Tìm vị trí thích hợp để học sinh cả lớp quan sát và quan sát rõ khi giới thiệu
vật mẫu hoặc treo tranh. Trình bày tranh ảnh, vật mẫu hợp lý và theo đúng trình
tự nội dung.
- Khai thác tối đa hiệu quả dạy học của phương tiện trực quan trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ PPDH trực quan với phương pháp vấn đáp và phương pháp giải
thích - minh hoạ.

c/ Nhóm phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ
Phương pháp dùng ngôn ngữ là PPDH trong đó giáo viên dùng ngôn ngữ để
giúp học sinh tiếp thu kiến thức và hình thành thái độ theo mục tiêu đã xác định.

Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ bao gồm các phương pháp như giải thích,
minh hoạ, giảng giải, thuyết trình, đàm thoại (vấn đáp), trình bày nêu vấn đề
Một số điểm giáo viên cần lưu ý khi sử dụng phương pháp dùng ngôn ngữ
trong dạy học Thủ công:
- Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu.
- Ngôn ngữ kỹ thuật được sử dụng trong các tranh quy trình phải rõ ràng,
chính xác, ngắn gọn.
- Diễn đạt thong thả, tình cảm, giải thích rõ ràng, ngắn gọn. Những chỗ khó
phải giảng chậm và kỹ hơn.
8
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
- Khi sử dụng phương pháp đàm thoại, phải lấy kiến thức và khái niệm học
sinh đã biết làm xuất phát điểm. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và tập
trung vào trọng tâm quan sát. Không đặt quá nhiều câu hỏi tản mạn. Khi học
sinh trả lời, chú ý uốn nắn từng câu, từ chưa đúng và biểu dương những học sinh
trả lời đúng để khích lệ các em.
6. Đổi mới cách soạn giảng
Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, PPDH đồi hỏi phải đổi mới về cách soạn
bài giảng của giáo viên. Một nét nổi bật dễ thấy của bài học theo tư tưởng lấy
người học làm trung tâm là hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với
hoạt động của giáo viên về mặt thời lượng cũng như cường độ làm việc. Soạn
bài theo phương pháp tích cực lả những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ
yếu vào các hoạt động của học sinh (quan sát vật mẫu, hoạt động thực hành,
tranh luận vè những vấn đề đặt ra ). Từ đó giáo viên phải suy nghĩ công phu về
những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh. Bài học đổi mới là
bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động
do giáo viên tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của từng học
sinh và tập thể lớp, tăng cường mối liên hệ ngược từ trò đến thầy và mối liên hệ
ngang giữa trò và trò.
7. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá

Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần của chương trình )
cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp
cho học sinh và giáo viên kịp thời nắm được những thông tin ngược để điều
chỉnh hoạt động dạy và học. Khi đánh giá, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn
học sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, còn
giáo viên với vai trò là người trọng tài. Có như vậy thì việc đánh giá mới thực sự
khách quan, chính xác và động viên khích lệ được học sinh lòng say mê học tập,
đồng thời khơi dậy ở các em tinh thần tự giác, tự tin và ý thức trách nhiệm trong
học tập cũng như trong mọi hoạt động sống của bản thân.
Trong chương trình thay sách Thủ công, việc đánh giá kết quả học tập được
đánh giá bằng định tính dựa trên những nhận xét ở hai mức độ Hoàn thành:
Hoàn thành tốt (A+), Hoàn thành (A) và Chưa hoàn thành (B), thay vì cách đánh
giá bằng định lượng (cho điểm) như trước đây. Vì môn Thủ công kết quả học
tập dựa vào năng khiếu của học sinh. Đánh giá bằng nhận xét giúp học sinh tự
tin hơn. Tiêu chí đánh giá:
- Hoàn thành (A):
+ Thực hành đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình.
+ Sản phẩm được hoàn thành tại lớp.
- Hoàn thành tốt (A+):
+ Thực hành đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình.
+ Sản phẩm được hoàn thành tại lớp.
+ Có sáng tạo.
9
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
- Chưa hoàn thành (B):
+ Thực hành không đúng yêu cầu kỹ thuật, không đúng quy trình.
+ Sản phẩm không hoàn thành tai lớp.
8. Đổi mới thiết bị dạy học
Đổi mới mục tiêu, nội dung, PPDH và hình thức tổ chức dạy học yêu cầu phải
đổi mới về thiết bị dạy học. Đối với các bộ môn khoa học ứng dụng nói chung

và môn Thủ công nói riêng thì thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện giúp
học sinh tìm hiểu, thu nhận tri thức mà còn là nguổn kiến thức đối với các em.
Thiết bị dạy học Thủ công rất phong phú (Các vật mẫu: mẫu thực, mẫu quan sát,
mẫu dẫn dắt, mẫu sáng tạo, vật thật; Tranh quy trình; Dụng cụ làm thủ công;
Nguyên vật liệu ) có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thu nhận tri thức và
hình thành kỹ năng kỹ xảo của học sinh. Khi sử dụng, thiết bị dạy học phải
thuận lợi cho học sinh thực hiện các công tác độc lập hoặc theo nhóm và phù
hợp với sự linh hoạt thay đổi hình thức dạy học của bộ môn.
II - Tìm hiểu chương trình và sách giáo viên môn Nghệ thuật
(phần Thủ công), so sánh với chương trình và sách giáo khoa môn
Lao động - Kỹ thuật lớp 1, 2 ,3
1. Tìm hiểu chương trình môn Nghệ thuật (phần Thủ công)
Trong chương trình Tiểu học, môn Nghệ thuật (phần Thủ công) là môn học
thể hiện cao nhất tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề
nghiệp, là cầu nối giữa các môn khoa học tự nhiên và các môn học khác, gần gũi
với cuộc sống hàng ngày của mỗi người cũng như với công việc sản xuất của
mỗi gia đình và của toàn xã hội. Do vậy, môn Nghệ thuật (phần Thủ công) có
nhiệm vụ một mặt góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, chuẩn
bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống trong một xã hội văn minh hiện
đại, mặt khác góp phần hướng nghiệp và tạo tiền đề cho các em có thể chọn
nghành nghề phù hợp sau này. Chính vì vậy mà môn Nghệ thuật (phần Thủ
công) mang tính giáo dục và tính thực tiễn cao, đồng thời cũng mang đậm nét
của sự khác biệt giữa các vùng kinh tế và vùng lãnh thổ của nước nhà.
2. Mục tiêu môn Nghệ thuật (phần Thủ công)

a/ Lớp 1
- Cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết và tối thiểu về thủ công,
bước đầu cho học sinh làm quen với lĩnh vực lao động thủ công.
- Hình thành kỹ năng đơn giản như: xé, gấp, cắt, dán giấy, bìa và có kỹ năng
sử dụng các dụng cụ học tập thông thường như: bút chì, thước, kéo… Từ đó

hình thành sự khéo léo của đôi bàn tay.
10
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
- Bước đầu hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế
hoạch, ngăn nắp, trật tự, khoa học và tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển
năng lực sáng tạo khoa học.
- Giáo dục học sinh yêu lao động, thích lao động, biết quý sản phẩm lao động.
b/ Lớp 2
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về gấp, cắt, dán hình và làm
đồ chơi.
- Phát triển các kỹ năng đơn giản như gấp, cắt, dán giấy vad sử dụng cụ học
tập thông thường như bút chì, thước kẻ, kéo; rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn
tay.
- Hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngăn
nắp, trật tự, an toàn, vệ sinh.
- Giáo dục học sinh yêu thích lao động thủ công và biết quý sản phẩm lao
động.
c/ Lớp 3
- Tiếp tục cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về gấp, cắt, dán
hình và làm đồ chơi. Đồng thời nâng cao kiến thức về thủ công trên cơ sở cung
cấp một số kiến thức về cắt, dán chữ và đan nan bằng giấy, bìa.
- Phát triển các lỹ năng đơn giản về gấp, cắt, dán giấy, đan nan và kỹ năng sử
dụng dụng cụ học tập thông thường như bút chì, thước kẻ, kéo thủ công; rèn
luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi bàn tay và phát triển khả năng sán tạo
cho học sinh.
- Hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngăn
nắp, trật tự, vệ sinh, an toàn. Giáo dục học sinh yêu thích lao động và biết quý
sản phẩm lao động.
3. Những điểm mới của chương trình môn Nghệ thuật (phần Thủ công),
so với chương trình môn LĐ - KT lớp 1, 2, 3

a/ Tên môn học
Từ lớp 1 đến lớp 3 học sinh được học 6 môn là Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên -
Xã hội, Đạo đức, Nghệ thuật và Thể dục. Môn Nghệ thuật bao gồm 3 phân môn
là Âm nhạc, Mỹ thuật và Thủ công (phân môn Thủ công trước đây là môn LĐ -
KT). Toàn bộ các nội dung về Thủ công như xé, dán hình; gấp hình; cắt, dán
hình; phối hợp gấp, cắt, dán hình và các chữ cái; đan nan bằng giấy, bìa và làm
đồ chơi được học ở các lớp 1, 2, 3.
b/ Nội dung chương trình
* Lớp 1:
- Chương trình môn LĐ - KT lớp 1 được thực hiện trong 33 tiết/33 tuần,
gồm 4 chương: Lao động tự phục vụ (2 bài), Gấp giấy (9 bài), Cắt, dán giấy (9
11
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
SO SÁNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LAO ĐỘNG -
KỸ THUẬT LỚP 1, 2, 3 VỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
MÔN NGHỆ THUẬT (PHẦN THỦ CÔNG)
LAO ĐỘNG - KỸ THUẬT 1 (33 t) THỦ CÔNG 1 (35 tiết)
Chương I - LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ
- Sắp xếp chỗ học tập
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
Chương II - GẤP GIẤY
- Những quy định chung của môn học
- Những quy ước về gấp giấy
- Gấp các nếp gấp song song
- Gấp chéo tạo hình vuông
- Gấp ví
- Gấp quạt
- Gấp máy bay
- Gấp mũ ca-lô
Chương III - CẮT, DÁN GIẤY

- Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
Kẻ đường thẳng sông cách đều.
Cắt các nan giấy theo đương kẻ.
- Cắt, dán hình chữ nhật
- Cắt, dán hình vuông
- Cắt, dán hình tam giác
- Cắt dán trang trí bằng các hình vuông, hình
chữ nhật, hình tam giác
- Cắt dán 4 nan giấy màu theo kích thước
mẫu
- Cắt, dán chữ L I T
- Cắt, dán hàng ráo thẳng
- Cắt, dán nhà bằng cách ghép hình
Chương IV - LÀM ĐỒ CHƠI
- Dây xích
- Đồng hồ đeo tay
- Con bướm
- Búp bê bằng khăn mùi xoa
- Chong chóng 2 cánh
Chương I - KỸ THUẬT XÉ, DÁN GIẤY
- Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ
học thủ công
- Xé, dán hình chữ nhật – hình tam giác
- Xé, dán hình vuồn – hình tròn
- Xé, dán hình quả cam
- Xé, dán cây đơn giản
- Xé, dán hình ngôi nhà
- Xé, dán hình con gà con
- Xé, dán hình con mèo
- Xé, dán hình lọ hoa đơn giản

- Kiểm tra chương I – Xé, dán giấy
Chương II - KỸ THUẬT GẤP HÌNH
- Các quy ước cơ bản vế gấp giấy và gấp hình
- Gấp các đoạn thẳng cách đều
- Gấp cái quạt
- Gấp cái ví
- Gấp mũ ca-lô
- Kiểm tra chương II - Kỹ thuật gấp hình
Chương III - KỸ THUẬT CẮT, DÁN
GIẤY
- Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
- Kẻ các đoạn thẳng cách đều
- Cắt, dán hình chữ nhật
- Cắt, dán hình vuông
- Cắt, dán hình tam giác
- Cắt, dán hàng rào đơn giản
- Cắt, dán và trang trí ngôi nhà
- Kiểm tra chương III - Kỹ thuật cắt, dán giấy
12
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
LAO ĐỘNG - KỸ THUẬT 2 (50 t) THỦ CÔNG 2 (35 tiết)
Chương I - GẤP GIẤY
- Bọc sách vở
- Gấp thuyền
- Gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Gấp máy bay đuôi rời
- Gấp con ếch
- Gấp con chim
Chương II - CẮT, DÁN GIẤY
- Cắt, dán chữ VUI VẺ

- Cắt, dán hình vuông, hình chữ nhật, hình
tam giác, hình tròn
- Cắt, dán ô tô, biển báo giao thông
- Cắt, dán tranh ảnh để trang trí
- Trang trí góc học tập
Chương III – LÀM ĐỒ CHƠI
- Làm quạt giấy tròn
- Làm vòng đeo tay
- Làm cái ô
- Làm tên lửa
- Làm đồng hồ quả lắc
- Làm gường, nôi em bé
- Làm bộ bàn ghế
Chương IV - LẮP GHÉP MÔ HÌNH KỸ
THUẬT
- Giới thiệu các chi tiết và lắp ghép cơ bản
- Lắp thang
- Lắp chắn đường
- Lắp đu
Chương I - KỸ THUẬT GẤP HÌNH
- Gấp tên lửa
- Gấp máy bay phản lực
- Gấp máy bay đuôi rời
- Gấp thuyền phẳng đáy không mui
- Gấp thuyền phẳng đáy có mui
- Kiểm tra chương I - Kỹ thuật gấp hình
Chương II - PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN
HÌNH
- Gấp, cắt, dán hình tròn
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi

thuận chiều và biiển báo cấm xe đi ngược
chiều
- Gấp, cắt. dán biển báo giao thông chỉ chiều
xe đi
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe
- Gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng
- Gấp, cắt, dán phong bì
- Kiểm tra chương II - Phối hợp gấp, cắt, dán
hình
Chương III – LÀM ĐỒ CHƠI
- Làm giây xúc xích trang trí
- Làm đồng hồ đeo tay
- Làm vòng đeo tay
- Làm con bướm
- Làm đèn lồng
- Kiểm tra cuối năm

13
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
LAO ĐỘNG - KỸ THUẬT 3 (50 t) THỦ CÔNG 3 (35 tiết)
Chương I - CẮT, DÁN, ĐAN GIẤY BÌA
- Giấy, bià và dụng cụ thủ công
- Cắt, dán sao năm cánh
- Cắt. dán hoa năm cánh
- Cắt, dán hình tròn
- Cắt. dán bông hoa bằng hình tròn
- Cắt, dán cái liễn
- Cắt, dán con bướm
- Cắt, dán hình con thỏ
- Đan nong mốt bằng bìa

- Đan nong đôi bằng bìa
Chương II – LÀM ĐỒ CHƠI
- Làm đèn lồng
- Làm cá thần tiên
- Làm búp bê
- Làm con thỏ bằng vỏ trứng
- Làm con gà trống
- Làm gà con bằng len
- Làm đu quay
- Đan làn bằng bìa
Chương III - LẮP GHÉP MÔ HÌNH KỸ
THUẬT
- Làm quen với bộ lắp ghép hình
- Lắp xe kéo hàng
- Lắp xe đẩy hàng
- Lắp ô tô tải
- Lắp xe goòng
Chương I - PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN
HÌNH
- Bọc vở, sách
- Gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Gấp con ếch
- Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ
sao vàng
- Gấp, cắt, dán bông hoa
- Kiểm tra chương I - Phối hợp gáp, cắt, dán
hình
Chương II - CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN
GIẢN
- Cắt, dán chữ I, T

- Cắt, dán chữ H, U
- Cắt, dán chữ V, A
- Cắt, dán chữ E, D
- Cắt, dán chữ VUI VẺ
- Kiếm tra chương II - Cắt, dán chữ cái đơn
giản
Chương III – ĐAN NAN
- Đan nong mốt
- Đan nong đôi
- Đan hoa chữ thập đơn
Chương IV – LÀM ĐỒ CHƠI
- Làm lọ hoa gắn tường
- Làm đồng hồ để bàn
- Làm quạt giấy tròn
- Kiểm tra cuối năm
14
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
bài), Làm đố chơi (5 bài).
Sách LĐ - KT 1 giúp các em biết sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ chỗ học
tập và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo.
Trước khi làm một sản phẩm các em xem hình vẽ, quan sát vật mẫu, các chi
tiết, thao tác của giáo viên để sản phẩm các em làm ra đúng mẫu, đúng thời gian
và đẹp.
Học tập dưới hình thức vừa học vừa chơi này thật hấp dẫn và thú vị.
Các em không những chỉ biết cách gấp giấy thành các đồ dùng, các con vật
mà còn biết cắt, dán các hình để trang trí hay làm một số đồ chơi xinh đẹp, đáng
yêu.
- Chương trình phân môn Thủ công lớp 1 được thực hiện trong 35 tiết/35
tuần, gồm 3 chương: Kỹ thuật xé, dán giấy (10 bài), Kỹ thuật gấp hình (6 bài),
Kỹ thuật cắt, dán giấy (8 bài).

Học sinh biết cách làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy. Biết cách xé, dán giấy
thành các hình cơ bản: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn, một
số con vật, đồ vật. Rèn luyện cho học sinh khả năng tưởng tượng, sáng tạo, tính
thẫm mỹ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh
sạch sẽ, ngăn nắp và ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
Học sinh biết các quy ước cơ bản về gấp giấy và cách gấp hình. Gấp được cái
quạt, cái ví, mũ ca-lô.
Biết sử dụng bút chì, thước, kéo. Biết cách kẻ và cắt được đường thẳng. Kẻ,
cắt được hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, các nan giấy làm hàng rào,
dán tự do để trang trí.
- Những điểm mới của chương trình Thủ công lớp 1:
Điểm mới nhất của chương trình Thủ công lớp 1 là đưa nội dung kỹ thuật xé,
dán giấy vào chương 1 với lý do: ngay từ lớp mẫu giáo lớn, học sinh đã được
học xé, dán một số hình như cá vàng, con bướm, bông hoa… Việc đưa nội dung
xé, dán giấy vào chương trình Thủ công lớp 1 nhằm nối tiếp các nội dung học
của bậc mẫu giáo với tiểu học. Trên cơ sở đó giúp học sinh tiếp tục phát triển
được khả năng xé, dán giấy, sự khéo léo của đôi tay và tính sáng tạo nghệ thuật
đã được hình thành ở lớp mẫu giáo. Sự khác nhau cơ bản giữa nội dung xé, dán
giấy ở lớp mẫu giáo và lớp 1 tiểu học là ở lớp mẫu giáo, học sinh học xé, dán
giấy theo hình mẫu. Còn ở lớp 1, học sinh học xé, dán giấy một cách cơ bản
mang tính công nghệ: học xé, dán theo quy trình công nghệ (đánh dấu - vẽ - xé
theo đường dấu - dán) và học xé hình cơ bản trước (hình chữ nhật, hình tam
giác, hình vuông, hình tròn), sau đó mới vận dụng cách xé, dán các hình cơ bản
để xé, dán hình cây đơn giản, hoa, lá, quả, con vật, ngôi nhà. Với cách sắp xếp
nội dung học như vậy, học sinh không những có khả năng xé,dán được những
hình mà giáo viên hướng dẫn trên lớp mà còn có khả năng sáng tạo được nhiều
hình khác từ những hình đã học.
Bên cạnh đó, nội dung chương trình Thủ công lớp 1 còn có một số điểm mới
nữa, đó là: những nội dung chồng chéo với môn học khác hoặc không cần thiết,
những nội dung khó so với khả văng của học sinh lớp 1 (như lao động tự phục

15
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
vụ, trang trí các hình cơ bản, cắt dán chữ, làm đồ chơi) không đưa vào chương
trình. Do đó, nội dung chương trình Thủ công được tinh giản nhiều, thời gian
dành cho thực hành của mỗi bài được tăng lên. Học sinh có điều kiện để rèn
luyện kỹ năng và hoàn thành sản phẩm thực hành ngay tại lớp học.
Trong các chương, chương Kỹ thuật xé, dán giấy được coi là khó hơn cả vì:
+ Học sinh bắt đầu được làm quen với lao đông thủ công và được thực hiện
theo quy trình kỹ thuật.
+ Học sinh chưa biết viết chữ (mới đang học vần) nên chủ yếu phải quan
sát, phải nhớ để làm.
+ Mọi hoạt động làm ra sản phẩm đều phụ thuộc vào sự khéo léo của đôi
bàn tay, nhất là sự điều khiển của các đầu ngón tay để xé giấy.
Trong từng chương cũng có những bài được coi là khó như bài xé, dán hình
vuông, hình tròn, xé, dán con gà con mèo con (chương 1), gấp các nếp gấp cách
đều (chương 2), cắt, dán hàng rào đơn giản (chương 3).
* Lớp 2:
- Chương trình môn LĐ - KT lớp 2 được thực hiện trong 50 tiết/33 tuần, gồm
4 chương: Gấp giấy (6 bài), Cắt, dán giấy (5 bài), Làm đồ chơi (7 bài), Lắp ghép
mô hình kỹ thuật (4 bài).
Chương Gấp giấy tập trung vào chủ đề là gấp hình. Yêu cầu cơ bàn về kiến
thức và kỹ năng của chương này là học sinh biết cách gấp và gấp được thuyền,
tàu thuỷ hai ống khói, máy bay đuôi rời, con ếch, con chim.
Chương Cắt, dán giấy tập trung vào chủ đề là phối hợp cắt và dán. Yêu cầu cơ
bản về kiến thức và kỹ năng của chương này là học sinh biết cắt, dán chữ VUI
VẺ, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, ô tô, biển báo giao
thông, tranh ảnh để trang trí, và trang trí góc học tập.
Chương Làm đồ chơi tập trung vào chủ đề làm các đồ chơi thông thường hàng
ngày trên cơ sở các kỹ năng đã học. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của
chương này là học sinh biết cách làm được các loại đồ chơi như quạt giấy tròn,

vòng đeo tay, cái ô, tên lửa, đồng hồ quả lắc, gường, nôi em bé, bộ bàn ghế.
Chương Lắp ghép mô hình kỹ thuật là một nội dung mới. Yêu cầu cơ bản về
kiến thức và kỹ năng của chương này là học sinh biết cách đọc bản vẽ và lắp
ghép được cái thang, chắn đường, cái đu.
- Chương trình phân môn Thủ công lớp 2 được thực hiện trong 35 tiết/35
tuần, gồm 3 chương: Kỹ thuật gấp hình (6 bài), Phối hợp gấp, cắt, dán hình (7
bài), Làm đồ chơi (6 bài).
Học sinh biết cách gấp và gấp được tên lửa, mày bay phản lực, máy bay đuôi
rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui. Rèn luyện đôi tay
khéo léo và khả năng vận dụng các quy ước, ký hiệu gấp hình cơ bản để gấp các
hình khác nhau. Hình thành thói quen lao động theo quy trình, cẩn thận, khoa
học, sáng tạo, có thói quen giữ gìn vệ sinh và yêu thích gấp hình.
Học sinh biết cách gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông đơn giản,
phong bì; cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. Gấp, cắt, dán được hình tròn, các
biển báo giao thông (biển chỉ lối đi thuận chiều, cấm xe đi ngược chiều, cấm đỗ
16
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
xe); cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng; gấp, cắt, dán được phong bì. Giáo
dục học sinh thói quen làm việc ngăn nắp, trật tự, khoa học, vệ sinh, an toàn.
Học sinh làm các sản phẩm phối hợp gấp, cắt, dán hình.
Học sinh biết cách làm và làm được một số đồ chơi bằng vật liệu dễ kiếm:
dây xúc xích trang trí, đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay, con bướm, đèn lồng. rèn
luyện đôi tay khéo léo và thói quen làm việc theo quy trình, có kế hoạch. Học
sinh thích làm đồ chơi, biết sáng tạo và yêu quý sản phẩm lao động, có thói quen
giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động.
- Những điểm mới của chương trình Thủ công lớp 2:
Trong thay sách ở Tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 3 chỉ có 3 môn có sách giáo
khoa và sách giáo viên là môn Toán, môn Tiếng Việt và môn Tự nhiên – Xã hội,
còn các môn học khác chỉ có sách giáo viên, không có sách giáo khoa. Phân
môn Thủ công có cấu trúc sách như sau:

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về dạy Thủ công 2
Phần này giới thiệu mục tiêu, nội dung chương trình, PPDH, các hoạt động
trên lớp, đánh giá kết quả học tập, sách và trình độ chuần cùa Thủ công 2.
Phần 2: Hướng dẫn cụ thể
Nội dung phần này đi sâu hướng dẫn cách thực hiệ từng bài. Chương trình
Thủ công 2 được chia làm 3 chương, mỗi chương lại được cấu trúc như sau:
I. Mục tiêu của chương
II. Nội dung: Nêu tên các bài học trong chương và thời gian dành cho mỗi bài
học
III. Những điềm cần lưu ý về phương pháp
IV. Hướng dẫn cụ thể từng bài
Đây là phần trọng tâm của sách. Do không có sách giáo khoa nên nội dung
của từng bài không chỉ hướng dẫn giảng dạy mà còn bao hàm cả nội dung của
sách giáo khoa. Trong mỗi bài đều xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ cần đạt được; đồ dùng dạy học cần chuẩn bị để tiến hành giờ học và cách
tiến hành các hoạt động dạy - học chủ yếu để đạt mục tiêu giờ học.
Trong sách giáo viên quy định những nội dung cơ bản của bài học, tiết học và
những gợi ý về chuẩn bị TBDH, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Khi
sử dụng sách, giáo viên bắt buộc phải thực hiện đủ các nội dung cơ bản của bài.
Còn về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên có thể vận dụng sáng
tạo tuỳ theo khả năng của bản thân và đièu kiện thực hiện.
Các hình vẽ minh hoạ các bước làm ra sản phẩm trình bày trong sách là
những hình chuần và cũng là nội dung cơ bản của bài. Giáo viên cần dựa vào
các hình vẽ đó để chuẩn bị TBDH.
Trình tự các bước lên lớp trình bày trong sách đã được phân chia hợp lý, giáo
viên không tuỳ tiện sửa đổi trình tự đó.
Trong giờ Thủ công, giáo viên có thể dùng vật liệu khác thay thế vật liệu quy
định trong sách sao cho đảm bảo mục tiêu giờ học. Bên cạnh đó, tuỳ theo khả
năng và điều kiện từng trường, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau trong giờ học để làm cho bài học sinh động, hấp dẫn.

17
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
* Lớp 3:
- Chương trình môn LĐ - KT lớp 3 được thực hiện trong 50 tiết/33 tuần, gồm
3 chương: Cắ, dán, đan nan giấy (10 bài), Làm đồ chơi (8 bài), Lắp ghép mô
hình kỹ thuật (5 bài).
Chương Cắt, dán, đan giấy bìa với nội dung chính là cắt, dán và đan. Sau khi
học xong chương này học sinh biết cách cắt và dán ngôi sao năm cánh, hoa năm
cánh, hình tròn, bông hoa bằng hình tròn, cái liễn, con bướm, con thỏ. Ngoài ra
học sinh còn biết cách đan nong mốt, nong đôi.
Chương Làm đồ chơi với nội dung chính là làm các đồ chơi thông thường
bằng các vật liệu dễ kiếm. Sau khi học xong chương này học sinh biết cách làm
đèn lồng, cá thần tiên, búp bê, con thỏ bằng vỏ trứng, gà trống, gà con bằng len,
đu quay và đan làn.
Chương Lắp ghép mô hình kỹ thuật với nội dung chính là lắp ghép. Sau khi
học xong chương này học sinh biết cách lắp ghép được xe kéo hàng, xe đẩy
hàng, ô tô tải xe goòng.
- Chương trình phân môn Thủ công lớp 3 được thực hiện trong 35 tiết/35
tuần, gồm 4 chương: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (6 bài), Cắt, dán chữ cái đơn
giản (6 bài), Đan nan (3 bài), Làm đồ chơi (4 bài).
Học sinh biết cách bọc sách, vở; gấp tàu thuỷ hai ống khói, con ếch; phối hợp
gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cở đỏ sao vàng, bông hoa. Hình thành và
phát triển thói quen lao động theo quy trình, có kế hoạch, cẩn thận, sáng tạo, giữ
gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động. Học sinh hứng thú với giờ học và yêu
thích sản phẩm thủ công.
Học sinh biết kẻ, cắt một số chữ cái đơn giản, đúng quy trình kỹ thuật và
hứng thú với cắt, dán chữ.
Biết cách đan nong mốt, nong đôi, hoa chữ thập đơn đúng quy trình kỹ thuật.
Học sinh có thói quen làm việc ngăn nắp, trật, khoa hoc, vệ sinh, an toàn.
Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng về gấp, cắt, dán đã học để làm được

một số đồ chơi đơn giản như lọ hoa, đồng hồ để bàn, quạt giấy tròn bằng vật liệu
dễ kiếm. Rèn luyện đôi tay khéo, khả năng sáng tạo và thói quen lao động theo
quy trình, có kế hoạch. Học sinh thích làm đồ chơi và yêu quý sản phẩm lao
động.
- Những điểm mới của chương trình Thủ công lớp 3:
Nội dung chương trình được tinh giản, tập trung vào hai nội dung cơ bản là
gấp hình và căt, dán giấy. Nội dung về đan và làm đồ chơi là vận dụng nội dung
gấp, cắt, dán để làm ra sản phẩm và nâng cao kỹ thuật gấp, cắt, dán.
Nội dung chương trình đảm bảo đáp ứng được mục tiêu dạy hoc thủ công trên
cả 3 mặt: Trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục lao động. Trong đó ,
mục tiêu phát triển kỹ năng gấp, cắt, dán, giấy được đặc biệt quan tâm trong nội
dung chương trình.
Yêu cầu về vật liệu thực hành và sản phẩm thực hành đơn giản, phù hợp với
khả năng, điều kiện của học sinh lớp 3 để đảm bảo cho mọi học sinh có thể
chuẩn bị được vật liệu thực hành và hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
18
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
Nội dung của từng bài trong chương trình Thủ công lớp 3 nhìn chung phù hợp
với khả năng tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng của mọ đối tượng học sinh.
Trong chương trình có nội dung đan nan là tương đối mới và khó (mới với
học sinh chứ không phải mới so với chương trình cũ vì trước đay, đan nan bằng
giấy, bìa đae được dưa vào chương trình LĐ - KT lớp 3 với các nội dung: đan
nong mốt, đan nong đôi và đan làn bằng bìa). Nội dung đan nan được cấu trúc
thành một chương, bao gồm 3 bài: đan nong mốt, đan nong đôi và đan hoa chữ
thập đơn nhằm mở rộng và phát triền kỹ năng tạo hình bằng giấy, bìa, rèn luyện
đôi tay khéo léo cho học sinh. Đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen với
đan lát - một hoạt động thủ công phổ biến ở nước ta. (Nội dung Đan cái làn bằng
bìa của chương trình LĐ - KT lớp 3 cũ không được đưa vào chương trình Thủ
công lớp 3 mới vì quá khó đối với học sinh lớp 3). Để cho giáo viên và học sinh
thực hiện các bài về đan nan bằng giấy, bìa thuận lợi, đạt kết quả, nội dung của

bài học đã được biên soạn lại cho dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
- Chương trình Thủ công lớp 3 có thêm phần Hướng dẫn dạy học ở các
vùng miền khó khăn, cần chú ý một số điểm sau:
+ Nhất thiết phải có đủ sách giáo viên môn Nghệ thuật, phần Thủ công cho
giáp viên.
+ TBDH tối thiểu để dạy Thủ công là tranh minh hoạ quy trình kỹ thuật
làm ra sản phẩm và các vật mẫu. Nếu không có tranh in sẵn, giáo viên cần chủ
động vrx nội dung quy trình ra khổ giấy A
0
để phục vụ giảng dạy, giúp học sing
quan sát, nhận biết và vận dụng cách làm ra sản phẩm.
+ Vật liệu học phân môn Thủ công là giấy thủ công, tuy vậy giáo viên cần
hướng dẫn học sinh tận dụng các vật liệu dễ kiếm như các loại giấy báo, tạp chí
cũ, giấy đã làm nháp, giấy kẻ ô ly, giấy không có dòng kẻ… để học chương
“Gấp, cắt, dán hình”. Giáo viên có thể tự làm hồ dán cho cả lớp dùng chung…
Khi học chương “Đan nan” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng giấy
bìa vở cũ (có màu), hay lá dừa, lá dứa, lá cọ, lạt tre nứa giang, sợi nhựa… làm
vật liệu để thực hành đan nong môt, nong đôi… Hoặc khi học chương “Làm đồ
chơi” có thể tận dụng các vò hộp giấy, vỏ bao thuốc lá, bìa sách báo màu, giấy
bìa lịch cũ… để thực hành.
+ Thời lương mỗi bài Thủ công được bố trí trong 2 tiết. Đối với học sinh ở
vùng miền khó khăn, thao tác còn chậm, có thể cho các em tiếp tục thực hành
Khi học buổi thư 2 trong ngày hoặc tổ chức các hoạt động ngoài giờ đfể các em
hoàn thành sản phẩm, đảm bảo yêu cầu kiến thức kỹ năng cần đạt.
+ Đánh giá sản phẩm học sinh trên nguyên tắc động viên là chính, cố gắng
tạo niềm tin, sự hào hứng và niềm vui học tập cho học sinh.

c/ Kết quả điều tra
- Điều tra 72 giáo viên của 12 trường thuộc 3 huyện, thành phố (huyện Sơn
tịnh, Tư nghĩa và thành phố Quảng ngãi), mỗi huyện chọn 4 trường, mỗi trường

chọn 6 giáo viên (2 giáo viên dạy khối lớp 1; 2 giáo viên dạy khối lớp 2; 2 giáo
viên dạy khối lớp 3) thì phần đông giáo viên (59 giáo viên, chiếm tỷ lệ 81,94%)
19
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
khẳng định chương trình Thủ công thay sách vừa với sức tiếp thu của học sinh.
Chỉ có 13 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18,05%) cho rằng chương trình hơi nặng. Đồng
thời, khi nhận xét về tỷ lệ cấu trúc giữa bài học lý thuyết và bài học thực hành
nhiều giáo viên (58 giáo viên, chiếm tỷ lệ 80,55%) thống nhất với cấu trúc hợp
lý của chương trình Thủ công 1, 2, 3. Chỉ có 10 giáo viên (chiếm tỷ lệ 13,89 %)
đề nghị tăng bài học lý thuyết, giảm bài học thực hành; 3 giáo viên (chiếm tỷ lệ
4,16%) đề nghị tăng bài học thực hành, giảm bài học lý thuyết; 1 giáo viên
(chiếm tỷ lệ 1,39%) cho rằng cấu trúc chương trình chưa hợp lý.
- Sách giáo viên phần Thủ công lớp 1, 2, 3 cấu trúc hợp lý, dễ sử dụng. Kênh
hình và kênh chữ rõ ràng. Kênh hình trong sách giáo viên nên cố màu để đảm
bảo tính hấp dẫn, trực quan, dễ nhận biết các quy trình kỹ thuật. Cần có sách
giáo khoa cho học sinh để các em thuận lợi trong khâu tực hành, nhất là khi cần
tái hiện lại quy trình kỹ thuật.
- Trong phần Hướng dẫn dạy học ở các vùng miền khó khăn có nội dung:
Vùng xa học sinh thực hành yếu nên nhiều bài thực hành học sinh không hoàn
thanh sản phẩm tại lớp. Để khắc phục điều đó Bộ Giáo dục Đào tạo gợi ý (đã
trao đổi trong đợt tập huấn thay sách Thủ công lớp 3):
+ Cho học sinh thực hành vào buổi học thứ 2 trong ngày. Điều này không
khả thi vì hiện nay nhiều trường chưa học ngày 2 buổi.
+ Cho học sinh thực hành ngoài giờ. Điều này cũng không khả thi vì khi
học sinh thực hành, giáo viên phải đến để hướng dẫn và đánh giá. Như vậy, phải
tính giờ chuẩn cho giáo viên và lấy quỹ thời gian ở đâu.
+ Cho học sinh mang về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm thực hành. Điều
này vi phạm mục tiêu của môn Thủ công là sản phẩm thực hành phẩi được hoàn
thừah tại lớp.
Chỉ còn khả năng là giảm tải cho các vùng miền khó khăn.

- Ở lớp 1, 2, 3 môn Nghệ thuật gồm 3 phần: Âm nhạc, Mỹ thuật và Thủ công.
Phần Thủ công trước đây là môn LĐ - KT. Quan điểm của Bộ Giáo dục - Đào
tạo một trong những tiêu chí của thay sách là giảm tải, trong đó có giảm số
lượng môn học, và ghép như vậy là để giảm số môn (lớp 1, 2, 3 thay sách học 6
môn; lớp 4, 5 học 9 môn). Điều này là không hợp lý, vì hiện nay ở các trường
Tiểu học vẫn chia thời khoá biểu 3 phần Âm nhạc, Mỹ thuật và Thủ công như là
3 môn học độc lập, với 3 giáo viên dạy khác nhau và 3 cột đánh giá khác nhau.
III - Thực tế dạy và học thay sách môn Nghệ thuật (phần Thủ
công)
1. Đội ngũ giáo viên đứng lớp
a/ Loại hình giáo viên
Điều tra 3 huyện, thành phố với tổng số 794 giáo viên dạy Thủ công lớp 1, 2,
3; có 788 giáo viên, chiếm tỷ lệ 99,25% đã đạt trình độ chuẩn 12 + 2 trở lên.
Trong đó có 78 giáo viên, chiếm tỷ lệ 9,82% có trình độ Cao đẳng tiểu học; 9
20
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỰC TẾ
DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH MÔN NGHỆ THUẬT (PHẦN THỦ
CÔNG) LỚP 1, 2, 3
- Mục 1, 2 lấy số liệu của giáo viên cả 3 huyện (794 giáo viên)
- Mục 3 - 13 lấy số liệu của 72 giáo viên (24 giáo viên dạy khối lớp 1; 24
giáo viên dạy khối lớp 2; 24 giáo viên dạy khối lớp 3)
TT NỘI DUNG CHÍNH NỘI DUNG CHI TIẾT SỐ
LƯỢNG
TỶ LỆ
(%)
1 Ban đào tạo
9 + 3
12 + 1
12 + 2

CĐTH
ĐHTH
5
1
701
78
9
0,63
0,12
88,29
9,82
1,13
2 Trường đào tạo
THSP
CĐSP
ĐHSP
794
78
9
89,04
9,82
1,13
3 Tình cảm khi dạy bộ môn
Hứng thú
Bình thường
Không có cảm tình
Rất chán
58
14
0

0
80,55
19,45
0,0
0,0
4 Chương trình
Hơi nặng
Vừa sức
Hơi nhẹ
13
59
0
18,05
8,95
0,0
5 Cấu trúc bài học
Lý thuyết - Thực hành
Hợp lý
Tăng lý thuyết, giảm thực hành
Tăng thực hành, giảm lý thuyết
Không hợp lý
58
10
3
1
80,55
13,89
4,16
1,39
6 Chuẩn bị bài trước khi

lên lớp
Có thường xuyên
Có, nhưng không thường xuyên
Ít chuẩn bị kỹ
Chỉ nói theo SGV
66
6
0
0
91,67
8,33
0,0
0,0
7 Thực hiện các bài thực
hành
Hết 100%
Trên 75%
Trên 50%
Trên 25%
Không thực hiện được
59
13
0
0
0
81,94
18,06
0,0
0,0
0,0

8 PPDH được sử dụng
chủ yếu
PP làm mẫu
PP huấn luyện - luyện tập
PP trực quan
PP dùng ngôn ngữ
Hình thức dạy học theo nhóm
46
44
28
16
12
63,84
61,11
38,81
22,22
16,67
9 Phương tiện dạy học
Các vật mẫu
Tranh quy trình
Dụng cụ lả thủ công
Nguyên vật liệu
39
52
42
23
54,17
72,22
58,33
31,94

21
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
10 Liên hệ thực tế
Có thường xuyên
Tuỳ từng bài
Ít khi liên hệ
Không quan tâm
23
48
1
0
31,49
68,05
1,39
0,0
11 Quan tâm của các cấp
quản lý giáo dục
Có quan tâm
Bình thường
Coi nhẹ bộ môn
59
13
0
81,94
18,06
0,0
12 Hứng thú của học sinh
Hứng thú
Bình thường
Không tỏ rõ thái độ

Không thích học
62
8
2
0
86,11
11,11
2,78
0,0
13 Chất lượng học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
36
36
0
50,00
50,00
0,0
22
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
giáo viên, chiếm tỷ lệ 1,13% có trình độ Đại học tiểu học. Tất cả các giáo viên
đều được dự tập huấn thay sách do Sở giáo dục - Đào tạo tổ chức. Đây là những
điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy thay sách bộ môn.

b/ Tình cảm nghề nghiệp
Điều tra 72 giáo viên của 12 trường Tiểu học, cho thấy phần lớn giáo viên đều
hứng thú khi dạy bộ môn (58 giáo viên, chiếm tỷ lệ 80,55%), một số giáo viên
cảm thấy bình thường (14 giáo viên, chiếm tỷ lệ 19,45%).
2. Tình hình thực hiện chương trình và thiết bị dạy học môn Nghệ thuật

(phần Thủ công)
a/ Thực hiện chương trình
Qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với các giáo viên đứng lớp dạy phân
môn Thủ công lớp 1, 2, 3, cùng với Ban giám hiệu của 12 trường Tiểu học thuộc
3 huyện, thành phố của tỉnh Quảng ngãi, chúng tôi nhận thấy:
- Hầu hết giáo viên đứng lớp đã thực hiện đúng trình tự cấu trúc và phân phối
thời gian của chương trình Thủ công 1, 2, 3 mà BGD - ĐT đã ban hành (bao
gồm cả bài học lý thuyết, bài học thực hành, bài ôn tập và bài kiểm tra).
- Đặc thù của phân môn Thủ công là số bài thực hành chiếm một tỷ lệ lớn
(70%) và một số bài có nội dung dài (Thủ công 3) khó đảm bảo thời gian để
hoàn thành tại lớp. Vì vậy, để hoàn thành các bài thực hành, đòi hỏi giáo viên
phải có một sự nổ lực lớn. Đã có 59 giáo viên (chiếm tỷ lệ 81,94%) thực hiện
hết 100% số bài thực hành và 13 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18,06%) thực hiện được
trên 75%.
b/ Thiết bị dạy học
Mặc dù đã được Bộ GD - ĐT đầu tư theo chương trình dự án thay sách,
nhưng nhìn chung TBDH vẫn còn thiếu nhiều so với yêu cầu dạy học bộ môn.
Hàng năm trang thiết bị đều cấp phát không kịp thời và chưa đồng bộ. Điều này
đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của yêu cầu về thay sách, về chất lượng
dạy và học bộ môn, gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi đổi mới PPDH. Để
khắc phục điều này các trường đã động viên giáo viên tận dụng hết các TBDH
đã có và tự làm thêm các TBDH còn thiếu để phục vụ giảng dạy.
3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và kế hoạch bài dạy môn
Nghệ thuật (phần Thủ công)
a/ Đổi mới phương pháp dạy học
Kết quả điều tra bằng Phiếu điều tra và trực tiếp dự giờ giảng của 36 giáo
viên, mỗi trường dự 3 tiết giảng (1 tiết giảng ở khối lớp 1; 1 tiết giảng ở khối lớp
2; 1 tiết giảng ở khối lớp 3) cho thấy:
23
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…

- Phần lớn các giáo viên đã sử dụng hệ thống PPDH phù hợp với đặc thù phân
môn Thủ công và đã phát huy được tính tư duy tích cực độc lập sáng tạo của học
sinh. Có 46 giáo viên (chiếm tỷ lệ 63,89%) thường dùng phương pháp làm mẫu,
44 giáo viên (chiếm tỷ lệ 61,11%) thường dùng phương pháp huấn luyên - luyện
tập, 28 giáo viên (chiếm tỷ lệ 38,81%) thường dùng phương pháp trực quan, 16
giáo viên (chiếm tỷ lệ 22,22%) thường dùng phương pháp dùng ngôn ngữ, 12
giáo viên (chiếm tỷ lệ 16,67 %) thường dùng phương pháp tổ chức dạy học theo
nhóm.
- Trong từng bài giảng, các giáo viên đã chú ý phát huy giá trị dạy học của các
thiết bị: các vật mẫu, tranh quy trình, dụng cụ làm thủ công, nguyên vật liệu.
Loại TBDH mà các giáo viên thường sử dụng nhiều nhất là để dạy học phân
môn Thủ công là tranh quy trình (52 giáo viên, chiếm tỷ lệ 72,22), dụng cụ làm
thủ công (42 giáo viên, chếm tỷ lệ 58,33%), các vật mẫu (39giáo viên, chiếm tỷ
lệ 54,17%), nguyên vật liệu (23 giáo viên, chiếm tỷ lệ 39,94%). Điều này hoàn
toàn phù hợp với đặc thù bộ môn. Nhìn chung các TBDH được giáo viên sử
dụng đã thoát khỏi thói quen minh hoạ cho quá trình truyền thụ tri thức của bài
giảng và chuyển thành nguồn kiến thức sinh động đến với học sinh trong quá
trình xây dựng và nhận biết nội dung bài học.
b/ Đổi mới kế hoạch bài dạy
- Các giáo viên dạy Thủ công đều có trách nhiệm với nghề, với bộ môn.
Trong 72 giáo viên được khảo sát, có 66 giáo viên (chiếm tỷ lệ 91,67%) thường
xuyên chuẩn bị kỹ kế hoạch bài dạy trước khi lên lớp; 6 giáo viên (chiếm tỷ lệ
8,33%) có chuẩn bị nhưng không thường xuyên.
- Tất cả các kế hoạch bài dạy Thủ công 1, 2, 3 của các giáo viên đứng lớp đã
thể hiện rõ sự đổi mới dạy học ở Tiểu học. Trong kế hoạch bài dạy, mục tiêu bài
học được xác định không phải dành cho người dạy (giáo viên) như trước đây mà
vì người học (học sinh). Các hoạt động dự kiến trong kế hoạch đếu hướng về
học sinh. Thời gian của bài dạy chủ yếu là các hoạt động học tập của học sinh.
Hoạt động của giáo viên chỉ là những định hướng, gợi ý, nêu vấn đề… và tổ
chức các hoạt động nhận thức cho học sinh.

4. Thực trạng giờ giảng của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh
a/ Giờ giảng của giáo viên
Kết qủa dự 36 giờ giảng Thủ công 1, 2, 3 (12 tiết Thủ công 1; 12 tiết Thủ
công 2; 12 tiết Thủ công 3) của giáo viên 12 trường Tiểu học cho thấy:
- 100% giờ giảng đều đạt yêu cầu, trong đó có 20 giờ giảng (chiếm tỷ lệ
55,56%) đạt loại khá, 6 giờ giảng (chiếm tỷ lệ 16,67%) đạt loại giỏi.
- Hầu hết các giờ giảng giáo viên đã quán triệt đúng yêu cầu dạy học thay
sách bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công). Trong giờ giảng học sinh đã được suy
nghĩ nhiều, thảo luận nhiều, thực hành nhiều và hoạt động liên tục. Vì vậy giờ
học khá sinh động, học sinh hào hứng tiếp thu kiến thức bài học. Nhìn chung,
24
Đề tài THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH…
các mục tiêu cơ bản của từng bài học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) đã được hoàn
thành.
- Trong giờ giảng, giáo viên thường lúng túng khi thực hiện sự phối giữa
hướng dẫn tranh quy trình và thao tác mẫu, mà đây lại là nội dung cơ bản của
dạy học Thủ công, là cơ sở thành công của giờ giảng. Sự vận dụng phối hợp các
PPDH trong bài giảng của giáo viên chưa được khéo léo và linh hoạt. Tính tích
cực của học sinh chưa được phát huy… Kiến thức thực tế của bài học mặc dù đã
được tất cả các giáo viên quan tâm, nhưng nhìn chung vẫn còn nghèo: 23 giáo
viên (chiếm tỷ lệ 31,94%) thường xuyên có liên hệ bài học với thực tế sản xuất
và đời sống của địa phương, 48 giáo viên (chiếm tỷ lệ 68,05%) tuỳ từng bài, 1
giáo viên (chiếm tỷ lệ 1,39%) ít khi liên hệ. Vì vậy mà thái độ và kỹ năng vận
dụng kiến thức bài học Thủ công vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh
còn hạn chế.
b/ Chất lượng học tập của học sinh
Đa số giáo viên (62 giáo viên, chiếm tỷ lệ 86,11%) dạy thay sách Thủ công 1,
2, 3 cho rằng học sinh rất hứng thú khi học phân môn Thủ công, các sản phẩm
thực hành đều được hoàn thành tại lớp.Vì vậy, chất lượng học tập phân môn Thủ
công 1, 2, 3 của học sinh đạt kết quả khá.

Kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh 3 huyện, thành phố năm học
2005-2006 và HKI năm học 2006-2007 cho thấy: (xem Bảng 1)
- Khối lớp 1: có 240 lớp, với 6968 học sinh.
+ Hoàn thành tốt (A+): 1952 học sinh, chiếm tỷ lệ 28%.
+ Hoàn thành (A): 4984 học sinh, chiếm tỷ lệ 71,54%.
+ Chưa hoàn thanh (B): 32 học sinh, chiếm tỷ lệ 0,46%.
- Khối lớp 2: có 236 lớp, với 6877 học sinh.
+ Hoàn thành tốt (A+): 2083 học sinh, chiếm tỷ lệ 30,29%.
+ Hoàn thành (A): 4761 học sinh, chiếm tỷ lệ 69,24%.
+ Chưa hoàn thanh (B): 30 học sinh, chiếm tỷ lệ 0,47%.
- Khối lớp 3: có 271 lớp, với 8541 học sinh.
+ Hoàn thành tốt (A+): 2630 học sinh, chiếm tỷ lệ 30,83%.
+ Hoàn thành (A): 5868 học sinh, chiếm tỷ lệ 68,73%.
+ Chưa hoàn thanh (B): 38 học sinh, chiếm tỷ lệ 0,44%.
Trong đó xếp loại Hoàn thành tốt (A+) đạt cao nhất là thành phố Quảng ngãi.
Huyện Sơn tịnh không có học sinh xếp loại Chưa hoàn thành (B). (xem Bảng 2)
5. Sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục đến dạy và học môn Nghệ
thuật (phần Thủ công)
Qua Phiếu điều tra và trao đổi tiếp với giáo viên dạy Thủ công lớp 1, 2, 3 cho
thấy Ban giám hiệu của 12 trường Tiểu học và lãnh đạo Phòng giáo dục 3
huyện, thành phố trong tỉnh có quan tâm đến chất lượng dạy và học môn Nghệ
thuật (phần Thủ công) (theo ý kiến của 59 giáo viên, chiếm tỷ lệ 81,94%). Sự
25

×